K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Văn bản 1: NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC

Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ông lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính tông đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tôi. Ông lão ấy là bố tôi. Bố là một người câm điếc. Cho đến hôm nay khi đã hai mươi mấy tuổi đầu, tôi mới có đủ dũng khí đem giọng nói của mình đặt vào chiếc xe đậu hũ của bố, thay cho cái chuông đồng mà bố đã lắc suốt mấy chục năm.

 Khi mới hai, ba tuổi, tôi đã hiểu được có một người bố câm điếc là một sự tủi nhục biết bao, vì vậy, từ nhỏ tôi đã ghét ông ấy. Có lúc tôi thấy thằng nhỏ bị mẹ nó sai đi mua đậu hũ nhưng khi cầm đậu hũ rồi lại không trả tiền mà chạy đi mất, bố cứ rướn cổ về trước mà không phát ra được tiếng nào. Lúc đó tôi không đuổi bắt thằng nhỏ để đấm cho nó vài cú, tôi đau lòng nhìn cảnh tượng ấy, không nói tiếng nào, tôi không ghét thằng nhỏ, chỉ ghét bố là một người câm điếc. Cho dù hai người anh của tôi mỗi lần chải đầu cho tôi đều khiến tôi đau đến méo miệng, nhưng tôi vẫn kiên quyết không cho bố tết bím tóc cho tôi. Lúc mẹ qua đời không để lại một bức chân dung lớn nào, chỉ có một bức ảnh chụp chung với người cô hàng xóm trước khi xuất giá. Khi bố bị tôi lạnh nhạt, ông xem hình của mẹ, cho đến khi thấy cần phải làm việc mới lặng lẽ rời khỏi.

Điều đáng giận nhất là những đứa trẻ khác gọi tôi là “nhỏ ba câm” (trong nhà tôi xếp thứ ba), lúc chửi không lại chúng, tôi chạy về nhà, đứng trước bố tôi đang mài đậu hũ vẽ lên đất một vòng tròn, bên trong nhổ một bãi nước bọt. Mặc dù tôi không rõ điều này rốt cục có ý gì, nhưng khi những đứa trẻ khác chửi tôi thường làm như thế. Tôi nghĩ đây có lẽ là cách thể hiện độc ác nhất để mắng kẻ câm.

Khi lần đầu tiên tôi mắng bố như vậy, bố đang làm bèn ngưng tay, đứng lặng nhìn tôi rất lâu, nước mắt rơi xuống thành dòng. Tôi rất ít khi nhìn thấy bố khóc, nhưng ngày hôm đó ông đã trốn trong xóm làm đậu hũ khóc suốt một đêm. Đó là một thứ nước mắt đau đớn không thốt thành lời. Tôi phải chăm chỉ học hành, lên đại học để rời khỏi cái làng mà mọi người đều biết bố tôi là một người câm! Đây là nguyện vọng lớn nhất lúc ấy của tôi.

Tôi không biết các anh mình đã tiếp tục trưởng thành như thế nào, không biết xóm đậu hũ của bố đã thay mấy cái cán mài mới, không biết đông đi hạ đến cái chuông đồng lắc đến mòn ấy đang vang khắp bao nhiêu thôn làng… Chỉ biết đối với bản thân tôi như thù như hận, lao vào học điên cuồng.

Cuối cùng tôi đã thi vào đại học. Lần đầu tiên bố tôi mặc chiếc áo dài màu xanh lam mà cô tôi đã may cho ông từ lâu, ông ngồi dưới ánh đèn đầu thu bày tỏ niềm vui sướng và lấy một đống bạc giấy còn vương mùi đậu hũ nhét vào tay tôi, miệng ê a ê a “nói” không ngừng. Tôi đứng thất thần lắng nghe niềm tự hào và cháy bỏng của ông, đứng thất thần nhìn ông với gương mặt tràn đầy nụ cười đi thông báo cho bà con hàng xóm. Khi tôi nhìn thấy ông dẫn hai người chú và các anh tôi lôi con lợn béo tốt mà ông đã chăm chút nuôi hai năm nay ra giết làm thịt, đãi bà con thân thuộc ăn mừng tôi thi đậu đại học, không biết cái gì đã đập vỡ trái tim sắt đá của tôi, tôi đã khóc.

