K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bà Chúa Bèo.

Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:

- Vì sao con khóc?

Cô bé nghẹn ngào thưa:

- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

Bụt nói:

- Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!

Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:

- Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi mất. Mẹ con dặn: Đôi hoa tai này là vật quý của dòng họ…

Thấy cô ngập ngừng, Bụt giục cô nói tiếp.

- Mẹ con còn nhắc đến lời nguyền của dòng họ: Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.

- Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?

- Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu. Bụt dặn:

- Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa tốt.

Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé đụng vào một cây bèo bỗng hóa thành hai, đụng vào hai cây thành bốn… Rồi bèo cứ sinh sôi nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé gặp Bụt, người bố cảm động nói với con: “Con đã vì dân làng, vì dòng họ mà hi sinh vật quý, dòng họ sẽ bỏ lời nguyền và thương yêu con mãi mãi!”. Đúng vậy, cô bé đã lớn lên trong tình yêu thương của bà con làng xóm. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

                                                 (Theo Phong Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

1
25 tháng 3 2022

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

 

7 tháng 5 2023

2

7 tháng 5 2023

tich mình nhé bạn

Đôi tai của tâm hồn : một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường . buồn bã , cô vào công viên khóc một mình . cô be nghĩ ." tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?" cố bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ . cô bé cứ hát bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi . " cháu hát hay quá !" - một giọng nói vang lên : "...
Đọc tiếp

Đôi tai của tâm hồn : một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường . buồn bã , cô vào công viên khóc một mình . cô be nghĩ ." tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?" cố bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ . cô bé cứ hát bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi . " cháu hát hay quá !" - một giọng nói vang lên : " cảm ơn cháu , cháu gái bé nhỏ , cháu đã cho ta cả buổi chiều thật vui vẻ. " cô bé ngẩn người nhìn người vừa khen mình . đó là một cụ già tóc bạc trắng , khuôn mặt hiền từ . ông cụ nói xong liền đứng dậy chậm rãi bước đi . Hôm sau , đến công viên , cô bé đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước mỉm cười chào mình. Cô bé lại hát , cụ già vẫn chăm chú lắng nghe . cụ vỗ tay nói lớn :" cảm ơn cháu gái bé nhỏ của ta , cháu hát thật hay quá !" . nói xong , cụ già lại chậm rãi một mình bước đi . Cứ như vậy nhiều năm trôi qua , cô bé giờ đây đã trở thành ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát . một buổi chiều mùa đông , cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không . " cụ già ấy đã qua đời rồi . cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay " - một người trong công viên nói với cô . cô gái sững người. Một cụ già ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cố hát lại là một người không có khả năng nghe ( theo Hoàng Phương ) : câu hỏi : bài văn trên có mấy từ láy

0
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe 

 

sau khi đọc chuyện trên, em hiểu như nào về nhan đề đôi tai của tâm hồn

 

1
4 tháng 4 2021

Điều bất ngờ trong câu chuyện là cụ già trong công viên đã khen ngợi, cổ vũ cho cô gái hát lại là người điếc. Cụ không thể nghe được bằng tai nhưng lại nghe bằng chính tâm hồn. Câu chuyện vì thế có tên gọi là Đôi tai của tâm hồn. Câu chuyện nói về một tâm hồn nhân hậu, luôn biết đồng cảm, sẻ chia những thất vọng, khó khăn của người khác. “Đôi tai tâm hồn” đã làm nên điều kì diệu, giúp một cô bé từ chỗ bị loại ra khỏi dàn đồng ca của nhà trường thành một ca sĩ nổi tiếng.

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

(Hoàng Phương)

đóng vai cô gái,em hãy viết ( khoảng 2 đến 3 câu) những suy nghĩ của mình với ông cụ khi đã trở thành cai sĩ nổi tiếng.

giúp e với, đg cần gấp ạk

0
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.                                                                                                       “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

                              (Hoàng Phương) 

Câu hỏi: 

Theo em ông cụ già trong công viên là người như thế nào?

2
1 tháng 2 2022

Theo em, cụ già trong công viên là 1 người tốt, cụ vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát trong khi cụ là một người bị điếc. Và điều đó đã giúp cô bé sống tốt hơn và tự tin hơn.

CÂU HỎI LÀ GÌ VẬY BẠN?

2 tháng 11 2021

đây ko phải câu hỏi, mà là 1 hạt giống giúp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Câu truyện này mình "săn" được, thấy hay và ý nghĩa nên muốn chia sẻ cho các bạn thôi nhé !

14 tháng 3 2022

B

14 tháng 3 2022

b

27 tháng 1 2022

nhanh nha mình cần gấp

có tick nha

Chọn D

8 tháng 12 2021

C