K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2016

Vào năm 1961, nhân Lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941- 15/5/1961) , theo lời đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịchHồ Chí minh đã gửi một bức thư cho thiếu niêm, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu giữ bản sao của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn:"Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thự hiện mấy điều sau đây:

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Giữ gìn vệ sinh,

Thật thà dũng cảm"

Nhưng trong số cuốn Gỉai thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm 1964-1965 thì 5 điều Bác Hồ dạy trên đây được in hoàn chỉnh là:

" Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt, 

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 

=> chúc bạn học tốt nha 

nớ tick cho mình nháhaha

 

20 tháng 4 2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:1. Lý do chọn đề tài:Từ năm học 2005-2006 Trung Ương Đoàn TTNCS Hồ Chí Minh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây là cuộc vận động lớn, được triển khai rộng rãi cho Thiếu niên nhi đồng cả nước cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các em thiếu nhi bước vào cuộc vận động với tinh thần thi đua sôi nổi, với quyết tâm cao.Với nhiều hình thức triển khai khác nhau, cuộc vận động đã mang nhiều khởi sắc cho phong trào thiếu nhi trên cả nước, trong đó có Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương. Tại Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương, cuộc vận động đã xuyên suốt qua nhiều năm học, được BGH nhà trường và các đoàn thể quan tâm, các anh chị phụ trách và các em thiếu niên tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động đã giúp Liên đội tạo nên nhiều phong trào thi đua lập thành tích cao trong học tập và rèn luyện của các em thiếu niên, trong những năm qua Liên đội luôn là một trong những lá cờ đầu của huyện về công tác Đội và phong trò thiếu nhi.Trong quá trình triển khai công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ việc thực hiện các phong trào để đi đến kết quả của cuộc vận động giúp Liên đội có nhiều thành công. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội (GV-TPT) là người chịu trách nhiệm chính của hoạt động của Liên đội về việc triển khai các nội dung, kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên về Liên đội, tổ chức cho phụ trách, đội viên của Liên đội thực hiện cuộc vận động, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dẫ đến thực hiện thành công. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày đề tài với mong muốn tâm sự, chia sẽ với đồng nghiệp, những người đang thực hiện vai trò của một GV-TPT Đội để góp sức mình vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng những công dân tương lai gương mẫu cho xã hội.

17 tháng 3 2016

16. Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sing Cung.

18." Học tập tốt, lao động tốt " là điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy.

19. Mẹ Bác Hồ tên thật là Hoàng Thị Loan.

20 . Câu nói đó là của Bác Hồ .

 

17 tháng 3 2016

16.Bác Hồ tên thật là:Nguyễn Sinh Cng

17.Lý Tự Trọng

18.Là điều thứ 2 của 5 điều Bác Hồ dạy

19.Hoàng Thị Loan

20.Bác Hồ

28 tháng 4 2016

Có một gia đình kia cũng khá giả. Gia đình cũng thương yêu nhau. Nhà có tổng cộng 4 người: bố, mẹ, anh trai, em gái. Anh trai và em gái rất yêu thương nhau nhưng cô có một cái tật đó là nếu một cô gái nào mà thân với anh trai mình thì cô sẽ tức điên lên và đánh cho người con gái đó túi bụi lun. Anh trai học giỏi, đẹp trai nhưng tính tình lạnh lùng, kiêu ngạo. Bố mẹ rất yêu thương nhau nhưng cũng có cải nhau. (Đây là phần giới thiệu gia đình và nhân vật thui).

 

 

28 tháng 4 2016

Có một gia đình nhà nghèo. Gia đình rất biết yêu thương nhau. Nhà có 4 người đó là : Cha ,mẹ và 2 đứa em gái. Hai chị em rất yêu thương nhau. 

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

24 tháng 4 2016

hổng bít. vì cái này mà mềnh mới đưa ra nhiều câu trác ngiệm mà nó cứ bảo đưa thêm câu trả lời oho

26 tháng 4 2016

khjj nào rak gkj cko

h ko aj rak mờ gkjj cko bn âu, còn trả loj câu khác nữa chứ

hiu

27 tháng 4 2016

chờ đến lúc các bn rảnh thì cô mik bắt nộp xong rùi

21 tháng 3 2016

Tay con còn bé nhỏ,
Mà phím đàn lại to.
Không sao, con hãy cố
Tập đàn pi-a-nô.

Hai phím đàn đen trắng
Là phím đêm và ngày.
Phím buồn rầu lo lắng,
Phím niềm vui ngất ngây.

Đàn chỉ hai phím ấy,
Đời chỉ vui hoặc buồn
Nhạc và đời do vậy
Đang nằm trong tay con.

Đời cũng như nghệ thuật,
Có dũng cảm, có hèn.
Mọi cái phải dứt khoát
Đừng lẫn lộn trắng đen.

Tay con yếu và ngắn
Mà phím lại quá dài.
Không sao, phải kiên nhẫn,
Phải học vì ngày mai.

Bố ngồi bên, cúi nhặt
Những nốt nhạc vụng về
Con để rơi xuống đất...
Nào, đánh lại bố nghe!
 

21 tháng 3 2016

Tự nghĩ bạn ơi

22 tháng 4 2016

Bức thư cuả thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

… Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

 

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi… đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có-âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át–tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”,

coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”…

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng…Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm…

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ  lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.

 

22 tháng 4 2016

bạn ơi bạn có thể rút bớt dc ko rồi mình tích cho bạn

23 tháng 3 2016

  Bác gửi bức thư nhân ngày Trung thu vào năm 1953

27 tháng 3 2016

1953