K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016
ĐỀ THI

I. TRẮC  NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi

B. Thế năng hấp dẫn

C. Động năng

D. Không có năng lượng

Câu 2: Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ rẻ tiền

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ cách nhiệt tốt

Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và lỏng

D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)

Câu 6.  Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)

Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)

Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

a)     Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

b)    Nước  nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K. 

 

ĐÁP ÁNI. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm  

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. D

Câu 4. C

 II. TỰ LUẬN

Câu 5:

-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

- Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 6:

-  Có  3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

- Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :

   + Chất rắn : dẫn nhiệt

   + Chất lỏng và khí : đối lưu

   + Chân không : bức xạ nhiệt.

Câu 7:

Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh 

Câu 8:

Tóm tắt:

m1= 0,6kg

c1 = 380 J/ kg.K

t= 1000C

t = 300C

m2 = 200g=0,2kg

c2 = 4200 J/kg.K

Q2 ?

∆t ?

Giải:

a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

Q1 = m1.c1.( t1 - t)

     = 0,6.380.(100 - 30 )

     =   15960  (J)

Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    Q2 = Q1 = 15960 (J)

b) Độ tăng nhiệt độ của nước:

Q2 = m2.c2. t

Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)

                                      Đáp số: Q­2 =  15960 J

                                                  ∆t = 19oC

25 tháng 4 2016

Thêm các đề khác nè: 10 Đề thi học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 8 rất hay

10 tháng 5 2019

Thông cảm , mình vứt hết rùi ! khocroi

thì kệ mày

15 tháng 2 2019

Bạn lên Violet nha. Ở đó có nhiều đề hay lắm

27 tháng 4 2016

mình cho đáp án luôn 

  1. . ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: TOÁN LỚP 8 Thời gian: 150 phút Bài 1: (3đ) a) Phân tích đa thức x3 – 5x2 + 8x – 4 thành nhân tử b) Tìm giá trị nguyên của x để A M B biết A = 10x2 – 7x – 5 và B = 2x – 3 . c) Cho x + y = 1 và x y ≠ 0 . Chứng minh rằng ( ) 3 3 2 2 2 0 1 1 3 x yx y y x x y − − + = − − + Bài 2: (3đ) Giải các phương trình sau: a) (x2 + x)2 + 4(x2 + x) = 12 b) 2003 6 2004 5 2005 4 2006 3 2007 2 2008 1 + + + + + = + + + + + xxxxxx Bài 3: (2đ) Cho hình vuông ABCD; Trên tia đối tia BA lấy E, trên tia đối tia CB lấy F sao cho AE = CF a) Chứng minh ∆EDF vuông cân b) Gọi O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD. Gọi I là trung điểm EF. Chứng minh O, C, I thẳng hàng. Bài 4: (2)Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Các điểm D, E theo thứ tự di chuyển trên AB, AC sao cho BD = AE. Xác địnhvị trí điểm D, E sao cho: a/ DE có độ dài nhỏ nhất b/ Tứ giác BDEC có diện tích nhỏ nhất.
  2. 2. HD CHẤM Bài 1: (3 điểm) a) ( 0,75đ) x3 - 5x2 + 8x - 4 = x3 - 4x2 + 4x – x2 + 4x – 4 (0,25đ) = x( x2 – 4x + 4) – ( x2 – 4x + 4) (0,25đ) = ( x – 1 ) ( x – 2 ) 2 (0,25đ) b) (0,75đ) Xét 2 A 10x 7x 5 7 5x 4 B 2x 3 2x 3 − − = = + + − − (0,25đ) Với x ∈ Z thì A M B khi 7 2 3−x ∈ Z ⇒ 7 M ( 2x – 3) (0,25đ) Mà Ư(7) = { }1;1; 7;7− − ⇒ x = 5; - 2; 2 ; 1 thì A M B (0,25đ) c) (1,5đ) Biến đổi 3 3 x y y 1 x 1 − − − = 4 4 3 3 x x y y (y 1)(x 1) − − + − − = ( )4 4 2 2 x y (x y) xy(y y 1)(x x 1) − − − + + + + ( do x + y = 1⇒ y - 1= -x và x - 1= - y) (0,25đ) = ( ) ( ) ( )2 2 2 2 2 2 2 2 x y x y x y (x y) xy(x y y x y yx xy y x x 1) − + + − − + + + + + + + + (0,25đ) = ( ) 2 2 2 2 2 2 x y (x y 1) xy x y xy(x y) x y xy 2 − + − + + + + + +   (0,25đ) = ( ) 2 2 2 2 2 x y (x x y y) xy x y (x y) 2 − − + − + + +   = ( )[ ] 2 2 x y x(x 1) y(y 1) xy(x y 3) − − + − + (0,25đ) = ( )[ ] 2 2 x y x( y) y( x) xy(x y 3) − − + − + = ( ) 2 2 x y ( 2xy) xy(x y 3) − − + (0,25đ) = 2 2 2(x y) x y 3 − − + Suy ra điều cần chứng minh (0,25đ) Bài 2: (3 đ)a) (1,25đ) (x2 + x )2 + 4(x2 + x) = 12 đặt y = x2 + x y2 + 4y - 12 = 0 ⇔ y2 + 6y - 2y -12 = 0 (0,25đ) ⇔ (y + 6)(y - 2) = 0 ⇔ y = - 6; y = 2 (0,25đ) * x2 + x = - 6 vô nghiệm vì x2 + x + 6 > 0 với mọi x (0,25đ) * x2 + x = 2 ⇔ x2 + x - 2 = 0 ⇔ x2 + 2x - x - 2 = 0 (0,25đ) ⇔ x(x + 2) – (x + 2) = 0 ⇔ (x + 2)(x - 1) = 0 ⇔ x = - 2; x = 1 (0,25đ) Vậy nghiệm của phương trình x = - 2 ; x =1 b) (1,75đ) x 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 2008 2007 2006 2005 2004 2003 + + + + + + + + = + + ⇔ x 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 ( 1) ( 1) ( 1) ( 1) ( 1) ( 1) 2008 2007 2006 2005 2004 2003 + + + + + + + + + + + = + + + + +
  3. 3. ⇔ 2003 2009 2004 2009 2005 2009 2006 2009 2007 2009 2008 2009 + + + + + = + + + + + xxxxxx ⇔ x 2009 x 2009 x 2009 x 2009 x 2009 x 2009 0 2008 2007 2006 2005 2004 2003 + + + + + + + + − − − = (0,25đ) ⇔ 0) 2003 1 2004 1 2005 1 2006 1 2007 1 2008 1 )(2009( =−−−+++x (0,5đ) Vì 1 1 2008 2005 < ; 1 1 2007 2004 < ; 1 1 2006 2003 < Do đó : 0 2003 1 2004 1 2005 1 2006 1 2007 1 2008 1 <−−−++ (0,25đ) Vậy x + 2009 = 0 ⇔ x = -2009 Bài 3: (2 điểm) a) (1đ) Chứng minh ∆EDF vuông cân Ta có ∆ADE = ∆CDF (c.g.c)⇒ ∆EDF cân tại D Mặt khác: ∆ADE = ∆CDF (c.g.c) ⇒ 1 2 ˆ ˆE F= Mà 1 2 1 ˆ ˆ ˆE E F+ + = 900 ⇒ 2 2 1 ˆ ˆ ˆF E F+ + = 900 ⇒ EDF= 900 . Vậy ∆EDF vuông cân b) (1đ) Chứng minh O, C, I thẳng Theo tính chất đường chéo hình vuông ⇒ CO là trung trực BD Mà ∆EDF vuông cân ⇒ DI = 1 2 EF Tương tự BI = 1 2 EF ⇒ DI = BI ⇒ I thuộc dường trung trực của DB ⇒ I thuộc đường thẳng CO Hay O, C, I thẳng hàng Bài 4: (2 điểm) a) (1đ) DE có độ dài nhỏ nhất Đặt AB = AC = a không đổi; AE = BD = x (0 < x < a) Áp dụng định lý Pitago với ∆ADE vuông tại A có: DE2 = AD2 + AE2 = (a – x)2 + x2 = 2x2 – 2ax + a2 = 2(x2 – ax) – a2 (0,25đ) = 2(x – 2 a 4 )2 + 2 a 2 ≥ 2 a 2 (0,25đ) Ta có DE nhỏ nhất ⇔ DE2 nhỏ nhất ⇔ x = a 2 (0,25đ) A B E I D C O F 2 1 1 2 A D B C E
  4. 4. ⇔ BD = AE = a 2 ⇔ D, E là trung điểm AB, AC (0,25đ) b) (1đ) Tứ giác BDEC có diện tích nhỏ nhất. Ta có: SADE = 1 2 AD.AE = 1 2 AD.BD = 1 2 AD(AB – AD)= 1 2 (AD2 – AB.AD) (0,25đ) = – 1 2 (AD2 – 2 AB 2 .AD + 2 AB 4 ) + 2 AB 8 = – 1 2 (AD – AB 4 )2 + 2 AB 2 ≤ 2 AB 8 (0,25đ) Vậy SBDEC = SABC – SADE ≥ 2 AB 2 – 2 AB 8 = 3 8 AB2 không đổi (0,25đ) Do đó min SBDEC = 3 8 AB2 khi D, E lần lượt là trung điểm AB, AC (0,25đ)
27 tháng 4 2016