Lúc ăn cơm, tôi gắp cho bố mấy miếng thịt lợn trước mặt mọi người, tôi rơi nước mắt gọi: “Bố, bố ơi, bố ăn thịt đi”. Bố không nghe thấy nhưng ông hiểu được ý của tôi, ánh mắt ông lóe lên tia sáng chưa từng có, uống cạn một hơi rượu nếp hòa cùng nước mắt, ăn thêm những miếng thịt do con gái gắp cho mình. Bố của tôi, ông đã thật sự say, mặt ông đỏ bừng, sống lưng thẳng đơ, nói bằng thứ ngôn ngữ khua chân múa tay! Phải biết rằng, 18 năm rồi, đã 18 năm, ông không hề nhìn thấy khẩu hình miệng tôi gọi ông một tiếng “bố”!

Bố tiếp tục vất vả làm đậu hũ, dùng những tờ giấy bạc thấm mùi đậu hũ nuôi tôi học xong đại học. Năm 1996, tôi tốt nghiệp được phân công về Thiết Lĩnh cách quê tôi 20km.

Sau khi ổn định, tôi đón người bố sống đơn chiếc một mình vào thành phố để con gái bù đắp lại những thân tình muộn màng. Thế nhưng trên đường tôi ngồi taxi về quê, xe đã gặp tai nạn.

Tôi được biết mọi chuyện sau tai nạn từ chị dâu tôi - trong số những người qua đường có người nhận ra tôi là con ông bán đậu hũ, họ đi báo tin. Thế là hai anh trai và hai chị dâu của tôi nhanh chân chạy đến, trông thấy tôi cả người đầy máu bất tỉnh nhân sự họ đều khóc, cuống cuồng chạy ngược chạy xuôi. Bố đến sau cùng đẩy đám đông ra, ôm lấy đứa con mà mọi người đều chắc rằng sẽ chết là tôi. Chặn một chiếc xe hơi lớn bên đường, ông dùng chân đỡ lấy thân tôi, thò tay vào túi áo móc ra một mớ tiền lẻ bán đậu hũ nhét vào tay tài xế, sau đó không ngừng vẽ hình chữ thập, khẩn cầu người tài xế đưa tôi đến bệnh viện cấp cứu. Chị dâu nói, người bố cả đời đau yếu, lúc ấy lại toát lên một sức mạnh và sự kiên cường vô hạn!

Sau khi đã xử lý vết thương cẩn thận, bác sĩ cho tôi chuyển viện và ám chỉ với các anh tôi rằng tôi không còn cách nào để cứu được. Bởi vì tôi lúc đó gần như không đo được huyết áp, não bị va đập móp lại như cái hồ lô.

Bố xé nát chiếc áo tang mà anh cả mua chuẩn bị cho đám tang của tôi. Ông chỉ vào mắt mình, đưa ngón tay cái ra, diễn tả huyệt thái dương của mình, rồi lại đưa hai ngón tay ra chỉ tôi, lại đưa ngón tay cái ra, lắc tay một cái, nhắm mắt một cái, những điều này ý nói: “Các con không được khóc, cả bố cũng không khóc. Em gái con sẽ không chết đâu, nó mới hơn 20 tuổi, nó nhất định sẽ sống, chúng ta nhất định sẽ cứu sống nó!”.

Bác sĩ vẫn thể hiện sự bất lực, ông ta bảo anh cả “nói” với bố rằng: “Cô gái này hết cách cứu chữa rồi, cho dù muốn cứu cũng phải tốn rất nhiều rất nhiều tiền, cứ cho là tốn nhiều tiền đi cũng chưa hẳn là cứu được”.

Bỗng nhiên bố quỳ xuống đất, rồi lập tức đứng dậy, chỉ vào tôi một cái, giơ tay cao lên, lại làm tư thế trồng trọt, cho lợn ăn, cắt cỏ, đẩy cán mài đậu, sau đó móc ra túi áo trống không, lại đưa hai tay ra úp úp ngửa ngửa ra điệu diễn tả, ý nói: “Xin các ông hãy cứu con gái tôi, con gái tôi còn có hi vọng, đừng xem nhẹ, các ông nhất định phải cứu nó. Tôi sẽ kiếm tiền nộp tiền thuốc cho bệnh viện, tôi sẽ cho lợn ăn, trồng trọt, làm đậu hũ, tôi có tiền, bây giờ tôi có 4.000 đồng”. Bác sĩ nắm tay ông ấy, lắc lắc đầu, thể hiện rằng 4.000 này quá ít ỏi. Bố sốt ruột, ông chỉ anh và chị dâu tôi, nắm chặt nắm tay lại, biểu thị: “Tôi còn có chúng nó, chúng tôi cùng nhau cố gắng, chúng tôi có thể làm được”. Thấy bác sĩ không nói gì, ông lại chỉ chỉ lên trần nhà, cúi đầu giậm giậm chân, chắp hai tay đặt ở bên phải đầu, nhắm mắt lại, biểu thị: “Tôi có nhà, có thể bán, tôi có thể ngủ trên đất, cứ xem như khuynh gia bại sản, tôi cũng phải cứu con gái tôi sống lại”. Bố lại chỉ chỉ vào trái tim bác sĩ, hai tay đặt vuông góc, biểu thị: “Bác sĩ, xin ông yên tâm, chúng tôi sẽ không giựt nợ. Tiền, chúng tôi sẽ nghĩ cách”.

