K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2016
ài 28 Ca Huế trên sông Hương
Chào mừng các em học sinh đến với giờ học Ngữ vănKiểm tra bài cũQua truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật chính? -Va- ren: là một kẻ bất lương, giả dối, bịp bợm một cách trắng trợn.- Phan Bội Châu: là một con người có bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. (Thể hiện qua thái độ im lặng, phớt lờ, khinh bỉ.)Những hình ảnh, lời dân ca các em vừa xem và nghe thuộc địa danh nào? Em hiểu gì về địa danh ấy? Van b?n:CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Theo H? ?nh Minh (B?o Ngu?i H? N?i)Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:Em biết gì về tác giả Hà Ánh Minh?Hà Ánh Minh là một nhà báo.2. :Tác phẩm:Các em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?- Xuất xứ: được đăng trên báo “ Người Hà Nội”. Theo các em văn bản này thuộc thể loại gì?Em biết gì về thể loại này?- Thể loại: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.Nội dung mà tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và nói đến trong văn bản này là gì?Em biết gì về ca Huế?=> Ca Huế: dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa của cố đô Huế: nguời nghe và người hát cùng ngồi trên thuyền đi trên sông Hương; ca Huế diễn ra vào ban đêm và hát chủ yếu các làn điệu dân ca Huế.- Ca Huế: một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.Với nội dung trên, văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?Kiểu văn bản nhật dụngPhương thức biểu đạt của văn bản là gì?- Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : Theo các em, chúng ta cần đọc văn bản này bằng giọng như thế nào?Giọng to, rõ ràng, chú ý các dấu câu, giọng vui tươi, thể hiện sự tự hào đối với sự phong phú , đa dạng, độc đáo của ca Huế.Các em hãy cho biết bố cục của văn bản?Bố cục: Ba phần: Phần 1:Từ đầu … “ Lý hoài Nam” => Giới thiệu về ca Huế. Phần 2: tiếp theo … “xao động tận đáy hồn người” => Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương. Phần 3:Còn lại => Nguồn gốc của ca Huế.2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế.Em hãy cho biết, trong đoạn văn này, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về ca Huế? Ca Huế có nhiều làn điệu:Các em hãy thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút để hoàn thành bài tập ở bảng sau đây?Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?Chèo cạn, bài thai, các điệu lí, các điệu hò, các điệu Nam, . . . với đặc điểm riêng của từng làn điệu.Khi nói về các làn điệu ca Huế với đặc sắc của từng làn điệu, tác giả dùng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp bình luận, giải thích).Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?=> Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.Các làn điệu ca HuếCác làn điệu ca HuếCa Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:Thời gian biểu diễn là vào lúc nào?- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.Không gian biểu diễn được miêu tả ra sao? Hãy tìm những chi tiết miêu tả không gian trong đêm ca Huế.Thành phố lên đèn như sao sa; màn sương dày dần hẳn lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Không gian tĩnh mịch bỗng bừng lên âm thanh của dàn hòa tấu.Em có nhận xét gì về không gian này?- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.Nơi biểu diễn có gì đặc biệt và độc đáo?- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Nếu xem con thuyền ấy là một sân khấu, thì ngoài sự đặc biệt ở sự chuyển động trên dòng sông Hương mà còn đặc biệt hơn các sân khấu khác ở chỗ nào nữa? (Chú ý vị trí của người biểu diễn và người thưởng thức).Người biểu diễn ở đây là những ai?Có những nhạc cụ nào?Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Em có nhận xét gì về các nhạc cụ được các ca công sử dụng trong đêm ca Huế?- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.Trở lại các nhạc công và ca công, em thấy các ca công và nhạc công được miêu tả như thế nào? Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, đội mấn duyên dáng.- Các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt lúc khoan lúc nhặt làm nên những tiết tấu xao động tận đáy hồn người.Qua đây, các em có cảm nhận gì về người biểu diễn?- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.Người thưởng thức ở đây thưởng thức như thế nào, trong tâm trạng và cảm xúc ra sao?- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.Khi nói về các ca công, nhạc công, nói về các nhạc cụ, cách thưởng thức, . . . Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)Cách kết hợp các yếu tố này cho ta thấy được ca Huế là một loại hình nghệ thuật như thế nào?=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:Ca Huế được hình thành từ đâu? Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Nhạc dân gian là gì? Nhạc cung đình, nhã nhạc là gì?Chính từ nguồn gốc này đã tạo nên âm hưởng của các làn điệu ca Huế, đó là âm hưởng như thế nào?=> Vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trong uy nghi. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan. Nhạc cung đình, nhã nhạc: Nhạc dùng trong các buổi lễ trang nghiêm, nơi tôn miếu, triều đình thời phong kiến, thường có sắc thái trang nghiêm, uy nghi.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương: Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:III. Tổng kết:Những nghệ thuật này đã cho ta hiểu được gì về Huế và ca Huế?1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.Qua tìm hiểu, các em hãy khái quát những đặc sắc của văn bản?2. Nội dung: Văn bản cho ta thấy Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm văn hóa phi vật thể đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.IV. Luyện tập:Địa phương em có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên (và thể trình bày) một vài làn điệu mà em biết.Như vậy, theo em, văn bản có ý nghĩa gì?3. Ý nghĩa: Văn bản thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế- một di sản văn hóa của dân tộc. CỦNG CỐTrả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất.1. Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộngB. Nguồn gốc của một làn điệu ca Huế.C. Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca HuếD. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên.2. Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng.B.Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.C. Những làn điệu ca Huế phong phú đa dạng, giàu cảm xúc.D. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên3. Vì sao nói ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, vừa uy nghi?A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀHọc thuộc bài giảng.Sưu tầm thêm tranh ảnh về Huế.Soạn bài Liệt kê theo hệ thống câu hỏi SGK Tiết học đến đây là kết thúc, chúc các em học tốt 
16 tháng 4 2018

