K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng.

b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

+ Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển.

+ Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết.

+ Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình.

1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) 
Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch. 
1.3. Buổi đầu độc lập

Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1.4. Nước Đại Việt

a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây :

- Triều đại nhà Lý (1009 – 1225)

- Triều đại nhà Trần (1226 – 1400)

- Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406)

- Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527)

- Triều đại nhà Mạc (1527)

- Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786)

- Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802)

- Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
~học tốt~

20 tháng 11 2021

kết bạn với mik nha !

Mình kết bạn với bạn , nhưng lần sao đừng đăng lung tung nhé ! .

19 tháng 11 2021

thế em muốn kb với chị khum???

20 tháng 11 2021

TUi muốn kết bạn

24 tháng 5 2020

Thứ bảy mỗi tuần lớp em lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm.
Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao. Như bạn Minh Hằng được 10 trong giờ toán, bạn Minh Nguyệt được 10 trong kiểm tra miệng môn anh văn... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được cũng có một vài bạn mắc lỗi quên vở bài tập ở nhà khiến thầy cô giáo không hài lòng. Giờ văn hôm thứ ba có hai bạn nói chuyện riêng là cho cô giáo dạy tiết văn hôm đó phải dừng lại mất 10 phút để chỉnh đốn lại trật tự lớp.
Trong khi lớp trưởng báo cáo lại tổng kết những thành quả đạt được trong tuần qua cả lớp đều lắng nghe. Ai mà bị nhắc tới trong danh sách khuyết điểm đều cúi đầu xấu hổ cảm thấy mình đã làm ảnh hưởng tới tập thể lớp. Sau khi lớp trưởng báo cáo xong cô chủ nhiệm yêu cầu bạn thư ký buổi họp ghi chép lại thật đầy đủ để cô còn gửi tài liệu về cho gia đình. Cô cũng trò chuyện cùng các bạn mắc lỗi nhắc nhở các bạn nên chú ý hơn trong giờ học không nên nói chuyện riêng hay quên vở để làm ảnh hưởng tới điểm thi đua của cả lớp. Các bạn đều hứa với cô lần sau sẽ không tái phạm
Sau buổi sinh hoạt chúng em ra về, những ai cũng hứa với lòng mình phải cố gắng hơn nữa để trở thành con ngoan trò giỏi không để thầy cô cha mẹ phải buồn lòng vì mình.

#Yuuki

31 tháng 5 2020

bạn Quỳng Anh là lớp trưởng.Bạn ấy học giỏi trong top 5 của lớp. Bạn lên để báo cáo về lớp

16 tháng 12 2021

ai đã phát minh ra môn toán tiếng việt lịch sử địa lý vậy trả lời nhanh cho mình biết nha ai nhanh mình cho

=>Ac-crai-tơ 

16 tháng 12 2021
Sở giáo đục và đào tạo

Tuần vừa rồi, em được rất nhiều điểm tốt. Vì vậy, trong ngày hôm qua em được bố mẹ cho đi chơi công viên. Buổi đi chơi đó rất vui nên em luôn nhớ. Đến tối, sau khi học xong bai em bắt đầu đi ngủ. khi ngủ em có được một giấc mơ rất đẹp.

Trong giấc mơ, em thấy có một bà tiên hiện lên. bà có mái tóc như cước, bà nở nụ cười đôn hậu với em và nói:

- Cháu là một cô bé ngoan. Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước, cháu hãy ước đi.

Em mừng quá, em cảm ơn bà và nói:

- Thưa bà, điều ước thứ nhất cháu xin ước hai chị em cháu học thật giỏi. Điều ước thứ hai: cháu xin ước lớn lên cháu sẽ trở thành một nhà ngoại giao giỏi. Điều thứ ba: cháu xin ước trên giới con người sẽ không có bệnh tật. Rồi em nghe có tiếng nói:"Phương Anh ơi". Đó là tiếng bố em gọi em dậy đi học.

Em rất vui vì có được một giấc mơ đẹp. Em mong những điều ước đó sẽ thành hiện thực trong tương lai.

