K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế,...
Đọc tiếp

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

 

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

 

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

 

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

 

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

 

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

 

 

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

 

"

 

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

 

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

 

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

 

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

 

0
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế,...
Đọc tiếp

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

 

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

 

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

 

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

 

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

 

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

 

 

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

 

"

 

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

 

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

 

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

 

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

 

0
31 tháng 1 2023

Gợi ý cho em:

Phải chăng chú hổ là đại diện cho người dân VN thời đó hay sao?

22 tháng 6 2018

Chọn đáp án: A

12 tháng 3 2020

Hình ảnh người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/ 1945 hoặc đó cũng là hình ảnh của chính tác giả

11 tháng 3 2020

Hình ảnh con hổ ấy thực chất là tác giả hóa thân vào.Thế Lữ (hay đúng hơn là nhân vật trữ tình) đã thực sự hóa thân vào con hổ. Đọc bài thơ, đến lượt độc giả cũng thấy mình bị đồng nhất với hồ, nhập cảm hoàn toàn tâm trạng hỗ đế có thể kêu lên những lời trầm thống, bi thiết. Hẳn nhiên, tiếng kêu đòi tự do, đòi thoát khỏi kiếp sống tầm thường, tù hãm của kẻ đang trải nghiệm thấm thìa nỗi đau bị giam cầm hẳn phải lay động hơn, phải “bật máu” hơn tiếng kêu hộ của một kẻ đồng cảm đứng ngoài.

18 tháng 4 2018

- không hạn định về số câu chữ

- không gò bó về vần nhịp, niêm luật

- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ

- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp

18 tháng 4 2018

Vì:

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Học tốt nhé!

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.