K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2018

vui vẻ

13 tháng 9 2018

Tết trong kí ức của tôi là những bữa cơm tất niên cả gia đình tôi cùng sum họp lại bên nhau, nhìn lại những gì chúng tôi đã làm được cũng như những thiếu xót trong năm vừa qua và lập ra những mục tiêu cho năm mới đến. Tết trong kí ức của tôi là khoảnh khắc tôi đếm từng giây để đón chờ thời khắc giao thừa, để ngắm nhìn những chùm pháo hoa sặc sỡ trên bầu trời đêm. Tết trong tôi còn là giây phút hai chị em tôi nắm tay đi sát bên nhau để chia sẻ cái lạnh giữa đêm 30 Tết. Tôi đã trải qua 15 cái Tết trong cuộc đời mình với những cung bậc thật khác nhau của cảm xúc, mỗi cái Tết qua đều là một kỉ niệm khó có thể nào quên nhưng dường như Tết vẫn là một khái niệm gì đó khá mơ hồ trong tôi…

Ngày xưa và bây giờ cũng vậy, không một đứa trẻ nào là không háo hức, vui mừng khi ngày Tết đến. Tôi cũng vậy. Tôi còn nhớ như in cái hồi hộp náo nức đợi pháo hoa được bắn lên trên bầu trời khi tôi còn ở cái tuổi lên 3, lên 4. Lớn hơn một chút, khi tôi học tiểu học hay bé hơn nữa tôi cũng không còn nhớ rõ, tôi thích thú được cùng mẹ đi thả cá chép ngày Ông Công Ông Táo, xếp hàng chờ được người lớn mừng tuổi và nói “Con cảm ơn” thật to. Vậy mà cũng đã từng ấy thời gian trôi qua, tôi giờ đã là một thiếu nữ biết cùng mẹ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa đón Tết, chuẩn bị mâm cơm tất niên để cả nhà cùng sum họp. Ngày bé, tôi đơn giản chỉ nghĩ Tết là dịp để vui chơi, ăn uống, để nhận tiền lì xì nhưng bây giờ thì tôi mới hiểu, Tết không đơn thuần như những gì mà tôi vẫn nghĩ. Tết đến là một năm mới nữa lại đến, một mùa xuân nữa lại về, mọi thứ đều bắt đầu lại từ đầu. Bao nhiêu lo toan, muộn phiền đều khép lại khi thời khắc giao mùa đã điểm, chỉ còn lại niềm vui và hi vọng về một năm mới tốt đẹp hơn. Trong lòng mỗi người, ai cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Có thể chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng về bản thân mình, về những gì chúng ta đã làm được nhưng dường như mỗi người đều rộng lượng hơn với chính mình và những người xung quanh vào cái giây phút ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy. Mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Mọi hiểu lầm, hờn ghen hay giận dỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi một năm mới đến. Những nỗi buồn sẽ được tạm gác lại để cùng hòa chung với niềm vui đón tết của cả đất nước. Giữa những kí ức ấm áp, hạnh phúc ấy của ngày Tết, tôi bỗng nhớ về một cái Tết buồn, một cái Tết mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Đó là những ngày sát Tết cách đây 5 năm. Ông ngoại tôi phải nhập viện sau một cơn tai biến nặng. Khi ấy tôi mới là một cô bé học lớp 5, ngây thơ hồn nhiên và không thể hiểu thế nào là một cơn tai biến. Tôi chỉ biết tôi đã nhìn thấy nước mắt mẹ trào ra ngay khi nhận được cuộc điện thoại báo ông tôi đang trong bệnh viện. Tôi nhìn thấy sự lo lắng, buồn đến tuyệt vọng của bà ngoại tôi- một người luôn can đảm và bình tĩnh. Tôi nhìn thấy khuôn mặt ông ngoại tôi, nhợt nhạt đang nằm li bi trên chiếc ga trải giường trắng toát của bệnh viện. Nó làm tôi thấy sợ. Mọi hình ảnh ấy sao quá đỗi xa lạ với tôi. Tôi quen với vẻ ngoài phúc hậu nhưng rất hiền từ của ông tôi hơn. Tôi chẳng thể hiểu căn bệnh mà ông tôi đang phải chiến đấu cùng là gì, tôi chỉ biết có cái gì đó ngột ngạt, đau buồn hiện hữu trên những người thân yêu của tôi suốt những ngày Tết đáng sợ ấy. Chỉ có ba tôi, ba vẫn bình tĩnh đi gặp bác sĩ để tìm ra cách thức điều trị cho bệnh của ông và ba cũng không quên an ủi mọi người. Tôi hỏi ba sao ba không khóc như mẹ thì ba nói “Ngày Tết không được khóc, khóc sẽ khiến ông buồn và bệnh tình ngày càng xấu đi. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện mong ông được khỏe lại, con ạ”. Những ngày sau đó chúng tôi đã cầu nguyện với một tâm trạng khá hơn những ngày trước nhiều và cùng với đó là những tiến triển khả quan về bệnh tình của ông tôi. Sau đó 2 tuần thì ông đã có thể xuất viện. Câu chuyện có thể khó tin nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đã có một phép màu đến với gia đình chúng tôi. Điều kì diệu ấy có lẽ chính là do Tết đem lại, Tết đem đến cho gia đình tôi một cuộc sống mới, một niềm tin mới, một sức mạnh mới để chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách. Và tôi hiểu ra một điều, Tết thực sự là một khởi đầu mới mẻ với mỗi người.

