K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

có nha và làm luôn cho bạn

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

11 tháng 2 2020

Thankshehe

12 tháng 8 2016

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư  trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

12 tháng 8 2016

bài văn đưa ta đi về với thiên nhiên sông nước trên con sông thu bboonf ở miền trung trung bộ ,kể lại hành trình ngược sông vượt thác gian nan vất vả của con thuyền do dương hương thư chỉ huy ,cuối cùng dẩ chiến thăng được dòng thác dữ

 

22 tháng 1 2018

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.

Kiểu so sánh trong đoạn văn:

  • So sánh ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt
  • So sánh không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
22 tháng 1 2018

Nước từ trên cao phóng xuống như định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng Hương Thư giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng Hương Thư trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Bài thơ kể lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Chúc cậu học tốt nhé

25 tháng 2 2019

Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tơi lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.

3 tháng 3 2020

Tham khảo:

Đề bài: Hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về

Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu: Cây đào vào dịp Tết đến xuân về. Ai mua, vì sao có? Tại sao em tả?

2. Thân bài:

a) Tả bao quát: Câu mở đoạn? Câu bao quát về cây đào? Dáng cây? Miêu tả từ xa: Trông nó giống..., cành cây.

+ Hình ảnh cây đào hiện lên như thế nào?

+ Vị trí của cây đào ở đâu?

b) Miêu tả chi tiết:

+ Hình dáng: Cao (thấp), thế uốn cây.

+ Cành: Chia nhiều hay ít, cành nhỏ...

+ Lá + Hoa: Màu sắc, cánh hoa

+ Nụ: Màu sử dụng phép so sánh và nhân hóa.

- Tả các loài vật ong bướm và hoạt động của chúng ở cây đào đang mùa hoa nở.

- Nhờ cây cành hoa đào ngày Tết, nhà em đẹp hơn?.

3. Kết bài:

- Em thấy nó có ích như thế nào? Em đã làm gì để giúp nó tươi lâu hơn. Cảm tưởng về hình ảnh cây đào vào dịp Tết đến xuân về.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết số 5 lớp 6 đề 2

Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 2

I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve

Ví dụ:

Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chùm phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.

II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve

1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve

- Hoa phượng vĩ màu đỏ

- Cây phượng vĩ cao 3-5m

- Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày

- Tiếng ve kêu rất to

2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve

a. Tả chi tiết cây phượng vĩ

+ Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè

+ Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh

+ Tán lá cây phượng vĩ rất rộng

+ Cành lá phượng vĩ rất nhiều

+ Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau

+ Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất

b. Tả chi tiết tiếng ve

+ Tiếng ve rất to

+ Tiếng ve kêu suốt ngày

+ Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến

c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve

+ Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè

+ Đều gắn với bao thế hệ học trò

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve

Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết số 5 lớp 6 đề 3

Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 3

I/ Mở bài

+ Cảm nhận của em về tác hại của bão lụt.

+ Giới thiệu đối tượng định tả: cơn bão lụt em từng chứng kiến ở quê

II/ Thân bài

+ Khái quát những nét chung về cơn bão: mức độ to hay nhỏ, tính chất nguy hại nhiều hay ít, kéo dài trong bao lâu.

+ Tả cảnh trước cơn bão: bầu trời mấy hôm âm u, xám xịt; mây đen vần vũ đầy trời...

+ Tả cảnh trong cơn bão:

- Gió thổi ào ào, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi

- Mưa ào ạt trút nước xối xả, bầu trời chuyển qua màu trắng đục. Mưa suốt cả một tuần không dứt sấm, sét.

- Nước dâng lên cao, cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ nó gặp và nhấn chìm đồng ruộng, những ngôi nhà thấp,...

- Nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, mùa màng bị nước lũ tàn phá, nhấn chìm.

- Con người: vật lộn chống lại sức mạnh của dòng nước (dầm mưa để đắp đê, chuyển người già và trẻ em đến nơi an toàn, chuyển đồ đạc lên chỗ cao, phát hàng cứu trợ...).

+ Tả cảnh sau cơn lũ:

- Cây cối nhà cửa tiêu điều, tan tác, xác xơ

- Con người đang ra sức khắc phục lại những hậu quả do cơn lũ để lại.

III/ Kết bài

+ Cảm nghĩ của em về cơn bão lũ đó: bàng hoàng, kinh sợ.

+ Thái độ và hành động để hạn chế những cơn bão lũ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết số 5 lớp 6 đề 4

Đề bài: Tả cảnh mùa đông trên quê em

Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 4

I. Mở bài

Xuân qua, hạ tới, thu về rồi sang đông Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn. Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp. Em rất thích mùa đông dù lạnh giá nhưng cũng thật ấm cúng

II. Thân bài

- Tả cảnh vật thiên nhiên mùa đông

+ Gió mùa đông Bắc tràn về khắp không gian

+ Cây bàng khẳng khiu trút toàn bộ lá

+ Lá khô xào xạc dưới chân người qua đường

+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xịt

+ Những cơn mưa lạnh

- Tả Cảnh con người khi đông về

+ Mọi người ai cũng khoác trên mình những chiếc áo khoác để chống lại cơn gió lạnh của mùa

+ Ai ai ra đường cũng bước thật vội, làn tóc bay trong gió lộng

+ Trở về nhà thật nhanh để được sưởi ấm trong bầu không khí ấm áp của gia đình.

III. Kết bài

- Lão già mùa đông không chút ấm áp đến làm vạn vật chìm vào ảm đạm, khiến cho con người ta co ro vì cái rét. Nhưng chỉ khi đông về, rồi xuân mới đến thổi vào vạn vật một sức sống căng tràn.