K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945B. Trong kháng chiến chống thực dân PhápC. Trong kháng chiến chống đế quốc MĩD. Trước năm 19302. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổB. Để gây ấn tượng đối với người đọcC. Để làm nổi bật tình cảnh và...
Đọc tiếp

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

2
11 tháng 2 2022

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

11 tháng 2 2022

Nhiều quá mình làm đỡ một phần :

1. Chọn A

2. Chọn C

3. Chọn D

4. Chọn B

5. Chọn C

6. Chọn B

7. Chọn D

8. Chọn A

9. Chọn D

10. Chọn C

18 tháng 3 2022

B

A

18 tháng 3 2022

Câu 2:B

Câu 3: A

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.
(Theo Nguyễn Quang Ninh)
Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia.

C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.

D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

1
25 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B

4 tháng 4 2020

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhá

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó là sự thôi thúc, niềm bứt rứt của nhân dân ta nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Thế Lữ và Tố Hữu, bằng một số bài thơ, cũng đã góp những tiếng thơ khao khát tự do thật tha thiết. Giữa cảnh đất nước nô lệ. Thế Lữ đã mượn hình ảnh con hổ, vị chúa tể cúa rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nuối tiếc một quá trình huy hoàng của mình trong bài Nhớ rừng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Khối căm hờn đó ngày một lớn dần lên, cùng với nỗi nhớ rừng nhớ những kỉ niệm vàng son mà giờ chỉ còn là trong kí ức thôi:

Nào đâu những đèm vàng bèn bờ suối

Dòng hồi tưởng của các con hổ được thể hiện qua những kỉ niệm huy hoàng, kết hợp với các câu hỏi tu từ làm bài thơ trở nên sâu sắc hơn. Các từ nào đâu, đâu những được Thế Lữ dùng như để chỉ những kỉ niệm đã tuột khỏi tay rồi, không gì lấy lại được. Nỗi nuối tiếc đó càng lớn dần lên, nhớ thời xưa ta là chúa tế sơn lâm, nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương, những tiếng chim ca, tiếng chân bước mạnh mẽ... tất cả, tất cả như va đập trong trí nhớ của con hổ, và kiêu hãnh làm sao khi:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Vậy mà giờ đây, giữa lồng cũi, ta chỉ làm trò mua vui cho thiên hạ. Ôi thời xa xưa!... Nỗi nuối tiếc, niềm khao khát tự do lại được hổ gầm lên ở câu kết:

Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Thời oanh liệt ấy chẳng còn đâu nữa, chỉ còn lại hổ với tiếng gầm thét đòi tự do thật quá mãnh liệt.

Hình ảnh con hổ bị tù đày ở đây phải chăng chính là hình tượng của cả một dân tộc sống trong cảnh tù đày, nô lệ. Tiếng gầm đó chính là niềm khát vọng đã thôi thúc mãnh liệt con người tìm đến tự do, tìm đến chính mình ở một thế giới bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Thế Lữ đã thành công khi chọn lựa hình tượng của một con hổ bị tù đày để nói lên khát vọng rực cháy muốn tìm tự do của cả một lớp người.

Bằng sự cảm nhận sâu sắc của một người tù phải chịu cảnh sống mất tự do, Tố Hữu đã viết trong bài Khi con tu hú:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng gọi vang dội từ bên kia cuộc sống, nhà thơ như cảm nhận được hè về trải dài trên những đồng cỏ, những ruộng lúa, và bầu trời tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ước gì nhà thơ có thể như những con chim kia, có thể tung cánh khắp bốn phương trời. Nhưng mọi sự chỉ đều là cảm nhận mà thôi, bốn bức tường, song sắt nhà tù đã ngăn cách nhà thơ với thế giới bên ngoài. Sự thiếu tự do, uất hận trào dâng:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Hè ôi!, câu thơ như than vãn về một sự việc không thể thực hiện được:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ, khi sống thiếu tự do con người có thể chết uất thôi. Tiếng chim tu hú vẫn cứ kêu. Mở bài và kết bài đều là tiếng chim tu hú gọi hè dậy lên. Nhưng câu mở ra với một không gian tự do, còn câu kết bài lại chính là đầu tiếng gọi của tự do. Con chim vẫn cứ kêu lên, dù chỉ khắc khoải, nhưng nó vẫn cố bám lấy một tia hi vọng tự do.

Nếu như nhà thơ Thế Lữ rất thành công khi mượn hình tượng con hổ thì Tố Hữu cũng gây ấn tượng không nhỏ trong người đọc về hình ảnh con chim sẻ bé nhỏ. Con chim sẻ không to lớn, không đầy sức mạnh như vị chúa sơn lâm nhưng nó cũng cần có tự do. Và nó đã gục chết khi bị nhốt trong lồng. Ngày hôm qua khi chưa bị giam cầm nó hãy còn bay nhảy vậy mà chỉ một ngày giam đã chết rồi. Tác giả đã nói lên những niềm bàn khoăn, day dứt của mình bằng những câu hỏi tu từ sâu sắc, ở khổ thơ đầu là lời băn khoăn, thì ở khổ thơ thứ hai là lời tự chất vấn:

Tôi đã tù, sao bắt nó tù?

Niềm băn khoăn dần chuyển thành lời day dứt của một kẻ tù mà không nhạy cảm với sự tù. Với cái chết của con chim nhỏ đã được giải thích ở khổ thơ sau: nó chết vì thiếu mây gió không được uống ánh trời. Ở trong tù, con chim nhỏ dẫu không phải kiếm ăn, người tù đã nhường cơm cho nó nhưng sao vật chất có thể thay được tự do. Bài thơ với những câu hỏi tu từ láy đi láy lại như nhức nhối, đớn đau vì sợ vỡ nhẽ dần dần cái giá trị vô giác. Bởi vì mất tự do thì cả con vật bé nhỏ cũng không sống nổi, huống hồ là con người. Người ta không chỉ cần tự do cho cuộc sống vật chất mà hơn thế nhiều, tự do cho cuộc sống tinh thần.

Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 này đã xuất hiện nhiều bài thơ nói lên khát vọng tự do đến cháy bỏng của con người Việt Nam. Niềm khát vọng tự do ấy cũng được thể hiện khá thành công trong bài Nhớ rừng và trong thơ Tố Hữu.

11 tháng 3 2022

A

11 tháng 3 2022