Nhưng Tết không chỉ đơn giản là sự khởi đầu mới, Tết còn mang những nét đẹp về văn hóa truyền thống, về phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới, không nhiều nước có Tết Nguyên Đán như đất nước ta. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng về đến Việt Nam thì nó đã có những nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhắc đến Tết, người ta vẫn thường hay nhớ đến mâm ngũ quả, cây nêu, bánh trưng xanh, hoa đào, câu đối Tết,…tất cả đều mang màu sắc rất Việt. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với năm loại quả khác nhau thường có trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người và số lẻ cũng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Người ta thường bày chuối xanh cong lên ôm lấy quả bưởi mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Ngày tết cũng không thể thiếu những cặp bánh chưng xanh, tượng trưng cho đất trong truyền thuyết của các vua Hùng xưa. Không chỉ trong âm thực, người Việt ta còn có rất nhiều phong tục tục lễ rất riêng, rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam. Ngày đầu năm mới, người lớn thường hay mừng tuổi trẻ con để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến. Có thể giá trị của chúng không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng và ý tốt mong những điều may mắn sẽ đến. Ngoài ra, người Việt còn có những tục lễ như xông đất, hái lộc, mua muối hay xin chữ. Tôi vẫn còn nhớ những đêm giao thừa, tôi ngồi trong nhà và vẫn thường hay nghe thấy tiếng giao của những cô bán muối. Gia đình tôi không bao giờ quên mua một túi muối để cầu may cho năm mới đến. Theo quan niệm của người Việt, muối tượng trưng cho sự mặn mà vì thế mà đầu năm mua thứ ấy thì cả năm sẽ được vui vẻ, may mắn. Người Việt cũng thường hay đi xin chữ ngày đầu năm mới, đặc biệt là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người ta đến xin những chữ mà mình mong muốn, học sinh đi học thì thường mong đỗ đạt, người làm ăn thì cầu chữ “Phát” và không có gì quý hơn “Thọ” với những người cao tuổi. Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi cũng chưa bao giờ thử đi xin chữ đầu năm. Tôi chỉ thường hay xem trên tivi nhưng nhìn những dòng người chen chúc nhau đông vui tấp nập ở Văn Miếu thì tôi hiểu, người Việt ta tin vào những phong tục ấy đến nhường nào. Một nét đặc trưng khác trong Tết của người Việt, đặc biệt là với học sinh sinh viên đó là khai bút ngày mùng một Tết. Năm nào cũng vậy, như đã thành thói quen, việc đầu tiên tôi làm vào sáng mùng một là ngồi vào bàn học và bắt đầu khai bút. Đôi khi đó chỉ là việc giải một bài toán hay viết một bài văn nhưng nó sẽ đem lại may mắn trong con đường học hành suốt cả năm đó. Và ngược lại, nếu không tập trung thì chuyện học hành năm đó sẽ bị chểnh mảng. Những điều đó có thể không thật sự chính xác nhưng nó là phong tục truyền thống và được nhiều người dân Việt tin tưởng. Ẩm thực, phong tục, tất cả đã làm nên những ngày Tết rất đặc biệt, làm nên một nền văn hóa rất Việt Nam.

