K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2017

Có 4 câu:

câu 1(2 điểm) là : hãy so sánh cách sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thủy tức

câu 2(3 điểm) là: cơ thể tôm sông được chia làm mấy phần?Đó là những phần nào?Kể tên và nêu chức năng chính các phần phụ của tôm?

câu 3(2 điểm): nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ.Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ , đặc điểm nào phân biệt chúng với nghành chân khớp khác.

câu 4(3 điểm):Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người?Các biện pháp phòng chống bệnh giun kí sinh ở người?

9 tháng 5 2017

tui

15 tháng 1 2017

Chú ý câu: nguyên nhân gây bệnh giun sán

15 tháng 12 2016

mình có đề nè nhưng mỗi trường một khác nha bạn, tùy vào giáo viên bộ môn ra đề

 

15 tháng 12 2016

ko sao

 

26 tháng 12 2016

bạn ơi ko ai có đâu

9 tháng 4 2017

MK CÓ THI NÈ

10 tháng 5 2016

mai mik thi rùi nên mik rất gấp

10 tháng 5 2016

ôn được nhiều chưa

 

14 tháng 12 2021

có nè

 

14 tháng 12 2021

có nè

15 tháng 3 2021

đợi mik chút nhé!

Sinh học chiều mai trường mình mới thi luôn ý,Bạn lên mạng tham khảo 1 số đề nha!!!

                            ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I SINH HỌC 7 – NH: 2021-20221) Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh.2) Vật chủ trung gian nào truyền trùng sốt rét qua con người?3) Để phòng chống bệnh sốt rét ta nên sử dụng các phương án nào?4) Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường nào?5) Ở ngoài tự nhiên trùng kiết lị tồn tại ở dạng nào?6) Loài động vật nguyên sinh...
Đọc tiếp

                            ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I SINH HỌC 7 – NH: 2021-2022

1) Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh.

2) Vật chủ trung gian nào truyền trùng sốt rét qua con người?

3) Để phòng chống bệnh sốt rét ta nên sử dụng các phương án nào?

4) Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường nào?

5) Ở ngoài tự nhiên trùng kiết lị tồn tại ở dạng nào?

6) Loài động vật nguyên sinh nào sống kí sinh?

7) Nêu sự khác nhau giữa trùng roi với thực vật.

8) Động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

9) Động vật nào thuộc ngành Ruột khoang?

10) Trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào?

11) Ở tua miệng thủy tức có chứa tế bào nào và có chức năng gì?

12)  Cành san hô thường dùng để trang trí  là bộ phận nào của cơ thể?

13) Để phòng chống chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ở ngành Ruột khoang ta phải sử dụng phương tiện gì?

14) Nêu đặc điểm khác nhau về đời sống giữa hải quỳ và san hô.

15) Phân biệt được cách sinh sản vô tính mọc chồi của thủy tức với san hô.

16) Trình bày vòng đời của giun đũa.

17) Nêu vai trò của giun đất.

18) Giải thích vì sao trẻ em ở nước ta mắc bệnh giun đũa cao?

19) Cho biết số lần uống thuốc tẩy giun trong một năm?

20) Vì sao khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

21) Nhờ đặc điểm nào của giun đũa  mà khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa không bị phân hủy?

22) Nêu hình thức sinh sản của giun đũa.

23) Nêu cơ quan sinh dục của giun đũa.

1
28 tháng 10 2021

Câu 1:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay rỗi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

Câu 2: Muỗi Anopheles

Câu 3: 

- Diệt muỗi bằng các biện pháp dân gian như đập muỗi, dùng vợt điện, đèn bắt muỗi.

- Mặc quần áo dài tay, mang vớ chân khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng rẫy.

- Ngủ mùng sớm vào lúc 8 giờ tối để tránh giờ hoạt động cao nhất của muỗi Anopheles, tốt nhất ngủ trong màn tẩm hóa chất phòng chống bệnh sốt rét.

Câu 4: Qua đường tiêu hóa.

Câu 5: Bào xác.

Câu 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Câu 7: 

- Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt  và có khả năng di chuyển.

- Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển.

Câu 8: Trùng giày

Câu 9: Thủy tức,sứa,hải quỷ,san hô,sứa ren,sứa rô,sứa tua dài, hải quỳ cộng sinh

Câu 10: Chân giả

Câu 11: Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.

Câu 12: Là khung xương đá vôi của san hô.

Câu 13: 

- Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Câu 14:

- Hải quỳ sống độc lập, không có xương đá vôi.

- San hô sống thành tập đoàn, có khung xương đá vôi.

Câu 15: 

- San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. 

- Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.

Câu 16:

- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra → vào máu đi qua gan → tim → phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 

Câu 17:

- Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. 

- Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Câu 18:

- Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ..

Câu 19: 6 tháng/1 lần.

Câu 20:

- Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Khi trời mưa, đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.

Câu 21: Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Câu 22: Giun đũa sinh sản phân tính.

Câu 23: Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể. Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày).

(Tham khảo)

5 tháng 5 2016

ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.

- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu để bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt để tham gia di chuyển trên cạn.

Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi  giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh  quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau  giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng  làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp  giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng  làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân  phát huy tác dụng của các giác quan (mắt, tai ), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.

Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn

- Đập cánh liên tục

- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.

- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.

.Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.

* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe  đào hang.

- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.

- Các răng đều nhọn.

* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm.

* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi    - Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi

- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.

Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.

* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.

Câu 5 : Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?

Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.

      - Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.

- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.

- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.

- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.

Câu 6: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.

* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...

* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 1 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể

- Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 2 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể

 

Câu 7: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

* Lợi ích của đa dạng sinh học:

- Cung cấp thực phẩmnguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người

- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo

- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc

- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu

* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi

- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư

- Ô nhiễm môi trường

* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi

- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loàiok