TL:

Chủ nhật, em giúp mẹ phơi quần áo, lau nhà và nấu ăn. Cơm nước và rửa chậu bát xong, em khoan khoái ngã mình lên chiếc ghế dài nghỉ trưa.

Bỗng một bà tiên khoác chiếc áo trắng ngà có đính những hạt bạch ngọc lấp lánh bước vào nhà. Bà tiên có đôi mắt hiền từ và đôi môi đỏ như môi của công chúa Bạch Tuyết. Bà dịu dàng xoa đầu em:

- Con ngoan lấm. Biết giúp mẹ thế này là tốt. Ta thương cho con ba điều ước. Con có mong ước gì thì hãy nói với ta!

Nghĩ đến mẹ buôn bán tảo tần ở chợ xa, em ước mẹ có một cửa hàng nhỏ tại nhà. Thương bố vất vả đi làm từ sớm tới khuya mới về, phải đón xe buýt cực nhọc, em ước bố có một chiếc xe gắn máy cho tiện dụng. Bà em tuổi già hay bệnh và ho hoài. Em ước bà được hồng hào, khỏe mạnh và đứt những cơn ho.

Gian nhà em bỗng trở thành tiệm tạp hóa, bác bán hàng là mẹ em. Bà em mọi khi vẫn nằm trên giường trong buồng, bước ra giục em lo cơm chiều vì bố sắp đi làm về. Bà hồng hào, tươi tỉnh. Em sung sướng cầm tay bà:

- Bà ơi. Bà khỏe rồi hả bà?

Bố đi làm về. Cả nhà vui vẻ vì những câu chuyện bố kể. Bố cười to quá làm ánh sáng trắng do tà áo bạch ngọc của bà tiên phát ra vụt tắt. Em choàng tính dậy. Hoá ra, tất cả chỉ là một giấc mơ.

Em cố gắng học tập giỏi để sau này có nghề nghiệp vững vàng. Em sẽ dành dụm tặng ba mẹ một cửa tiệm tạp hoá như đã ước trong mơ. Còn bà, em sẽ chăm sóc bà thật tốt hơn nữa, để bà thoải mái, mau chóng khỏi bệnh.

~HT~

14 tháng 12 2021

lớp 6 đây

Công Ty Báo Cáo xin thông báo, trong tối nay, Công Ty đã ra lò thêm 10 vé báo cáo mới, Chu Hữu Vinh là người đầu tiên đc nhận vé.

@congtybaocao

8 tháng 6 2018

- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo có ý nghĩa:

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

8 tháng 6 2018

Chiến thắng Bạch Đằng đã giúp nước ta độc lập hoàn toàn ,kết thúc 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ và xâm lược

23 tháng 3 2022

a) Cô mong các em có một kì nghỉ hè bổ ích.

b) Con xem trong thời gian biểu của mình đi.

Chúc bạn học tốt.

😁😁😁

23 tháng 3 2022

a) Cô mong các em có một kì nghỉ hè bổ ích.

b)Con xem trong thời gian biểu của mình đi.

2 câu trên là câu khiến nha

6 tháng 4 2021

1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.

2/Giết gà,dọa khỉ.

3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.

4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.

5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.

6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.

7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.

8/Trước lạ sau quen.

9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.

31 tháng 3 2021

1 . Ông chẳng bà chuộc:

Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)

Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Ra môn ra khoai:

Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

4. Rách như tổ đỉa:

Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”

5. Rối như bòng bong:

Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

6. Sáng tai họ, điếc tai cày:

Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.

Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:

Trong thiên hạ có anh giả điếc

Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây

Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày

Lối điếc ấy sau này em muốn học.

7. Sẩy đàn tai nghé:

Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.

8. Sơn cùng thủy tận:

Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

9. Sơn hào hải vị:

Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…

Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)

10. Sư tử Hà Đông:

Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.

– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:

Hốt kiến Hà Đông sư tử hống

Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.

(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).

11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.

Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :

Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.

12. Nằm gai nếm mật:

Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.

13. Năm thì mười họa:

Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.

Ví dụ:

– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)

– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).

(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).

Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.

14. Ngựa quen đường cũ:

Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:

– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.

Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:

Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.

Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:

Con ơi nghe lấy lời cha

Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.

16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:

Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.