K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

koooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

5 tháng 9 2018

Ko lên đăng những câu hỏi ko liên quan đến học hành 

9 tháng 3 2018

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

9 tháng 3 2018

Mk là Hana nha 

1 tháng 10 2020

có mk nhưng bạn hạn chế spam như vầy bằng cách gửi các câu đó nha

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

mik chỉ xem thôi chứ mik ko có chơi ^ ^

10 tháng 5 2019

hihi kb ko

21 tháng 7 2018

Plz gõ dấu đi ạ

21 tháng 7 2018

đợi nhé khi nao ranh viết lại

28 tháng 4 2018

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

28 tháng 4 2018

ban hoi me mk y

mẹ mk là giáo viên dạy văn lớp 6789

còn là giáo viên chủ nhiệm lớp 8

7 tháng 5 2018

   -Nghị luận trò chơi điện tử

      Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người đã được đủ đầy, hạnh phúc hơn trước. Bên cạnh những nhu cầu về vật chất như cái ăn, cái mặc, chúng ta bắt đầu chăm lo hơn cho những nhu cầu về tinh thần. Đặc biệt là những người trẻ với tính thích tìm tòi, khám phá cái mới, thường nắm bắt rất nhanh những xu hướng của khoa học công nghệ. Và trò chơi điện tử ra đời đã đáp ứng đúng nhu cầu về việc giải trí cho một bộ phận lớn giới trẻ. Không thể phủ nhận trò chơi điện tử đã giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi, nhưng giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những tác hại mà khi đắm chìm quá sâu vào nó sẽ rất khó để dứt ra. Để làm bài văn nghị luận về trò chơi điện tử, chúng ta cần tìm hiểu những mặt lợi cũng như mặt hại của nó, đưa ra nguyên nhân vì sao một số học sinh nghiện trò chơi điện tử và tìm hướng khắc phục.

    Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

   Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

   Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
   Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

   Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

7 tháng 5 2018

- Nghị luận về bạo lực học đường

   Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.

    Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.

   Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như  Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.

   Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.

   Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát  triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.

   Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.

   Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa.  Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.

   Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh. Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.

   Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như  xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.


 


 



 

21 tháng 1 2020

I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi cướp cờ, một trò chơi rất thú vị.

II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi dân gian
1. Dụng cụ để chơi cướp cờ:

- Một cây cờ
- Một vòng tròn và cờ đặt ở giữa
- Vạch xuất phát cũng là đích của hai đội chơi
2. Cách chơi cướp cờ:
- Chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5…
- Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ
- Người điều khiển gọi ai về người đó phải về
- Mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi
3. Luật chơi cướp cờ:
- Khi bạn lấy được cờ mà người của đội bạn chạm vào bạn là thua
- Khi lấy được cờ chạy nay về đích không để đội bạn chạm vào người, như vậy ta sẽ chiến thắng
- Số thứ tự nào phải vỗ số thứ tự đó
- Số nào bị thua sẽ không bị gọi nữa
- Người chơi không được ôm hay giữ nhau để đội mình cướp cờ
- Khoảng cách từ cờ đến vạch xuất phát của hai đội bằng nhau

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi dân gian
- Đây là một trò chơi hết sức thú vị và ý nghĩa
- Chúng ta hãy lưu giữ những nét đẹp truyền thống này

21 tháng 1 2020
Mở bài
  • Hiện nay, trò chơi hiện đại đang chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta.
  • Tuy vậy, những trò chơi dân gian vẫn song song tồn tại bên các trò chơi hiện đại.
  • Ô ăn quan là một trò chơi vừa lí thú vừa bổ ích.
Thân bài

Xuất xứ trò chơi

  • Chưa ai khẳng dịnh chắc chắn trò chơi 0 ăn quan có từ bao giờ.
  • Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.
  • Ô ăn quan là trò chơi đã được phổ biên rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
  • Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày trò chơi này.
  • Chuẩn bị cho trò chơi

Bàn chơi: có thể dùng mặt bằng của sàn nhà, của sân,… kích thước khoảng hơn 1 mét vuông.

