K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

     Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề được thể hiện rõ ràng, nhất quán.

- Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

8 tháng 3 2023

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.

5 tháng 3 2023

- Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của người đưa tin: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng.

- Chi tiết giúp em suy luận điều đó: Mục lễ hội “5 không”, người viết nghiêm túc đề ra 5 điều không nên xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội, đặt chúng ở chính giữa văn bản giúp người đọc dễ dàng nắm được và thực hiện theo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Xác định quan điểm của bản thân về quan điểm thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên.

- Triển khai và sắp xếp các luận điểm, lí lẽ cho quan điểm của bản thân và viết đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

     Có người đã từng nói với tôi rằng: Bạn không thể quyết định việc mình sinh ra ở đâu nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định mình sống như thế nào. Đúng như ý nghĩa của câu nói trên, tương lai của bản thân sẽ do chính mình tự quyết định, tương lai thành công và hạnh phúc hay thất bại và đau khổ không phải dựa vào may rủi mà nó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Trong cuộc sống hiện tại và tương lai, chúng ta luôn phải đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, phải đưa ra những lựa chọn dù muốn hay không và những lựa chọn đó sẽ chính là bước đi tiếp theo của chúng ta. Để thành công trong cuộc sống, để tương lai tốt đẹp cần phải có trí tuệ sáng suốt để phân đoán, suy luận; có kĩ năng làm việc; có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao mới tạo được niềm tin với người khác; có kĩ năng giao tiếp để nắm bắt cơ hội, để hợp tác chia sẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay; có cơ sở vật chất ban đầu và có sự may mắn. Không biết đã bao nhiêu lần chúng ta buông tay từ bỏ khi mà chỉ cần một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là chúng ta sẽ đạt được thành công. Câu chuyện về một người thợ đã mua lại một mảnh đất hoang với giá cao vì ông tin rằng dưới lòng đất có một mỏ kim cương quý giá, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của và nhiều năm để đào bới mảnh đất nhưng không thu được gì. Vì quá chán nản, ông ấy đã bán lại khu đất cho một người khác mà không ngờ rằng chỉ 2 tháng sau đó, người chủ mới khu đất đã tìm thấy một mỏ kim cương khổng lồ nằm sâu trong đất. Chúng ta đôi khi cũng giống như người thợ trong câu chuyện vậy, chúng ta thiếu đi sự kiên nhẫn, thiếu nghị lực để rồi bỏ lỡ mất thành công ngay trước mắt và đổ lỗi cho sự may rủi. Sự may rủi không phải là cái quyết định thành công và hạnh phúc của chúng ta mà chính bản thân chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc. Trong hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, kết quả chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu bạn không phạm sai lầm, nghĩa là bạn còn chưa cố gắng đủ.