K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc

=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên đc gọi rất kịch

Câu hỏi của Nguyễn Thị Diễm Hạnh - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

bấm vào thống kê hỏi đáp của tớ là mở được

cbht

trả lời

Câu hỏi của An Thúy - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Câu hỏi của Vu Hoa - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

2 link cbht

23 tháng 8 2019

cbht là j vậy bạn

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Các chi tiết thể hiện thái độ, lời nói của người cô (nếu ý của em là như dzậy :)): 

- Gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?

- Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu

- Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- …Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ

- Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp

- Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ

- Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.

25 tháng 9 2021

Dạ chị có thể phân tích cử chỉ hành động lời nói trong câu hỏi số hai của bà cô với bé Hồng đc không chị???
 

7 tháng 9 2021

Đây là bài ''Trong lòng mẹ'' chứ em, lần sau chú ý viết đề cho đúng nhé!

Em tham khảo:

Tham khảo:

Câu 1:

Những câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Câu 2:

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa… Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng

7 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

 

9 tháng 9 2021

Tham khảo

Chú bé Hồng ra đời trong một gia đình có không khí lạnh lẽo và giả dối. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương song đành chôn tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Gia đình cuối cùng sụ đổ hẳn. Bố chết người mẹ phải bỏ con cái đi "tha hương cầu thực" để lại đứa trẻ sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay đọc của họ hàng.

7 tháng 9 2017

-Lời nói : gọi "mày" , giọng ngọt, ngân dài, cười nói.

- Thái độ + cử chỉ : hỏi dò xét, mỉa mai, chế giễu, châm chọc, giả vờ quan tâm, rất kịch.

=> Cố ý gieo giắc những ý nghĩ xấu xa về mẹ bé Hồng, chia rẽ tình cảm hai mẹ con <do lễ giáo phong kiến>

=> Bà cô bé Hồng là một người lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính.

-> Những cử chỉ của bà cô rất kịch vì : Bên ngoài lời nói thì tỏ vẻ rất quan tâm còn trong thâm tâm thì cay độc, tàn nhẫn.

28 tháng 8 2017

* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc

=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên đc gọi rất kịch

29 tháng 8 2017

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
-Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
-Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=>Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.

25 tháng 8 2017

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa ...

25 tháng 8 2017

Có hướng lạc đề. Nếu đề cho là tìm chi tiết nên làm bằng gạch đầu dòng sau đó lí giải nó. Còn việc trình bày như vậy đây là 1 bài văn không phải là một bài làm theo yêu cầu ==> lạc đề

29 tháng 8 2017

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
- Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
- Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=> Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.

29 tháng 8 2017

* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc

=>Bởi vì người cô rât cay độc,mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng thậm tệ và làm ch Hồng ghét mẹ