K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2018

Lấy 1 p/s tối giản cùng mẫu với\(\frac{7}{16}\)là \(\frac{1}{16}\)

Sau đó lấy \(\frac{7}{16}\)trừ \(\frac{1}{16}\)=\(\frac{6}{16}\)rồi rút gọn ra tối giản là \(\frac{3}{8}\)

anh Hào Trần không biết gì thì đừng nói người ta sai nhé .

22 tháng 2 2018

Nhầm, Toán lớp 6 nha!!!Trình bày cả cách giải nx ^ ^

18 tháng 10 2018

trên mạng nhiều lắm bạn ơi lên mạng ròi đọc chắt lọc thành 1 bài cụ thể 

#onepiecegold# 

20 tháng 10 2018

 Định nghĩa : 

- Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. 
-Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. 
*Giống nhau: 

+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian.( có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản ) 
+ Đều có yếu tố kì ảo hoang đường 

*Khác nhau: về nội dung và nghệ thuật 

+Về nội dung-ý nghĩa: Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sỹ, nhân vật dì ghẻ...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện, của công lí. Còn truyện truyền thuyết lại kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó. 

+Về nghệ thuật: 

Truyện cổ tích sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu 
Truyền thuyết thì đan xen giữa yếu tố tưởng tượng, kì ảo hoang đường (Hư cấu ) và yếu tố thực (Chi tiết lịch sử có thật )

Bài làm 

+ Giống :

 Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 

+Khác:

truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

16 tháng 3 2018

a )số lá mầm trong phôi 

16 tháng 3 2018

A.Số lá mầm của phôi

tk nha

11 tháng 8 2018

t nghi di mik cung lop ̉6

phai lam day nay

11 tháng 8 2018

nếu ai hỏi rằng trăng quê em thế nào thì em xin trả lời 

đó là một nguồn sáng đẹp lung linh 

trăng rọi chiếu sáng khắp các ngỏ ngách khắp mọi nơi chiếu sáng cho em các bạn thử hỏi xem nếu ko vó trăng thì đêm của chúng ta xẽ như thế nào

20 tháng 2 2018

minh tâm – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là do bong su Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.

tâm xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!

Là con gái nên tâm cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, tâm thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! minh tâm đấy ạ!”.

29 tháng 10 2018

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

18 tháng 10 2018

Từ nhỏ đến lớn,mẹ là người thương tôi nhất trên đời,mang nặng đẻ đau,rồi từng giọt mồ hôi lao đổng để tôi được 1 cuộc sống đầy đủ.Và đó là lí do tôi làm bài văn này tả về người mẹ kính mến của tôi.

Mẹ tôi tên_____.Năm nay mẹ______tuổi.Đang làm nghề________.Dáng mẹ tôi cao/thấp và gầy/mập.Đôi mắt mở to/đôi mắt hi hí,chiếc miệng nhỏ/to và chiếc mũi cao/thấp/vừa.Hằng ngày,mẹ vất vả làm những công việc nội trợ,công việc ở___(công việc ở đâu).Mẹ chăm sóc cha con tôi rất tận tình.Ngày đủ ba bữa và những công việc quét don đều một tay mẹ làm hết.Mẹ luôn hướng dẫn tôi làm việc nhà từ khi còn nhỏ và câu mẹ nói làm cho tôi rưng rưng nước mắt:"Con phải tập làm quen đi,lỡ sau này mẹ có đâu hay......đến một nơi thật xa và không còn gặp con nữa thì sao?" Mẹ nói như mẹ sắp đi xa làm tôi không muốn mẹ đi vắng ngày nào cả

"Yêu mẹ lắm mẹ ơi" nếu tôi có can thì tôi sẽ nói những điều đó." Nếu ai còn mẹ xin đừng để mẹ khóc...." để đến khi mất mẹ rồi khóc thì cũng dư thừa mà thôi...

_____________________________________________________________

Những chỗ mình để vài cái để bạn chọn nha.Ví dụ: mẹ tôi cao/thấp bạn phải chọn 1 trong những từ đó.

