K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính không chỉ là bản lề của khát khao được tự do mà còn là muốn thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Câu cảm thán+ câu nghi vấn: in đậm nghiêng

24 tháng 5 2021

Gợi ý :

1. Nội dung

- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật.

<>Câu phủ định: Ta không thể không ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết tình yêu quê hương của tác giả Tế Hanh.

 



 

TK:

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

.......

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tees Hanh.

 

19 tháng 3 2023

Cho em hỏi câu phủ định ở đâu ạ

28 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng" Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó không chỉ cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác mà còn cho thấy tấm lòng của Bác vĩ đại nhường nào! Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước. 

Câu phủ định: In đậm nghiêng

7 tháng 4 2021

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

27 tháng 12 2021

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.