K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2018

Không chỉ khuyến khích giới trẻ Kenya vượt qua những rào cản một thời của thế hệ trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn “chẩn bệnh, kê đơn” cho những “chứng nan y” kéo lùi đất nước.

 
Tổng thống Obama bị vây chặt sau bài phát biểu đầy cảm xúc tại sân vận động ở Nairobi. Ảnh: Reuters

Hôm 26/7, tại sân vận động có mái che ở thủ đô Nairobi, với sự hiện diện của hơn 4.500 sinh viên, quan chức chính phủ và lãnh đạo các cơ quan dân sự, Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu được truyền thông đánh giá là “xuất phát từ trái tim” gửi tới mọi người, đặc biệt những người trẻ.

Phong cách gần gũi, nụ cười cởi mở thường trực và vẻ thân thiện dường như đặc biệt hơn bình thường, tổng thống Mỹ đã khiến toàn thể sân vận động như dậy sóng khi mở đầu với những lời tri ân nồng nhiệt: “Tôi vinh dự khi được là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Kenya và có lẽ cũng là tổng thống Mỹ gốc Kenya đầu tiên của nước Mỹ”.

Không có rào cản với người giàu ý chí

Theo Telegraph, ông Obama đã kể về việc ông nội từng làm đầu bếp trong quân đội Anh khi Kenya đang là thuộc địa, về sự thất vọng của cha ông sau khi du học ở Mỹ trở về, nhận ra sự xung đột giữa lý tưởng và hoài bão tuổi trẻ trước thực tế phũ phàng tại quê nhà.

Cha ông Obama từng viết hơn 30 lá thư xin học bổng gửi tới các trường đại học Mỹ và sau đó được nhận vào học ở Hawaii (chính là nơi sinh ông Obama sau này).

Theo tổng thống Mỹ, những câu chuyện ấy “đã cho thấy các rào cản rất lớn mà nhiều người Kenya đã phải đối mặt ở một, hai thế hệ trước đây”. Ông nói: “Chúng ta cần hiểu về lịch sử quá khứ để có thể học hỏi từ đó”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Kenya đã thay đổi rất nhiều. Ông nói: “Tôi tin là bây giờ không có bất cứ giới hạn nào trong các mục tiêu các bạn trẻ muốn đạt được. Một người Kenya trẻ tuổi và nhiều tham vọng ngày hôm nay không còn phải làm những gì mà ông nội tôi đã làm là phục vụ cho chủ nước ngoài, cũng không phải làm những gì mà cha tôi đã làm là phải rời bỏ quê hương để có được nền giáo dục cũng như tiếp cận cơ hội tốt hơn. Vì sự tiến bộ của Kenya, vì tiềm năng của bạn, bạn có thể xây dựng tương lai ngay tại đây và ngay lúc này”.

Từ đó ông Obama đề xuất những “liều thuốc đắng” giúp giải quyết “căn bệnh trầm kha” chậm phát triển của Kenya.

Ông nói: “Các bạn có thể chọn cho mình một lộ trình phát triển, nhưng nó đòi hỏi phải đưa ra những lựa chọn quan trọng”. Theo ông, các hủ tục lạc hậu, việc phân biệt đối xử với phụ nữ, tục tảo hôn, xung đột sắc tộc và đặc biệt là chứng “ung thư tham nhũng” cần phải quyết liệt dẹp bỏ.

Được đồng cảm

Theo Time, lặp lại thông điệp ở lần đến châu Phi năm 2009 trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Obama nhấn mạnh đến quan điểm tương lai của Kenya "chỉ phụ thuộc vào người dân Kenya” và họ không nên trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài.

Tổng thống Obama cũng dành thời gian nói về quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền được đi học của các bé gái và thậm chí phê phán những hủ tục xem phụ nữ như “công dân hạng 2”.

Ông cho rằng Kenya cần thay đổi những điều đó vì chính chúng đang kìm hãm sự phát triển của đất nước. Ông nói: “Những hủ tục này đã lỗi thời vài thế kỷ rồi và chúng không còn chỗ trong thế kỷ 21 nữa”.