Quân chơi: gồm 2 loại quân: quan và dân. Một quân quan được tính bằng 5 quân dân (có nơi tính bằng 10 quân dân). Có thể dùng các viên sỏi (hoặc hạt nhựa tròn hoặc hạt của trái cây,…) để làm quân. Kích cỡ của quân dân to bằng hạt lạc hoặc nhích hơn một chút. Kính cỡ của quân quan to gấp nhiều lần viên quân dân. Nêu chơi hai người thì tất cả cần 2 quân quan và 50 quân dân. Nếu chơi 3 người thì cần tất cả 3 quân quan và 75 quân dân. Nếu chơi 4 người thì cần 4 quân quan và 100 quân dân.(Mỗi người 1 quân quan và 25 quân dân).

Vật dùng để vẽ bàn chơi: phấn, gạch non hoặc chì sáp,…

Cách chơi

* Chơi hai người

  • Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 75 cm. Vẽ một đường thẳng theo chiều dài của hình chữ nhật, chia hình chữ nhật ra hai phần bằng nhau. Võ thêm 4 đường ngang cách đều nhau, tính từ hai cạnh chiều ngang của hình chữ nhật. Ta được hình chữ nhật có 10 ô vuông bằng nhau. Hai đầu hình chữ nhật ta vẽ ô đựng quân quan theo hình cánh cung hoặc nửa vòng tròn.
  • Hai người ngồi hai bên chiều dài của hình chữ nhật (đôi diện nhau). Mỗi ô nhỏ bỏ 5 quân dân. 0 hình cánh cung để quân Viên quân quan đặt phía ô bên tay phải của người chơi.
  • Để chọn người đi trước thì bốc thăm, oẳn tù tì hoặc phân lượt tùy theo sự thông nhất của người chơi.
  • Người chơi trước dùng tay bốc hết quân dân trong một ô bất kì ở phía bên mình rồi rải vòng tròn. (Rải quân về phía bên phải hay bên trái đều do người chơi quyết định). Mỗi ô rải một quân, kể cả ô quan.
  • Quân cuối cùng ở ô nào thì lấy quân ở ô tiếp theo để đi, không được lấy quân ở ô quan. Cho đến lúc quân cuối cùng dừng lại mà cách một ô trống thì người chơi được ăn quân ở ô sát tiếp ô trông đó.
  • Người chơi lấy hết quân về nhà mình. Nếu quân cuối cùng rơi vào ô sát ô quan thì người chơi phải dừng lại cho đôi phương đi.
  • Nếu quân cuối cùng rơi vào ô cách ô quan một ô trông (không có quân nào) thì được ăn ô quan (với điều kiện trong ô quan có 5 quân dân trở lên).
  • Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân). Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương. Vay đến 15 quân thì phải trả 1 ao (nghĩa là phải trả 1 ô bên mình cho đôi phương. Đánh dấu ao bằng hai gạch chéo trong ô. Khi hai bên đi, quân rơi vào ao thì người có ao được lấy quân trong ao của mình về.
  • Khi cả hai quan bị ăn hết thì cuộc chơi kết thúc. Hai bên thu quân bên ô của mình về. Người có ao được thu quân trong ao của mình. Một quan được tính bằng 10 quân. Cộng tất cả lại, bên nào nhiều quân là bên đó thắng.

* Chơi ba người

  • Vẽ hình tam giác.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

* Chơi 4 người

  • Vẽ hình vuông.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

Luật chơi

  • Khi chơi, người chơi phải tính toán trước khi bốc quân đi.
  • Đã đi rồi không được đi lại.
  • Phải quan sát bạn di để tránh nhầm lẫn.
Kết bài
  • Ô ăn quan là một trò chơi rất thú vị và bể ích.
  • Nó tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua.
  • Giúp người chơi luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi.
  • Tạo sự gắn bó, đoàn kết.
  • Ô ăn quan mãi mãi là trò chơi dân gian yêu thích của tuổi học trò.
28 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

 

Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.

Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

 

Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.

Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.

7 tháng 12 2017

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,