Nhắc đến Tết là nhắc đến niềm vui, nhắc đến một sự bắt đầu. Tết đem lại cho con người ta những cảm giác mới mẻ, thú vị. Nhưng nói thể không có nghĩa là Tết chỉ có hạnh phúc. Tôi có thể ngồi kể ra rất nhiều những kỉ niệm vui về tết từ thời thơ ấu đến giờ, nhưng cũng không hẳn là không có những nỗi buồn thầm kín, riêng tư mà có lẽ chỉ tôi mới hiểu được. Tết đến là một năm mới nữa lại đến và nó cũng đồng nghĩa với việc những người thân yêu của tôi đã nhiều hơn một tuổi. Những ngày bé tôi còn ngây thơ, hồn nhiên vui cười đón Tết đến nhưng càng lớn hơn, tôi càng nhận thức được rõ hơn bao giờ hết sự tàn nhẫn của thời gian. Thời gian cứ trôi qua nhẹ nhàng mà vô tình mặc cho con người có cố gắng níu giữ. Những đứa trẻ thì luôn mong được lớn thật nhanh để được làm người lớn nhưng thời gian một năm đối với người già thì thật là đáng sợ. Một năm qua đi, ông bà tôi lại già thêm một tuổi, lại yếu đi hơn trước nhiều. Một năm qua đi, tôi đã thấy trên đầu ba mẹ tôi nhiều tóc bạc hơn. Nếu có thể tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi níu giữ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ này, khoảnh khắc mà tôi được sống trong tình yêu thương đùm bọc chở che của cả ông bà và cha mẹ. Tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi không bao giờ phải rời xa những người mà tôi yêu thương. Tôi mong cuộc sống sẽ mãi dừng lại ở giờ phút này để tôi không phải nhìn thấy sự già nua, ốm yếu đang dần một hiện rõ nơi những người ruột thịt thân yêu nhất của tôi. Nhưng tôi biết thời gian không chờ đợi một ai. Nó tàn nhẫn và có thể cướp đi hạnh phúc của tôi bất cứ lúc nào. Tôi ghét Tết cũng vì điều đó. Và vì thế tôi hiểu tôi phải nắm lấy những giây phút này, phải yêu thương ông bà, ba mẹ bằng tất cả trái tim của tôi, phải học hành giỏi giang để khiến mọi người hạnh phúc và có thể mỉm cười về tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn Tết vì nhờ có Tết mà tôi mới biết được những người thân quan trọng với tôi như thế nào và cho tôi cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình với họ. Sinh, lão, bệnh, tử, đời người ai cũng phải trải qua nhưng tôi không nỡ nhìn những người gần gũi, gắn bó với tôi nhất phải chịu những điều ấy. Vì thế tôi luôn trân trọng những ngày tháng này, trân trọng những cái Tết sum vầy đông đủ cả gia đình. Tôi bỗng thấy mình vẫn thật hạnh phúc khi tôi nghĩ đến những người lính ngoài Trường Sa, Hoàng Sa. Họ vẫn đang ngày đêm canh gác vì hòa bình, tự do của dân tộc để chúng ta có những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc như vậy ở đất liền. Họ đã quên đi bản thân mình, hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn họ vì đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc hơn. Và cũng nhờ có họ, mà ngày Tết Việt Nam mới càng thêm đẹp và ý nghĩa hơn.

Tết là một phần kí ức tuổi thơ tôi, đã ngấm vào máu thịt tôi từ lúc nào không hay. Tôi yêu Tết Nguyên Đán, yêu cái Tết cổ truyền của dân tộc tôi. Nó luôn đem đến cho con người những khởi đầu mới, những mới mẻ để con người cùng nhau khám phá. Và quan trọng hơn, Tết mang những giá trị truyền thống, những nét riêng biệt tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

2 tháng 1 2019

Bạn học lớp mấy vậy???Mình thi xong rồi, có khi mình còn nhớ hộ cho bạn vài cái đề!

2 tháng 1 2019

Thôi hok sao đâu bạn cố gắng thi để gặt hái được nhiều thành công và cụ thể là những điểm 9,điểm 10>....>..

HAPPY NEW YEAR

hãy vui vẻ,cố gắng ôn thi nha!!!!

Đề 1:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

CCảm nghĩ. Hay biểu cảm 

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: "Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương...
Đọc tiếp

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: 
"Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, có một chương với nhan đề rất hay: “Tháng hai, tương tư hoa đào”. Có lẽ với hoàn cảnh tôi lúc này thật đúng. Tôi cũng tương tư, nhớ thương hoa đào và cái se se lạnh của mùa xuân Hà Nội. Mặc dù tôi biết, tình yêu thương của miền Nam đang choàng lên vai tôi màu vàng óng của hoa mai…"

0
18 tháng 12 2021

món ăn ngày tết rất ngon

làm cho con người chúng ta vui vẻ hạnh phúc

đồ ăn cò có thể giúp ta có năng lực

Tham khảo!

I. Mở bài

Giới thiệu về mẹ: Gia đình em gồm có bốn người. Mọi người đều vô cùng yêu thương nhau. Đặc biệt, mẹ là người luôn quan tâm và lo lắng cho em. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

- Mẹ em năm nay khoảng bốn mươi lăm tuổi.

- Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

- Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

- Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

- Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

- Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành

- Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

- Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

- Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

- Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

- Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

3. Vai trò người mẹ với em

- Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

- Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

- Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

- Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

III. Kết bài

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

9 tháng 11 2016

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi “dạ” liền và hí hửng đi theo.

Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về.

Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

– Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: “Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành”.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.

Tôi vá mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đi đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không.

Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

– Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà Ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

- Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quậy quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

– Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: “Mời gì không mòi đi mời cà”. Tôi chống chế: “Tại bà thích cà”. Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

– Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cũng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

– Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm củng lạ thường, Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai củng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

– Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế?

Bố hỏi bà:

– Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

– Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! – Bà nói rồi quay sang bà chúng tôi:- “Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy”.

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biết nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên, Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kì.

Những bữa cơm như vậy có lỗ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố, mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

Bạn tham khảo nha!

9 tháng 11 2016

Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”

“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .

Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !

Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !

Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .

Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .

25 tháng 10 2020

 Vào dịp Tết Nguyên Đán năm em học lớp sáu, lần đầu tiên được nhìn thấy cây mai vàng bằng mắt thật, em đã “phải lòng” loài hoa này. Mỗi mùa xuân về, mai vàng nở rộ khiến trong em dâng trào nhiều cảm xúc khó nói thành lời. Vì nhiều lí do mà mai vàng trở thành loài cây mà em yêu thích nhất.

Mai vàng quý nhất là ở hoa của nó. Hoa mai màu vàng rực, sáng tươi gần giống màu của vàng – kim loại quý, nên nó thường lấy làm biểu tượng cho sự sang giàu, sung túc. Hoa mai thường có 5 cánh, cá biệt gia đình nào mà có bông mai vàng 7 cánh thì năm đó sẽ được “đại cát đại quý”. Do đó, mai vàng được liệt vào danh sách “tứ quý” là tùng, cúc, trúc, mai.

Không chỉ sang trọng, vẻ đẹp của cây mai là vẻ đẹp thanh cao. Những cành mai mềm, mảnh dẻ, khẳng khiu, tưởng như khô ráp, thô sơ nhưng lại tạo ra được trăm bông hoa rực vàng. Mai không làm đẹp cho mình như các loài cây bóng mướt quanh năm khác, mai chú trọng tạo nên giá trị sau cùng. Suốt cả năm dài tích lũy, duy nhất vào mùa xuân mai cho hoa đẹp – tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Mai là loài cây mảnh dẻ, thuần khiết, thanh cao. Hoa mai thường nở thành từng chùm, tươi rói, rực rỡ và đặc biệt rất lâu tàn.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn trích trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

Mai vàng là một trong những loài cây đặc trưng của Việt Nam. Mai thường nở hoa vào mùa xuân, đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cùng với hoa đào (ở miền Bắc), mai trở thành loại cây không thể thiếu. Em có thể thấy cả mùa xuân ùa về trên cành mai vàng.

Nhà em có trồng một cây mai vàng. Ba mua nhân dịp Tết năm ngoái. Có cây mai vàng đặt trước sân, cả căn nhà em như sáng hẳn lên. Ba em thường trang trí cho cây mai trở nên bắt mắt hơn. Ba quấn bộ đèn nháy xanh đỏ dọc theo các cành và thân cây. Trên mỗi cành mai, ba lại treo vài ba phong bao lì xì đỏ thắm và các quả đèn lồng, bùa may mắn, thẻ phật… nhỏ nhỏ xinh xinh. Từ xa nhìn, cây mai lấp lánh những ánh vàng ánh đỏ khiến lòng người háo hức. Ai vào nhà chơi cũng khen nhà em có phúc, mua được cây mai đẹp quá. Nếu có đi xa quê lâu ngày, nhìn thấy cây mai vàng ai lại không rưng rưng cảm xúc nhớ về gia đình, về cái Tết cổ truyền đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Mai chính là quê hương, là một phần cuộc sống của em.

Em yêu cây mai vàng còn bởi nó mang trong mình cái khí chất của dân tộc con Lạc cháu Rồng. Ngay như trong đạo Nho, mai vàng tượng trưng cho lòng người quân tử, bậc lãnh đạo. Người quân tử thanh cao và đoan chính như cành mai vàng trước gió đông. Trên các trang phục lộng lẫy thường có hình thêu hoa mai vàng như sự đề cao địa vị và trí tuệ. Mai vàng như bậc tri âm, tri kỷ với những hào kiệt gặp thời loạn lạc vẫn giữ cốt cách. Có khi, người Việt còn quan niệm mai vàng tượng trưng cho vẻ đẹp đài các, đoan trang của người phụ nữ. Do đó, các loại trang sức giá trị thường lấy cảm hứng từ hoa mai vàng mà thiết kế. Con người Việt Nam nói chung luôn coi trọng danh dự hơn là bề ngoài, thà “Chết vinh còn hơn sống nhục”, giản dị nhưng luôn thanh tao. Thơ ca xưa và nay đều nhắc đến mai vàng với biểu tượng cao quý đó. 

Tham khảo nhé.

25 tháng 10 2020

Cảm ơn @cute chanel@