dài quá nhưng cũng hay

 

1 tháng 3 2019

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

29 tháng 3 2022

•_•

12 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu. Qua bài viết Ca Huế trên sông Hương , tác giả Hà Anh Minh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú. Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..

 
3 tháng 5 2016

Vì thế du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài lăng tẩm Huế, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang. Đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.

Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sĩ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên sông Hương:

 “ ... Em cạn lời cho anh dứt nhạc
 Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
 Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cứ cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông hoàng, bà chúa... thật là một điều ngộ nhận. Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính quy trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn.

Thế nên đò hát trên sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn, tùy vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông. Trong khoang đò hát, không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng đơn thuần những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu  là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

 Đêm nghe ca Huế trên sông Hương được coi lý tưởng nhất thường bắt đầu thả đò từ bến chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về đến Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào như lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Thú chơi nghệ thuật đặc sắc tinh tế tao nhã này không chỉ làm say lòng tao nhân mặc khách, mà còn lôi cuốn cả các bậc vương tôn, công tử chốn thần kinh. Vì thế, ca Huế trên sông đã được người dân cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử như một tài sản văn hóa vô giá của miền sông Hương núi Ngự.

Ngày nay, du khách đến Huế ngày một đông, nhu cầu thưởng thức ca Huế trên sông ngày một lớn. Vì thế, ca Huế trên sông đã trở thành một dịch vụ du lịch hái ra tiền, dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở thuyền rồng, thuyền phụng, ca sĩ, nhạc công phát triển đến mức không kiểm soát được. Hiện tại ngoài 4 đơn vị  của Nhà nước được phép tổ chức các tour ca Huế trên sông là: Nhà văn hóa Huế, Câu lạc bộ ca Huế, Đoàn ca kịch Huế và Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế. Thì còn rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp tư nhân... có thuyền rồng, thuyền phụng chưa có giấy phép vẫn tham gia vào dịch vụ này. Theo con số khảo sát mới đây của ngành chức năng, trên sông Hương có 129 chiếc thuyền rồng, thuyền phụng gồm 51 thuyền đôi, 78 thuyền đơn đang hoạt động dịch vụ ca Huế trên sông.