Thanks đã đọc

16 tháng 11 2017

bai 1

ối hôm đó, nàng út đang ngồi may áo cho chồng thì con nàng chạy đến bên cạnh. Bằng giọng nói ngây ngô, đứa con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao cha lại tên là Sọ Dừa? Tụi bạn con cứ bảo cái tên ấy xấu ơi là xấu mẹ ạ!

Mỉm cười hiền từ, nàng út nhìn con âu yếm: “Tên của cha là do bà nội đặt cho. Xung quanh cái tên đó có rất nhiều chuyện kì lạ. Mẹ sẽ kể cho con nghe"

Đứa bé tròn mắt ngạc nhiên, ngồi im chờ đợi.

Ngày xưa, ông bà nội rất nghèo, phải đi làm thuê cho nhà phú ông - ông ngoại con. Ông bà nội hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có một mụn con nên buồn lắm. Chính bởi vậy nên có lẽ trời đất thương tình mới tạo ra một chuyện lạ kì.

Một ngày nọ, trời nắng to, bà con vào rừng hái củi, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Chợt bà nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Chẳng ngờ khiến bà có mang cha con.

Thật là buồn, chẳng bao lâu sau vì tuổi già sức yếu nên ông con mất. Bà sinh ra cha con. Lúc đó cha không có hình dáng giống như bây giờ.

-  Thế hình dáng cha con thế nào hả mẹ?

-  Cha con không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì cha con lên tiếng.

-  Cha con vừa sinh ra mà đã nói được ạ. Thằng bé ngạc nhiên.

Nàng út mỉm cười. Đúng vậy. Cha con bảo: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Nghĩ lại thấy thương, bà con đành để cha lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên cha con vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà chẳng làm được việc gì. Trông thấy con người khác mới tám tuổi đã biết chăn bò giúp cha mẹ, bà buồn lắm. Cha con biết chuyện nên cũng muốn đi chăn bò giúp bà. Ban đầu bà cũng lưỡng lự, sau thấy cha con cương quyết quá, bèn đến gặp ông ngoại con. Ông ngoại mới đầu không đồng ý vì ông nghĩ với hình dáng kì dị như vậy làm sao cha con chăn bò được nhưng sau lại đồng ý.

Khác với suy nghĩ cùa mọi người, cha con chăn bò rất giỏi. Hằng ngày cha lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng, ông ngoại mừng lắm.

Mẹ cũng nghe gia nhân trong nhà bàn tán nhiều về cha con nhưng cũng chưa có dịp gặp mặt. Thế rồi đến ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, mẹ và các chị thay phiên nhau đưa cơm cho cha con. Các bác của con vốn không ưa cha nên thường hắt hủi chàng. Mẹ thấy thương cảm cho cha nên đối xử với ông như với mọi người khác, không hề phân biệt.

Một hôm, cũng như mọi ngày, mẹ mang cơm đến chân đồi thì nghe thấy tiếng sáo véo von. Giữa nơi đồng không mông quạnh này tại sao lại có tiếng sáo hay đến vậy? Nghĩ thế nên mẹ rón rén bước lên, nấp vào bụi cây xem ai mà lại tài giỏi đến vậy. Mẹ rất ngạc nhiên khi trước mắt mình là một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Lúc đó mẹ không biết đó là cha con. Mải nghe tiếng sáo, mẹ lỡ chân đạp vào một cành khô. Nghe thấy tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy cha con ở đó. Nhiều lần như vậy, mẹ biết cha con không phải người phàm trần, mẹ đem lòng yêu cha, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho.

Dường như cũng hiểu tâm ý của mẹ nên cuối mùa, cha con về giục bà đến hỏi mẹ về làm vợ. Bà hết sức sửng sốt, nhưng cha con năn nỉ dữ quá nên đành chiều lòng. Bà đem buồng cau đến nhà ông ngoại. Ông ngoại con đương nhiên không đồng ý vì hình dáng cha con kì dị quá, nhà lại nghèo, ông ngoại sợ mẹ và các bác khổ. Ông ngoại mụốn bà nội từ bỏ ý định đó nên thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Nhưng ông ngoại không ngờ rằng những thứ đó không gâỵ khó khăn nổi cho cha. Đúng ngày hẹn, cha sai cả chục gia nhân khiêng lễ vật đến. Ông ngoại đành bằng lòng. Các bác con không ai muốn lấy cha, chỉ có mẹ đã yêu cha từ lâu nên đã ưng thuận theo cha con về làm vợ.

