K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Bài 1: . Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:

 Bài 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

a. Sắp mưa!

    Sắp mưa!

    Những con mối

    Bay ra...

b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.                                  

c. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Bài 3: Hãy nêu tác dụng của các câu đặc biệt tìm được ở bài tập 1.

Bài 4:  Xác định thành phần đã được rút gọn trong các câu sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.            

b. - Khi nào thì lớp con đi tham quan?

    - Tuần sau ạ !

c. - Ai tặng cho chị con gấu xinh này thế?

    - Mẹ chị                             

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) tả cảnh thiên nhiên quê em, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu rút gọn. gạch chân các câu đó.

 Bài 6: Viết đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân và cho biết  câu rút gọn thành phần nào?

Giúp mình làm với.Cảm ơn các bạn rất nhiều.

1

Bài 1:

Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

Khác nhau:

  • Câu rút gọn
    • Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi  (Không đi là câu rút gọn)
    • Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
    • Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
    • Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
  • Câu đặc biệt:
    • Ví dụ: Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)
    • là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
    • Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
    • Không thể khôi phục lại được

Bài 2 , 3 ( lm gộp ) :

a, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

Bài 4 :

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

=> Rút gọn chủ ngữ.

b. – Tuần sau ạ!

=> Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

c. – Mẹ chị.

=> Rút gọn vị ngữ.

Xác định các kiểu câu đặc biệt  có trong những ngữ liệu sau và cho biết tác dụng của chúnga. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Râm ranb. Chiều, chiều tối. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào c. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảmd. Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt      Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng      Ôi tổ...
Đọc tiếp

Xác định các kiểu câu đặc biệt  có trong những ngữ liệu sau và cho biết tác dụng của chúng

a. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Râm ran

b. Chiều, chiều tối. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào 

c. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm

d. Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt 

     Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

      Ôi tổ quốc! Nếu cần ta chết: 

      Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông

e.Quen rồi. Mỗi ngày chúng tôi phà bom đén năm lần

f. Đêm. thành phố lên đèn như sao ta

g. Mưa đá! cha mẹ ơi! Mưa đá!

     Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng 

h. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giờ buốt quá!

i. Sài gòn. Mùa xuân 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử

k. Không hiểu vì sao mình lại gắt nữa. Lại một đợt bom 

l. Tnu thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang lên thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn

m. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
3 tháng 2 2018

câu 1  - Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn. 
Ví dụ: 
( Câu có đủ hai bộ phận chính: 
- Bạn đi xem phim không? 
- Mình không đi được. 
Câu rút gọn: 
- Đi xem phim không? 
- Không đi được. ) 
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. 
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. 
Ví dụ: 
- Mưa! Mưa! 
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng. 
( Câu đặc biệt: Lại mưa. ) 
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả,

3 tháng 2 2018

câu 3

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
=> nhấn mạnh sự nhớ nhung về mái trường, về thầy cô ,bạn bè

27 tháng 3 2021

tham khảo

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng loại cây mà em cảm thấy yêu thích nhất chính là cây bàng. Cây bàng được trồng ở sân trường em cũng được một thời gian rất dài, bàng vẫn ở đó lặng lẽ đón và tiễn biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi. Thân bàng to lớn, phải bằng ba vòng tay của bọn học sinh chúng em. Mỗi mùa bàng lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa hè, bàng cho chúng em bóng mát và nơi vui chơi. Cứ vào giờ ra chơi là bao nhiêu trò chơi của chúng em diễn ra dưới gốc bàng. Chúng em nhảy dây. đá cầu ,chơi ô ăn quan ,đọc truyện . Rồi mùa thu. Lá bàng bắt đầu ngả màu xanh tươi sang màu vàng. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua thì từng chiếc lá rụng rồi rơi êm trên mặt đất. Vào mùa đông, cây bàng trơ trụi lá, từng cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc. Nhưng em biết, cây bàng đang ấp ủ dòng nhựa sống để nuôi những mầm non sẵn sàng mọc lên khi xuân tới. Và rồi mùa xuân ấm áp cũng đến. Bàng căng tràn sức sống mọc lên những mầm non xanh mơn mởn. Quanh năm, tuổi học trò của chúng em gắn liền với cây bàng. Chúng em ăn quả bàng ngọt bùi, chúng em lấy lá bàng quạt mát và xếp thành đồ chơi. Tóm lại, cây bàng là cây gắn liền với bao thế hệ học sinh và em rất yêu cây bàng trường em.

 
1 tháng 10 2017

Đáp án

Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.

Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn 

- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn

Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. 

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…

- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…

- Ý nghĩa của loài cây đó

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và môi trường. 

8 tháng 2 2021

https://vnkings.com/viet-doan-van-ngan-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-tinh-trung-thuc.html

Bạn có thể tham khảo ở đây!

23 tháng 3 2022

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
=> nhấn mạnh sự nhớ nhung về mái trường, về thầy cô ,bạn bè

29 tháng 3 2022

á à chú hơi bị láo đấy nhá

đang thi mà lên đây hỏi

Đọc kỹ đoạn văn sau:Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.

2
27 tháng 7 2021

Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks

 

17 tháng 10 2021

a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...