Đội ngũ ca sĩ nhạc công được cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn biểu diễn hiện nay chưa đến 300 người. Vì thế để lấp khoảng trống này các ông bầu tổ chức biểu diễn thu gom tận dụng cả những người mới tập hát ca Huế, những mùa cao điểm lên đến vài trăm người. Tình trạng chạy sô, giảm tối đa số lượng nhạc công, ca sĩ, giảm thời gian biểu diễn, rút ngắn khoảng cách thả đò hầu như diễn ra thường xuyên. Thậm chí ca Huế trộn lẫn với nhạc trẻ cùng với các dịch vụ ăn theo chèo kéo khách mua băng đĩa, tranh ảnh đang làm cho chất lượng các buổi ca Huế trên sông giảm sút là điều tất yếu. Bên cạnh đó là nạn cò mồi tranh giành khách giữa các chủ đò, giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn làm cho ca Huế giảm đi cái thi vị tao nhã của mình.

 Thêm vào đó là không ít du khách tìm đến với ca Huế trên sông không phải để thưởng thức nghệ thuật mà chỉ là cái mốt thời thượng, thiếu những tâm hồn đồng điệu để tôn vinh thêm nét đẹp nghệ thuật của thú chơi ca Huế trên sông.

Mặc dù thời gian qua, các cấp ngành chức năng ở Thừa Thiên-Huế đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh, thậm chí có hẳn cả một đề án chuyên đề về quản lý biểu diễn ca Huế trên sông Hương, trong đó có 6 điều cấm: Cấm rút ngắn thời lượng, thay đổi chương trình làm ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật, cấm bán các loại băng, đĩa trái phép khi tham gia biểu diễn ca Huế; không được lợi dụng ca Huế làm tổn hại đạo đức, lối sống, suy giảm giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật này; cấm nuôi gia súc, gia cầm và bố trí người ăn ở, sinh hoạt trên thuyền ca Huế; tẩy xóa, chỉnh sửa, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng giấy phép biểu diễn ca Huế; cấm tranh giành khách, ghép khách dưới mọi hình thức…

Tuy vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện, nhưng những nỗ lực chấn chỉnh của các cấp ngành chức năng ở Thừa Thiên-Huế không ngoài mục đích trả lại cho ca Huế trên sông Hương môi trường nghệ thuật lành mạnh vốn có. Để ca Huế trên sông thực sự trở thành một thương hiệu văn hóa đặc sắc của vùng đất cố đô, để du khách tìm đến với ca Huế trên sông Hương là tìm đến cái thi vị của cảnh sắc, cái thanh cái đẹp của nghệ thuật, tìm đến một lối thưởng thức nghệ thuật độc đáo của người dân xứ Huế.

14 tháng 4 2017

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Huong vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

20 tháng 1 2021

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹGánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹMây trời lồng lộng không phủ kín công chaTần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớnMang cả tấm thân gầy cha che chở đời conAi còn mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."

Hoặc:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh mất thức đủ năm canh.""Công cha như núi Thái sơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.

Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:

"Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầuChồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền""Thương chồng phải lụy cùng chồngĐắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

Hay:

"Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hoặc là:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này?"

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

8 tháng 4 2022

Ko có phần trích dẫn nhận định ak 

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nội dung từng phần:

- Phần (1) nói về nguồn gốc của ca Huế

- Phần (2) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế

- Phần (3) nêu giá trị

6 tháng 7 2021

Dân ca Huế rất đa dạng và phong phú với đầy đủ thể loại như hò, điệu lí, điệu nam,.. mỗi bản nhạc đều là kết tinh của tất cả ước mong, khát vọng của những con người gắn bó máu thịt với vùng đất Huế.

6 tháng 7 2021

Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).