Trong ngày cưới của cha mẹ, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Cha con bỏ lớp sọ dừa, biến thành hình dáng đẹp đẽ như bây giờ. Mọi người ai ai cũng ngạc nhiên và sửng sốt. Mẹ vả bà có lẽ là hai người hạnh phúc nhất.

Cha và mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng cha con là bậc thần tiên, được trời cử xuống giúp dân giúp nước nên mẹ không thể luôn giữ ở mãi bên mình được. Cha con đã tu chí học tập và vào kinh ứng thí. Bằng tài năng của mình, cha đã đậu Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi cha có cho mẹ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà. Mẹ không biết cha có ý gì nhưng vẫn nghe lời cha, đi đâu cũng mang theo bên mình.

Từ ngày cha con đi, mẹ ở nhà buồn nên thường đến chơi với các bác con. Một hôm, các bác rủ mẹ đi thuyền ra biển chơi. Mẹ vui vẻ đồng ý. Mẹ có ngờ đâu các bác con từ khi thấy mẹ và cha lấy nhau đã sinh lòng ghen ghét, luôn tìm cách hãm hại mẹ. Thuyền ra đến biển, nhân lúc mẹ không để ý, hai bác xô mẹ xuống nước. Khi mẹ đang chới với giữa dòng thì ở đâu xuất hiện một con cá kình rất to. Nó há miệng nuốt chửng lấy mẹ. Tuy rất hoảng sợ nhưng nhớ lời cha dặn, mẹ đem dao ra đâm chết cả, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi dạt vào bờ. Mẹ mổ bụng cá chui ra thì thấy mình đang ở trên một hòn đảo hoang, không một bóng người. Thật may vì cha đã cho mẹ những vật dụng cần thiết để có thể sống sót trên đảo hoang. Mẹ lấy hai hòn đá cha cho cọ vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua cứu. Cũng may mẹ có hai chú gà nở ra từ hai quả trứng mà cha cho mẹ làm bạn nếu không mẹ sẽ buồn lắm.

Một hôm, có một chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống mẹ nuôi gáy to ba lần: Ò ...ó...o...o....

Phài thuyền quan trạng rước cô tôi về. ”

Mẹ cũng như linh tính đó là thuyền cùa cha con nên vội chạy ra phía bờ biền. Quả nhiên đó là thuyền của cha con. Nghe tiếng gà kêu kì lạ, cha cho thuyền vào xem. Mẹ gặp lại cha vui mừng khôn xiết. Cha rất ngạc nhiên vì gặp mẹ nơi đảo hoang này. Khi nghe rõ sự tình, cha vô cùng tức giận, người bèn đưa mẹ về nhà, mở tiệc mừng. Bà con đều đến chia vui. Cha không cho mẹ ra ngay mà bảo mẹ ngồi đợi ở trong buồng. Các bác của con khi nghe tin cha con về vẫn không hay biêt mẹ cũng về theo nên tranh nhau đến gặp cha con, kể lại mọi việc và còn tỏ ra đau xót lắm. Mẹ không ngờ các chị lại ác với mình như vậy, mẹ buồn không thể nói được gì. Cha con tức giận lắm khi thấy thái độ đó. Cha bèn đưa mẹ ra giới thiệu với mọi người, hai bác lúc đó xẩu hổ quá bèn bò đi, đến giờ cũng không biết là đi đâu. Mẹ cũng đã tha thứ cho hai bác và rất mong gặp lại các bác ấy. Còn về phần mình, con thấy đấy, mẹ rất hạnh phúc khi sống cùng cha và càng hạnh phúc hơn khi giờ có thêm con - đứa con ngoan ngoãn bé bỏng của mẹ.

Vừa nói, nàng út vừa lấy tay xoa đầu con. Đứa bé cười tươi và nói: “Mẹ ơi, cha thật là cừ. Bây giờ con thấy không có cái tên nào hay hơn tên của cha đâu mẹ ạ!” Nàng út cười và ôm bé vào lòng.

bai 2

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

 
22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

7 tháng 9 2018

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

7 tháng 9 2018

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Chúc bạn học tốt !