Sandra Chebet, học sinh 16 tuổi của Trường trung học Maryhill Girls tại Nairobi, cho biết thích nhất phần chia sẻ quan niệm của Tổng thống Obama về các truyền thống và hủ tục.

Cô nói: “Lâu nay mọi người luôn nói phụ nữ không thể thành công trong kinh doanh và chính trị vì vai trò đã được mặc định theo truyền thống. Nhưng nay thì tôi biết rằng mặc dù là con gái, tôi vẫn có thể trở thành một bác sĩ nhi khoa giỏi. Thật sự tôi đã biết như vậy, nhưng sau phát biểu của Tổng thống Obama, bây giờ mọi người dân ở Kenya cũng đều hiểu điều đó”.

Giống như nhiều người châu Phi khác, sinh viên y 21 tuổi James Mugo cho biết không lạ gì các bài diễn văn hùng hồn của các nhà lãnh đạo phương Tây, họ luôn nói họ biết châu Phi cần gì để phát triển.

Nhưng trải nghiệm lần này rất khác. “Tôi đã được nghe nói về những thực tế khắc nghiệt tại Kenya, nhưng không phải với thái độ chỉ trích nặng nề hay từ một quan điểm ở trên nhìn xuống. Lần này là những lời khuyên đến từ một người hiểu về Kenya, một người của Kenya, và như thế nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều”, anh Mugo tỏ ra xúc động.

bn ko hiểu mik hỏi gì ạ, mik chỉ hỏi ba câu hỏi ngắn thôi

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minhbài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.bài 3: có người cho rằng đoạn thơ...
Đọc tiếp

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minh

bài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.

bài 3: có người cho rằng đoạn thơ "sau phút chia li" chỉ thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ,có người lại cho rằng nó thể hiện nỗi sầu chia li của người vợ và người chồng. em tán đồng với ý kiến nào ? vì sao?

bài 4: hãy viết 1 đoạn văn chiển đề theo câu chủ đề sau:

" nỗi sầu thương da diết của người chinh phụ trong buổi chia li đã nhuốm cả vào mây,trời,núi non,cảnh vật"

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA NHANH NHÉ HÔM NAY MK CẦN GẤP

CÁM ƠN CÁC CẬU TRƯỚC NHA

0
B/Hoạt động hình thành kiến thức2. Tìm hiểu văn bảnBài 1,2 a) Hai bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu em biết được điều đó.b) Nôi dung của mỗi bài ca dao là gì? Vì sao cóa thể khẳng định như vậy?c) Để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúngd) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch...
Đọc tiếp

B/Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

Bài 1,2 

a) Hai bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu em biết được điều đó.

b) Nôi dung của mỗi bài ca dao là gì? Vì sao cóa thể khẳng định như vậy?

c) Để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng

d) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật?

e) Từ 2 bài ca dao này, em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội xưa?

Bài 3,4

a)Đây là 2 bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?

b) Nội dung châm biếm trong mỗi bài là gì?

c) để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào

4
15 tháng 9 2016

mk tl nhưng bn phải tích cho mk nhá ok

a) Bài ca dao là lời ns của ng dân lao động, của ng con gái có số phận cơ cực, khó khăn, bất hạnh, than vãn về số phận cuộc đời ng trg xh cũ vs n hủ tục lạc hậu.

b) Bài ca dao là lời than thân của n số phận nhỏ bé trg xh thời xưa, là ng lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs n ng cùng khổ. Là lời than thân của ng con gái vè số phận nhỏ bé của mk.

c) Tg đã sd hình ảnh của n con vật, sự vật gần gũi. Biện pháp ẩn dụ: để ns về sự bộn bề của n phận ng. Phép điệp ngữ lặp đi lặp lại từ Thương thay: lm cho câu hát trở nên hấp dẫn đồng thời thể hiện nỗi cơ cực về n hủ tục trọng nam kinh nữ

d) Tg dùng n hình tượng ( tằm, kiến, hạc, quốc)

n hĩnh hình ảnh con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng, qua đó thể hiện đc nỗi bất hạnh phải chịu nhiều áp bức, bất công của ng dân lao động xưa.

e) sorry bn mk k bt phần e. bucminh

Thui, bn tích cho mk nha, coi như là thành quả đánh mt đến mỏi tay của mk ngoam

15 tháng 9 2016

bài 1:

a) Là lời của người dân lao động.

