K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Từ Hải trong văn bản Trai anh hùng, gái thuyền quyên (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du).

Bài đọc:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên[1]

Lần thâu gió mát trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình[2] sang chơi.

Râu hùn, hàm én, mày ngài[3],

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào[4],

Côn quyền[5] hơn sức, lược thao[6] gồm tài.

Đội trời, đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông[7].

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo[8].

Qua chơi nghe tiếng nàng kiều,

Tấm lòng nhi nữ[9] cũng xiêu anh hùng.

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “tâm phúc tương cờ[10],

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bây giờ nghe tiếng má đào,

Mắt xanh[11] chẳng để ai vào, có không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dong,

Tấn Dương[12] được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội, hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý, gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai[13] mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp, tâm đầu[14],

Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân!

Ngỏ lời nói với băng nhân[15],

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn[16].

Buồng riêng, sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.

Trai anh hùng, gái thuyền quyên[17],

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng[18].

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, trang 158 – 162)

[1] Nhan đề do người biên soạn đặt.

[2] Biên đình: nơi biên ải xa xôi.

[3] Râu hùm, hàm én, mày ngài: tướng mạo của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong và to như con tằm.

[4] Anh hào: anh hùng hào kiệt.

[5] Côn quyền: môn võ đánh bằng tay.

[6] Lược thao: mưu lược về tài dùng binh.

[7] Việt Đông: chỉ tỉnh Quảng Đông ở phía đông sông Việt, nên gọi là Việt Đông.

[8] Gươm đàn … một chèo: Hoàng Sào, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đời Đường, có câu thơ: “Bán kiên cung kiếm băng thiên túng, nhất trạo giang sơn tận địa tuy” (Chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông.

[9] Tấm lòng nhi nữ: ý nói người đẹp.

[10] Tâm phúc tương cờ: tương cờ tức tương kì. Lòng dạ hứa hẹn với nhau. Từ Hải muốn cùng Kiều kết thành đôi lứa tri kỉ chứ không phải là yêu đương trăng gió tạm bợ.

[11] Mắt xanh: Nguyên Tịch đời Tấn trọng ai thì nhìn bằng con mắt xanh, khinh ai thì nhìn bằng con mắt trắng. Câu này ý nói Từ Hải hỏi Kiều: Xưa nay, nàng chưa hề xem trọng ai có phải không.

[12] Tấn Dương: Tên đất nơi Đường Cao Tổ khởi binh đánh nhà Tùy, dựng nên đế nghiệp. Câu này ý nói Thúy Kiều tin tưởng Từ Hải là Từ hải sẽ nên nghiệp đế vương. 

[13] Trần ai: bụi bặm, chỉ lúc người anh hùng còn ẩn náu, chưa có danh vị gì để phân biệt với người thường.

[14] Ý hợp, tâm đầu: hợp ý nhau, có những tình cảm và các suy nghĩ như nhau.

[15] Băng nhân: người làm mối trong việc hôn nhân.

[16] Nguyên ngân: số tiền bỏ ra khi trước; phát hoàn: đưa trả lại.

[17] Thuyền quyên: người con gái đẹp.

[18] Sánh phượng, cưỡi rồng: xưa Kính Trọng, nước Tần được quan đại phu nước Tề gả con gái cho, trong quẻ bói được câu: “Phượng hoàng vu phi…” (Chim phượng hoàng cùng bay). Đời Đông Hán, Hoàng Hiến và Lý Ung là hai người có danh vọng, cùng lấy con gái Hoàn Yến, người đời khen hai con gái Hoàn Yến đều cưỡi rồng. Câu này ý nói Thúy Kiều và Từ Hải đẹp duyên với nhau.

0
3 tháng 3 2019

- Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị oan

- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ

- Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền

Đọc văn bản và trả lời câu hỏiTầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

 

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao

 

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nh

 

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao

 

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đ

 

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được

 

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơ

 

VÕ HOÀNG NAM

 

Câu1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

 

2: theo thì tại sao nv tôi có tâm trạng biồn chán, còn hai người anh đầy tự hào

 

3: niêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ

 

4: anh\chị có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp điều do tâm hồn mà hình thành. niêu rõ lí do.

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa chiều cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy).

1
18 tháng 2 2017

Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.

- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:

+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...

+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...

+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng...
Đọc tiếp

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

 

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao

 

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ

 

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?"

 

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó

 

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được

 

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn

 

 

Câu1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

 

2: theo thì tại sao nv tôi có tâm trạng biồn chán, còn hai người anh đầy tự hào

 

3: niêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ

 

4: anh\chị có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp điều do tâm hồn mà hình thành. niêu rõ lí do.

0
19 tháng 4 2017

Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè...

28 tháng 2 2018

- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.

Khổ 1:Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.

Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng.

Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông

Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.

Khổ 2:Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió , mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.

Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng

Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ

26 tháng 4 2019

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa chiều cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

1
11 tháng 6 2019

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.