K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn.

- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ.

Lời giải chi tiết:

Việc sắp xếp trật tự từ các vế trong câu đã đảm bảo về mặt lo-gic ngữ nghĩa.

7 tháng 5 2023
 

- Việc sắp xếp trật tự các vế trong câu đảm bảo về lô-gíc ngữ nghĩa.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Câu văn có ba vế (được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm phẩy), sắp xếp các hành động của nhân vật Thanh theo một trình tự hợp lí. Vì vậy, chúng ta không thể thay đổi trật tự giữa các vế trong câu.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài.

- Đọc lại lí thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

Lời giải chi tiết:

Việc thay đổi trật tự từ như vậy là không phù hợp. Bởi:

- Với câu a2, b2 không đảm bảo được về logic ngữ nghĩa của câu.

- Với câu c2 không đảm bảo về ngữ pháp trong câu.

7 tháng 5 2023

Việc thay đổi trật tự từ như vậy là không phù hợp. Bởi:

- Với câu a2, b2 không đảm bảo được về logic ngữ nghĩa của câu.

- Với câu c2 không đảm bảo về ngữ pháp trong câu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy không phù hợp. Vì:

- Với câu a2, b2 không đảm bảo được về lô-gíc ngữ nghĩa của câu.

- Câu c2 không đảm bảo về ngữ pháp trong câu.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những chi tiết miêu tả tâm trạng của nhân vật Thanh và những điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt.

Lời giải chi tiết:

     Khi bước vào ngôi nhà của bà, điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự trầm tĩnh, tịch mịch của gian nhà cũ và sự quan tâm, chăm sóc của người bà hiền từ, mái tóc trắng bạc phơ dành cho cậu vẫn như ngày nào. Điều đó khác biệt hẳn với sự ồn ào và huyên náo ngoài kia.

7 tháng 5 2023

     Khi bước vào ngôi nhà của bà, điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự trầm tĩnh, tịch mịch của gian nhà cũ và sự quan tâm, chăm sóc của người bà hiền từ, mái tóc trắng bạc phơ dành cho cậu vẫn như ngày nào. Điều đó khác biệt hẳn với sự ồn ào và huyên náo ngoài kia.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Khi bước vào ngôi nhà của bà, điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự vẹn nguyên của không gian xưa, hình ảnh thân thương của người bà, sự tĩnh lặng, bình yên, ấm áp của căn nhà, tình cảm e ấp ngọt dịu không thể nói thành lời với người thiếu nữ. Tất cả đã làm nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn, đã nâng đỡ, xoa dịu tâm hồn Thanh sau những ồn ảo, mệt mỏi, tấp nập của đời sống phố thị.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"8/3/69Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"8/3/69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Văn bản trên tồn tại dưới dạng nào?

1
30 tháng 6 2017

Dạng viết: Nhật kí.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"8/3/69Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"8/3/69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."

 

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ đó trong văn bản trên?

1
30 tháng 5 2018

Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Tính cụ thể:

   + Con người: Th – nhân vật phân thân đối thoại.

   + Thời gian: Đêm khuya.

   + Không gian: Rừng núi.

- Tính cảm xúc: Thể hiện ở giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, câu cảm thán, những từ ngữ: Viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.

- Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú ("...nằm thao thức không ngủ được", "Nghĩ gì đấy Th. ơi?", "Th. thấy...", "Đáng trách quá Th.ơi!", "Th. có nghe...?")

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

26 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C