K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
26 tháng 10 2023

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất ở nước ta:

- Mất rừng và mở rừng: Việc phá rừng để lấy gỗ và mở rừng để cấy trồng cây trồng lúa, cây cao su, cây điều và các loại cây nông nghiệp khác làm giảm lớp cây bảo vệ đất, gây cho đất dễ bị xói mòn hơn.

- Sao cỏ và canh tác không bảo vệ đất: Việc không thực hiện biện pháp bảo vệ đất như canh tác bậc thang, tạo hàng rào cây che gió, và sử dụng phân bón hữu cơ làm cho đất trở nên dễ bị rửa trôi.

- Xây dựng không kiểm soát: Xây dựng các công trình không kiểm soát như đập, đường kênh, và khu đô thị mà không áp dụng biện pháp kiểm soát xói mòn làm cho nước mưa trôi qua nhanh chóng và cuốn theo đất.

- Biến đổi khí hậu và mưa lớn: Biến đổi khí hậu gây ra mưa lớn và lũ lụt có thể làm cho đất bị rửa trôi nhanh chóng.

Các biện pháp khắc phục xói mòn và rửa trôi đất bao gồm:

- Rừng trồng kỹ thuật: Trồng rừng bảo vệ đất trước mưa và gió, đặc biệt là ở các vùng đất dốc.

- Canh tác bậc thang: Sử dụng biện pháp canh tác bậc thang để giữ đất không bị xói mòn và duy trì sự đa dạng cây trồng.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nước: Xây dựng các công trình như đập, hố chứa nước, và hệ thống kênh để kiểm soát lưu lượng nước mưa và ngăn chặn xói mòn.

- Bảo tồn rừng nguyên sinh: Bảo tồn các khu rừng nguyên sinh và không phá rừng để bảo vệ đất và tài nguyên nước.

-Tạo mạng lưới cây bảo vệ đất: Trồng cây bảo vệ đất như cây rìu, cây tràm, cây bạch đàn, và cây lúa sấy.

- Giáo dục và tạo nhận thức: Tăng cường giáo dục cộng đồng về vấn đề xói mòn đất và cách bảo vệ đất hiệu quả.

19 tháng 4 2017

Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa. Vvùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…), kết hợp với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. 

Ví dụ:

+ Gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Bạch Mã tạo nên sự  phân hóa 2 miền khí hậu Bắc - Nam.

+ Theo chiều đông tây: gió mùa tây nam kết hơp với dãy Trường Sơn đem lại lượng mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và mùa hè với gió phơn khô nóng ở sườn đông Bắc Trung Bộ.

+ Dãy Hoàng Liên sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn mạnh sang Tây Bắc làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.

Đáp án cần chọn là: A

13 tháng 8 2017

Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do vị trí, hình dáng lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa về khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.

22 tháng 3 2021

– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng

– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+Than: Quảng Ninh

+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+Bô xit, apatit (Lào Cai)

+Đất hiếm, đá vôi…

1 tháng 5 2017

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

Vùng biển và vùng thềm lục địa

Vùng biển nước ta lớn gần gấp 3 lần diện tích đất lienf.

Độ nông – sâu, rông – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kệ bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đổi phía tây và vùng biển phía đông.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.

Vùng đồi núi: sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.