Dựa vào ngữ cảnh  cho em biết điều này.

b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.

Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.

c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.

Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.

Bài 2:

a) Là lời của cô gái/

b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)

c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.

Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.

Bài 1,2:

d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.

Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.

Bài 3,4

a) Châm biến những người lười lao động.

Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.

b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....

Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.

c) (Nội dung)

Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.

Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu

 

12 tháng 12 2021

câu 1:  Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

          Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,

          Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

          Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

          Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

          Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

          Bác đến chơi đây, ta với ta ! "

câu 2:

tác giả :Nguyễn Khuyến

tên văn bản : bạn đến chơi nhà

câu 3:

từ đồng âm : ta với ta

tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa cho người đọc, người nghe.

câu 4:

làm em liên tưởng đến bài:

-Qua Đèo Ngang

tác giả - Bà Huyện Thanh Quan

-Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì  trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.

câu 5:

Bạn bè là những người cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, người đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Sự xuất hiện của những người bạn làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn.

Một tình bạn đẹp là một tình bạn biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau. Một người bạn tốt là một người biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn mình. Những vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc sống đều kể cho nhau nghe. Người bạn thực sự tốt giúp chúng ta được an ủi, vỗ về khi mệt mỏi, được cùng chơi, cùng học, cùng cố gắng, cùng thành công. Người bạn tốt sẵn sàng giang rộng vòng tay khi ta cần mà chẳng hề tính toán thiệt hơn, chẳng ích kỷ, ghen tuông khi mình thành công hơn họ. Họ vui với niềm vui và thành quả của mình, buồn với những bất hạnh, vấp ngã của mình. Một tình bạn đẹp luôn có những kí ức đầy tuyệt diệu và đẹp đẽ, trong sáng và luôn luôn cao đẹp.

12 tháng 12 2021

Bài làm 

C1 : Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

          Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,

          Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

          Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

          Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

          Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

          Bác đến chơi đây, ta với ta ! "

C2 : tác giả :Nguyễn Khuyến

tên văn bản : bạn đến chơi nhà

C3:Thể thơ  thất ngôn bát cú đường luật 

C4: Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì  trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.

 

 

7 tháng 3 2021

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, đọc sách giúp chúng ta mở mang trí tuệ và hiểu biết hơn

Đọc tiếp

7 tháng 3 2021

Làm sáng tỏ nhận định trên là phải viết bài văn rồi em ơi !

13 tháng 3 2023

Đọc phần thân bài, cho biết người viết đã biểu lộ những cảm xúc gì dành cho nhân vật. Nêu phương thức biểu đạt hỗ trợ.

  
7 tháng 3 2021

Barack Obama đã nói rằng: " Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn ". Đúng là như vậy, sách không chỉ là kiến thức mà nó còn giúp ta giải trí sau những giờ học, làm việc thay vì cầm điện thoại và lướt facebook cả ngày thì tại sao chúng ta không lựa chọn những cuốn sách phù hợp giúp mình thoải mái hơn. Dù bạn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn cỡ nào trong công việc hay gia đình, chỉ cần mở trang sách người đọc sẽ ngay lập tức bước vào một thế giới khác. Một cuốn sách hay sẽ giúp bạn thư giãn và quên đi mọi muộn phiền trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải chọn những cuốn sách phù hợp với mình cuốn sách đó sẽ đem lại cho ta sự thoái mái và kiến thức mà chúng ta chưa biết đến. Mỗi quyển sách là tâm huyết, là kiến thức cô đọng, là những gì tinh túy nhất mà tác giả muốn chia sẻ với người đọc. Và tất nhiên những kiến thức ấy vô cùng giá trị. Có thể hôm nay ta chưa sử dụng đến chúng, nhưng sẽ có lúc kiến thức sẽ là chìa khóa để ta mở mọi cánh cửa cuộc sống.

ý của ông cựu tổng thống này rằng là :

nếu bạn đọc sáng thì kiến thức của cả thế giới nằm trong sách

và khi bạn đọc bạn sẽ có thêm kiến thức 

và việc đọc rất quan trọng :bv