K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

11 tháng 11 2017

hỏi tí mà

19 tháng 8 2018

mik kg học trường bạn nhưng mik chắc chắc tiết đầu là chào cờ

19 tháng 8 2018

chổi , dẻ lau

15 tháng 11 2021

Như chúng ta cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp học sinh cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng. Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo. 

      Một số lớp đã đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, đồng thời có thể trang trí thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động.
      Cửa sổ là một khu vực lý tưởng để đặt các chậu cây xanh ưa ánh sáng, làm dây treo và treo các giỏ cây nhỏ trên cao hoặc các loại cây thân dây dài. Vì vậy tất cả các cửa sổ trong mỗi lớp học ở trường THCS Lê Hồng Phong đều được trang trí từ 2 chậu cây leo trở lên.

Trang trí cửa sổ lớp học

     Như đã nói ở trên, cửa sổ cũng là một không gian để dễ dàng trang trí tạo nên điểm nhấn cho lớp học. Ngoài cách trang trí bằng cây xanh, có thể trang trí cửa sổ bằng rèm cửa. Ngoài sử dụng rèm cửa, các em có thể trang trí cửa sổ lớp học với giấy. Bạn hãy thể hiện sự khéo tay của mình để cắt những bông hoa, lá hoặc các con vật để treo hoặc dán trên cửa sổ. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường thấy ở nhiều trường học. Giấy dán đủ màu sắc ngộ nghĩnh và thu hút sẽ là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất của học sinh.
Ý tưởng trang trí cửa sổ với hạc giấy: 

     Cũng như các sản phẩm trang trí cửa sổ bằng giấy bạn có thể trang trí không gian lớp học với những chú hạc bay được làm từ giấy hay túi bóng,… Hãy tạo ra các chú hạc với kích thước nhỏ, lớn khách nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tiếp sau đó, giáo viên hãy xâu chúng lại thành một chiếc rèm có độ dài vừa phải. Vậy là chỉ cần một vài thao tác đơn giản, giáo viên vừa có rèm để che nắng lại giúp trang trí không gian cửa sổ trong phòng học thật ngộ nghĩnh, độc đáo.

Trang trí tường của lớp học

     Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu chỉ có học sinh, thầy, cô giáo - bảng đen - phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Chính vì thế, điều này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự sáng tạo của họ sinh mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho thật phù hợp chẳng hạn như: các bước học tập, nội quy tự quản của học sinh, góc cảm xúc, biển kiến thức,...
Một vài ý tưởng khác:

      Trang trí tường lớp học bằng hình vẽ của học sinh: Với mục đích tạo nên sự tự nhiên một cách tối đa, các thầy các cô nên hạn chế việc in ấn hình ảnh đồng loạt, dễ dẫn đến nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm có thể làm cùng học sinh. Đặc biệt dù cho nét vẽ, nét cắt còn ngô nghê, thế nhưng đó là sản phẩm của các em. Kể cả chân dung các em cũng để bạn vẽ cho nhau hoặc tự vẽ. Chắc chắn rằng mỗi khi đến lớp, được ngắm nghía các sản phẩm tự tay mình làm ra, học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hưng phấn nhiều hơn trong giờ học

Trang trí các góc của lớp học

   Việc tạo nên các góc với những chủ đề như: góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc học tập, góc địa phương,... cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học của các em học sinh một cách hiệu quả. Ở những góc như vậỵ, một số lớp đã sáng tạo nên những cách trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:

  Góc thiên nhiên thì sắp xếp cây xanh, cây dây leo trong một không gian hợp lý và trang trí bằng những hình ảnh về thực vật, cây cỏ,..

  Góc học tập” thì trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình. Từ đó tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt phấn đấu mỗi ngày một nhiều hơn để những bài làm hay những sản phẩm của mình tạo nên có thể được trưng bày ở góc.

Như chúng ta cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp học sinh cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng. Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo. 

      Một số lớp đã đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, đồng thời có thể trang trí thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động.
      Cửa sổ là một khu vực lý tưởng để đặt các chậu cây xanh ưa ánh sáng, làm dây treo và treo các giỏ cây nhỏ trên cao hoặc các loại cây thân dây dài. Vì vậy tất cả các cửa sổ trong mỗi lớp học ở trường THCS Lê Hồng Phong đều được trang trí từ 2 chậu cây leo trở lên.

