K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

Ấn Độ thời phong kiến trải qua 3 triều đại là Gúp-ta, Hồi giáo Đê - li, Ấn Độ Mô - gôn.

21 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn nha

21 tháng 10 2017

Ấn Độ thời phong kiến trải qua 3 thời đại:

+ Vương triều Gúp-ta

+ Vương triều hồi giáo Đê-li

+ Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

28 tháng 12 2023

Vương triều Hồi giáo Đê-li : 

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

Vương triều Gúp ta : 

- Kinh tế:

+ Có những tiến bộ vượt bậc.

+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.

28 tháng 12 2023

Camon bn!🙆💖

25 tháng 10 2017

1, Chính sách " ngụ binh ư nông " nghĩa là cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động

2,

* Cuối năm 1076, quân Tống mang 2 đạo quân gồm 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu sang xâm chiếm nước ta

+Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy

+Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu

+1/1077 : Quân bộ vượt qua biên giới Lạng Sơn, tiến xuống bờ Bắc của sông Như Nguyệt

Quân Tống phải hạ trại, đóng quân bên bờ sông Như Nguyệt chờ quân thủy nhưng kế hoạch không thành vì quân thủy đã bị chặn đánh và không thể tiến sâu vào đất liền.

Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông tấn công quân ta

Quân Tống lâm vào tình trạng khó khăn, quân lính chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn

+Vào đêm cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công vào doanh trại của giặc, tiêu diệt quá nửa quân Tống

Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, quân Tống đồng ý, vội vã rút về nước

3, 1042, nhà Lý ban luật Hình thư, bộ luật thành văn của nước ta

Nội dung : bảo vệ nhà vua, kinh thành, của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu, bò bảo vệ sản xuất nông nghiệp

29 tháng 12 2017

1. _giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

29 tháng 12 2017

2.Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

31 tháng 10 2023

Các công trình kiến trúc của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Một số công trình nổi tiếng bao gồm:

  1. Tháp Chàm ở Việt Nam: Được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Tháp Chàm là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Chăm, một dân tộc có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  2. Angkor Wat ở Campuchia: Là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, Angkor Wat có kiến trúc Hindu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

  3. That Luang ở Lào: Đền That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào và có kiến trúc Phật giáo, cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  4. Shwedagon Pagoda ở Myanmar: Là một trong những ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất ở Myanmar, Shwedagon Pagoda có kiến trúc đặc trưng và cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Các công trình này đều mang trong mình những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

5 tháng 1 2020

Ấn Độ thời phong kiến đã trải qua ba vương triều lớn, trong đó có tới hai vương triều ngoại tộc.

a/ Vương triều Gúpta (thế kỷ IV -> VI).

- Là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ.

- Công cụ sắt dược sử dụng rộng rãi, luyện kim đạt trình độ cao.

=> Thế kỉ VI bị diệt vong.

b/ Vương triều Hồi giáo Đê li (thế kỷ XII – XVI).

- Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li.

- Cướp đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đạo Hin – đu.

=> Xung đột tôn giáo, dân tộc gay gắt.

c/ Vương triều Ấn Độ- Môgôn(thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX).

- Người Mông cổ chiếm Ấn Độ -> Lập ra vương triều Ấn Độ - Môgôn:

- Xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo,khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.

5 tháng 1 2020

Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.

Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

Chúc bạn học tốt!
25 tháng 8 2016

Câu 1:

Nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng là một ông vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn v.v... Vì thế nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần.
 

Thời Tần : chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
- Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.
- Kinh tế thời Tần - Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: 

-Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân túi đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân túi đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. 
- Kinh tế : thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Kinh tế thời Đường phồn thịnh.
- Đối ngoại : xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, Đại Việt... Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu á.