K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 Có những năm làng mất mùa. Lũ lớn ồng ộc kéo về, dâng ngập mọi con suối. Toàn bộ cánh đồng ngập trong một màu phù sa. Lúa chưa kịp gặt, ngô chưa kịp bẻ, đỗ còn nguyên. Người buồn. Nặng trĩu một nỗi âu lo. Biết lấy gì để ăn qua ngày? Biết lấy gì để làm giống cho mùa sau? Và trong mọi căn bếp, những ngọn khói chỉ quẩn quanh với mái lá vẫn còn sủng nước. Khói cũng biết buồn chăng?

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. […] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.

          Đi xa, mỗi chiều tối, trong cái rét của mùa đông sắp qua, trong cái hơi lạnh buốt của mưa xuân sắp tới, lại nhớ tới góc bếp. Thật ấm với ngọn lửa đỏ. Thật thơm với ngọn khói nhẹ bẫng quẩn trên mái lá…

(Trích Tôi đã trở về trên núi cao, Đỗ Bích Thúy)

 

Câu a. (0.5 điểm) Tìm 2 từ láy trong đoạn trích trên.

Câu b. (0.5 điểm) Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho thấy nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?

Câu c (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng ) nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương trong trái tim mỗi con người.

cần gấp ạ

 

0
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

bài này đc ko góp ý vs Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )BÀI LÀM Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi....
Đọc tiếp

bài này đc ko góp ý vs 

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )
BÀI LÀM 
Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi. Ngày mà tôi cảm nhận được tình thương to lớn của Bác dành cho bộ đội chúng tôi và nhân dân cả nước là cuối năm 1950.
Ngày ấy tôi là một chiến sĩ quân đội, được cử ra chiến trường, cũng lúc ấy Bác Hồ ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Vào một đêm khuya, trời mưa lâm râm vẫn không dứt, kéo theo những cơn gió lạnh buốt thổi vào mái lầu tranh xơ xác. Tôi chợt tỉnh dậy thì thấy Bác Hồ vẫn còn thức. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm có vẻ Bác đang suy nghĩ về việc dân, việc nước. Tôi nhìn Bác thì cảm thấy thương Bác vì chỉ lo cho dân cho nước giờ trông Bác đã già nhiều hơn. Bác nhón chân đi thật nhẹ nhàng, lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Giống như ngừơi mẹ, ngừơi cha chăm sóc cho con cái Bác đã khiến cho tôi hiểu được tình thương bao la rộng lớn ấy. 
Không chỉ đốt lửa là hành động khiến tôi không quên được mà Bác còn đi dém chăn cho chúng tôi. Hành động dém chăn cho chúng tôi mà quên cả giấc ngủ của Bác khiến tôi không khỏi xúc động. Nhìn những gì Bác làm cho chúng tôi cứ tưởng như là mơ, bóng Bác thì cao như vô cùng vô tận. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi lúc đó còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Tôi xúc động xao xuyến, không nén được tình cảm dâng trào ấy, thì thầm tôi hỏi nhỏ Bác:
_ Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Bác quay qua nhìn tôi với giọng ấm áp, triều mến vô cùng:
_ Chú cứ việc ngủ ngon, để mai còn lấy sức đi đánh giặc. 
Vâng lời Bác tôi liền nhắm mắt, nhưng chẳng hiểu sao bụng tôi vẫn còn bồn chồn,nôn nao thấp thỏm vì nghĩ rằng Bác đã cao tuổi rồi, thức khuya như vậy sớm muộn gì thì cũng ốm mất. Chiến dịch thì còn dài, Bác thức khuya cả đêm như thế, thì hôm sau lấy sức đâu mà đi.
Trong đêm khuya vắng lặng ấy, tôi đã ngủ từ khi nào không hay biết. Thời gian trôi nhanh thật, trời thì sắp sáng mất rồi. Tôi liền giật mình thức dậy và ngồi đếm thầm rằng đây là là lần thứ ba mình thức dậy thế mà Bác vẫn còn thức thế kia. Bác ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: 
_Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi! Bác ơi mời bác ngủ. 
Bác vẫn nói nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.Bác ngủ không được ngon vì cảm thấy không an lòng. Trời thì mưa, đã thế đoàn công dân đêm nay còn phải ngủ ngoài rừng, chỉ có mỗi cái manh áo mỏng để phủ làm chăn thì sẽ ướt và lạnh lắm. Bác càng nghĩ thì càng nóng ruột. Chỉ mong trời sáng mau mau. 
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Lòng vui sướng mênh mông vì được ở bên Người, đêm hôm ấy tôi đã thức cùng Bác. 
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng. Bác thật xứng đáng là tấm gương của mỗi chúng ta noi theo. Bác là vị cha già vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã quên đi giấc ngủ đáng quý của mình để hi sinh lo lắng cho tổ quốc. Ngọn lửa hồng năm xưa Bác đã đốt lên cũng như đang thắp sáng tương lai hoà bình cho đất nước ta. 

 

5
20 tháng 7 2016

hayleuleu

20 tháng 7 2016

verry goodleuleu

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay...
Đọc tiếp

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ, cuối thế kỷ 20, là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu.Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ.Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. 

Nhận xét cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.

Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung,bài văn biểu cảm nói riêng.

 

1
6 tháng 10 2016

Nhận xét:Biểu đạt trực tiếp về tình yêu quê hươnh

Nhắc lại các bước:

+ B1:Tìm hiểu đề,tìm ý

+ B2: Lập dàn ý

+ B3: Viết bài hoàn chỉnh

+ B4: Sửa bài

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm...
Đọc tiếp

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.

    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

    Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

    Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

    Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

    Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

3
18 tháng 10 2016

Hay lắm !

18 tháng 10 2016

Còn 1 cái nữa wên nói đó là đừng chấm lỗi chính tả hay lỗi số, mình viết thế cho ngắn. 

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến...
Đọc tiếp

Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>

Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

Đọc xong cmt phần nhận xét của bạn về bài văn. Năn nỉ đó. Cmt rõ ràng chút, chỗ này, chỗ nọ. Chỗ nào cần sửa, chỗ nào OK. Chấm bài giùm cx có tick mà. Cả tick mình và của mấy GV nữa (2 đợt hồi lớp 6 có đăng và họ có tick khi nhận xét giùm)

1
24 tháng 10 2016

+ Mỗi buổi sáng đi học qua con sông ấy, những làn gió nhè nhẹ thổi qua khe tóc tôi, như một cánh tay vỗ vào vai tôi động viên khích lệ tôi khi tới trường.

+ tôi chợt nhận ra nơi hạnh phúc nơi mà tôi và gia đình đã có những bữa cơm vui vẻ nhất, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị ngọt của tình quê, vị hương con sông.

Nếu được chấm bài này tớ chấm cho bạn 8 điểm ( coi như là khích lệ bạn )

 

Đây chỉ là góp ý của mình thôi nha! Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kt này! hihi

24 tháng 10 2016

Để mình sửa, cám ơn nhiều lun