K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên:

   a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ.

   b, Từ "mợ"- cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương.

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương...
Đọc tiếp

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
27 tháng 5 2018

a,

+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)

+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)

+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)

b,

+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)

+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)

c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.(nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy)

d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ: “nên”, “bởi vì”)

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

13 tháng 3 2017

a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

   + "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"

   + " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"

   + "Hay là u thương chúng con đói quá?

   - Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"

  b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.

[…] Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1
25 tháng 12 2019

" Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?" → hành động hỏi.

   " Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" → hành động trình bày.

   " U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?" → mục đích hỏi.

   " Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!" → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.

30 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

18 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D