K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Tóm tắt:

Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm của Colombo đã xuất phát từ cảng Palos .Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

30 tháng 3 2022

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.

30 tháng 3 2022

Ngày 21 tháng 12 năm 1786, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở về việc quân Tây Sơn bỏ Thăng Long rút lui về Tam Điệp. Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lập tức thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Khi xuất quân, Quang Trung đã “tính sẵn phương lược” đánh quân thù “Phương lược” đó là hành quân thần tốc để giáng đòn bất ngờ sấm sét tiêu diệt đại quân Thanh. Nước nhà chỉ thật sự độc lập, ta chỉ thật sự làm chủ đất nước, khi không còn bóng dáng một tên xâm lược nào trên lãnh thổ nước ta. Tiêu diệt sạch sành sanh quân thù để “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

30 tháng 5 2021

1.- Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2.

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

3.Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285): - Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc. - Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch. ... - Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

5. * Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Hok tốt!!!

Cảm ơn bạn nhé!

7 tháng 11 2018
Lĩnh vực Nội dung và biện pháp cải cách
Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đối với một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đih và thuế điền.

Xã hội Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế dộ thi cử , học hành.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến.

- Bố trí phong thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

31 tháng 3 2017

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

31 tháng 3 2017

Hồ Quý Ly là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.

Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.

Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.

Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.

Lê Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (như Trần Khát Chân, Trần Nhật Đôn, Trần Nguyên Hàng...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4].

Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên (聖元). Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.

Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].

Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.

26 tháng 1 2022

Tham Khảo:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

 

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

 
26 tháng 1 2022

tham khảo :
 

Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

 

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

 

5 tháng 12 2016

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

18 tháng 12 2020

Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287 - 1288)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên càng tức giận nên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt.

- Sự chuẩn bị của nhà Nguyên: Huy động 30 vạn quân, cử tướng có kinh nghiệm và hàng trăm thuyền chiến, 70 thuyền lương, vạn thạch thóc.

- Chuẩn bị kháng chiến của Nhà Trần: Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy, quân đội ngày đêm luyện tập.

- Quân Nguyên bắt đầu xâm lược: Cuối 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo hai đường: thuỷ, bộ:

+ Đường bộ: do Thoát Hoan chỉ huy, vượt qua biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.

+ Đường biển: do Ô Mã Nhi chỉ huy ngược sông Bạch Đằng hội quân với Thoát Hoan.

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên (1287 - 1288)

13 tháng 5 2021

- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.


*TK

13 tháng 5 2021

- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.