tích cho mình nha

 

 

12 tháng 3 2019

Bài 1 (5,0 điểm)

Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:

a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.

b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.

Bài 2 (4,0 điểm)

Một ca nô chuyển động từ bến A đến bến B (ở cùng một bên bờ sông) với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30km/h. Cùng lúc đó, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ từ bến A đến bến B cả đi và về được 4 lần và về đến A cùng lúc với xuồng máy. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi; bỏ qua thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy là những chuyển động thẳng đều; dòng nước chảy có hướng từ A đến B, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là v0 = 2km/h.

a. Tính vận tốc của xuồng máy so với dòng nước.

b. Tính độ dài quãng đường từ bến A đến bến B, biết thời gian xuồng máy chạy từ B về A là 2h.

c. Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô chuyển động trên quãng đường (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?

Bài 3 (5,5 điểm)

Thả một khối gỗ đặc hình lập phương cạnh a = 30cm, có trọng lượng riêng d = 9000N/m3 vào trong bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là d1 = 12 000N/m3.

a. Tìm chiều cao của phần khối gỗ chìm trong chất lỏng.

b. Đổ nhẹ vào bình một chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 8000N/m3 sao cho chúng không hòa lẫn vào nhau. Tìm chiều cao của khối gỗ ngập trong chất lỏng có trọng lượng riêng d1? Biết khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng.

c. Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.

Bài 4 (5,5 điểm)

Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm A đến địa điểm B, trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc không đổi v2. Một xe ô tô con xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc không đổi v2. Biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe ô tô con xuất phát muộn hơn 30 phút so với người đi xe máy, thì xe ô tô con đến A và người đi xe máy đến B cùng một lúc.

a. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.

b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một khoảng bằng bao nhiêu?

12 tháng 3 2019

Cảm ơn bn nha ! Nhưng đề này của huyện nào z bn?