Trang trí cửa sổ lớp học

     Như đã nói ở trên, cửa sổ cũng là một không gian để dễ dàng trang trí tạo nên điểm nhấn cho lớp học. Ngoài cách trang trí bằng cây xanh, có thể trang trí cửa sổ bằng rèm cửa. Ngoài sử dụng rèm cửa, các em có thể trang trí cửa sổ lớp học với giấy. Bạn hãy thể hiện sự khéo tay của mình để cắt những bông hoa, lá hoặc các con vật để treo hoặc dán trên cửa sổ. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường thấy ở nhiều trường học. Giấy dán đủ màu sắc ngộ nghĩnh và thu hút sẽ là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất của học sinh.
Ý tưởng trang trí cửa sổ với hạc giấy: 

     Cũng như các sản phẩm trang trí cửa sổ bằng giấy bạn có thể trang trí không gian lớp học với những chú hạc bay được làm từ giấy hay túi bóng,… Hãy tạo ra các chú hạc với kích thước nhỏ, lớn khách nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tiếp sau đó, giáo viên hãy xâu chúng lại thành một chiếc rèm có độ dài vừa phải. Vậy là chỉ cần một vài thao tác đơn giản, giáo viên vừa có rèm để che nắng lại giúp trang trí không gian cửa sổ trong phòng học thật ngộ nghĩnh, độc đáo.

Trang trí tường của lớp học

     Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu chỉ có học sinh, thầy, cô giáo - bảng đen - phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Chính vì thế, điều này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự sáng tạo của họ sinh mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho thật phù hợp chẳng hạn như: các bước học tập, nội quy tự quản của học sinh, góc cảm xúc, biển kiến thức,...
Một vài ý tưởng khác:

      Trang trí tường lớp học bằng hình vẽ của học sinh: Với mục đích tạo nên sự tự nhiên một cách tối đa, các thầy các cô nên hạn chế việc in ấn hình ảnh đồng loạt, dễ dẫn đến nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm có thể làm cùng học sinh. Đặc biệt dù cho nét vẽ, nét cắt còn ngô nghê, thế nhưng đó là sản phẩm của các em. Kể cả chân dung các em cũng để bạn vẽ cho nhau hoặc tự vẽ. Chắc chắn rằng mỗi khi đến lớp, được ngắm nghía các sản phẩm tự tay mình làm ra, học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hưng phấn nhiều hơn trong giờ học

Trang trí các góc của lớp học

   Việc tạo nên các góc với những chủ đề như: góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc học tập, góc địa phương,... cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học của các em học sinh một cách hiệu quả. Ở những góc như vậỵ, một số lớp đã sáng tạo nên những cách trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:

  Góc thiên nhiên thì sắp xếp cây xanh, cây dây leo trong một không gian hợp lý và trang trí bằng những hình ảnh về thực vật, cây cỏ,..

  Góc học tập” thì trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình. Từ đó tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt phấn đấu mỗi ngày một nhiều hơn để những bài làm hay những sản phẩm của mình tạo nên có thể được trưng bày ở góc.

Ngôi trường của em chính là trường THCS .............. . Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tên với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hay những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có ảnh và có khẩu hiệu \"Thi đua dạy tốt, học tốt\", \"5 điều bác Hồ dạy\" và \"Tiên học lễ hậu học văn\".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua \"dạy tốt học tốt\ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.

Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

14 tháng 10 2019

Nó có giống 1 bài báo không?

Trong hơn ba tháng qua, dịch bệnh Covid 19 hoành hành cũng là khoảng thời gian mà học sinh, sinh viên chưa được đến trường, trong đó có cả tôi – cô sinh viên năm 2 đại học. Lần đầu tiên trong đời, tôi có một kỳ nghỉ tết dài đến như thế, hơi buồn vì việc học bị gián đoạn, tuy nhiên cũng nhờ “cái tết lịch sử” mà tôi phụ giúp được gia đình nhiều hơn và có thời gian cảm nhận về bản thân nhiều hơn. Cũng vì thế mà chúng tôi sắp có được mùa 'tựu trường' đáng nhớ, có một không hai từ trước đến giờ. 

Rời xa phố thị tấp nập, đầy khói bụi, tôi trở về miền quê yên bình với những cánh đồng lúa bất tận và bầu trời trong xanh, cao vút. Với tôi, năm nào cũng thế, cứ “ăn” xong mùng ba tết là lại lên rẫy phụ gia đình làm mì (sắn). Thường thì tôi sẽ đi học trước khi gia đình thu hoạch hết mì, nhưng năm nay đặc biệt hơn chút, xong mùa mì và mùa gặt lúa (thường thì lúa sẽ gặt sau khi làm mì xong) mà tôi vẫn chưa “cắp sách đến trường”.

9 tháng 11 2018

người bạn thân nhất,trường trung học cơ sở , đầu năm lớp 6,những bài tập khó,một tấm gương tốt.

đó là ý của mình

16 tháng 1 2018

Mk la ARMY! It's Me!

Xin loi tra loi hoi cham.

1 tháng 12 2016

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường"T.H.C.S Tân Thành" để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

 

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…