Anh cả vừa khóc vừa dịch ngôn ngữ tay của bố cho bác sĩ nghe, chưa đợi dịch hết lời, vị bác sĩ đã quen nhìn sự sống và cái chết đã nước mắt đầm đìa.

Bác sĩ lại nói: “Cho dù làm phẫu thuật cũng chưa chắc có thể cứu được, lỡ như ca mổ thất bại…”. Bố vỗ túi áo khẳng định, rồi đưa tay ngang đầu, ý nói: “Các ông cứu hết sức, cho dù không được, tiền có tốn bao nhiêu đi nữa, tôi cũng không một lời oán trách”.

Tình yêu vĩ đại của người bố không chỉ đang chống đỡ cho sinh mệnh của tôi mà còn đang chống đỡ cho lòng tin và quyết tâm để bác sĩ cứu tôi. Tôi được đưa vào phòng mổ. Bố ngồi giữ bên ngoài phòng mổ, ông đi tới đi lui bất an ngoài hành lang, đi đến mòn cả đế giày! Ông không hề rơi một giọt nước mắt nào, cứ ngồi chờ suốt mười mấy tiếng đồng hồ đến nỗi miệng phồng rộp cả lên! Ông không ngừng cầu Phật trong hỗn loạn, cầu xin sự ban ơn của Chúa, khẩn cầu ban cho con gái ông sinh mệnh!

Trời cũng động lòng người! Tôi đã sống lại. Nhưng trong thời gian nửa tháng tôi vẫn hôn mê, không hề có cảm ứng gì đối với tình yêu của bố. Đối diện với “người thực vật” như tôi, mọi người đều mất đi lòng tin. Chỉ có bố, ông túc trực bên giường tôi, kiên định chờ tôi tỉnh lại! Bàn tay thô ráp của ông cẩn thận mátxa cho tôi, cổ họng không thể phát ra âm thanh của ông liên tục a…a… gọi tôi, ông đang gọi: “Con gái yêu, con tỉnh lại đi, con gái yêu, bố đang chờ con ăn đậu tương mới làm ra đây!”.

Trong thời gian ấy, để kiếm cho đủ viện phí, bố đi khắp các ngôi làng mà ông từng bán đậu hũ, bằng sự trung hậu và lương thiện của nửa cuộc đời, ông đã nhận được sự ủng hộ đủ để con gái ông bước qua sợi dây sinh tử. Bà con cùng nhau góp tiền và bố cũng không hề làm lơ với điều đó, ông dùng bút bi ghi vào sổ bán đậu hũ với nét chữ xiêu vẹo, chân thật: anh Trương Tam 20 đồng, Lý Cương 100 đồng, thím Vương 65 đồng…

Vào một buổi sáng sau nửa tháng ấy, cuối cùng tôi cũng mở mắt ra. Tôi nhìn thấy một ông già gầy đến rút dạng, ông mở to miệng, vì nhìn thấy tôi tỉnh lại mà vui mừng đến a…a… gọi to lên, mái tóc bạc phút chốc bị những giọt mồ hôi xúc động thấm đẫm. Bố, người bố mà trước đây nửa tháng tóc vẫn còn đen, vậy mà chỉ trong nửa tháng đã già đi như 20 năm!

Cái đầu bị cạo trọc của tôi dần dần mọc tóc, bố vuốt ve đầu tôi, cười dịu dàng. Đợi đến nửa năm sau, khi tóc của tôi có thể tết thành lọn, tôi nắm tay bố, bảo ông chải đầu cho tôi. Bố trở nên vụng về vô cùng, ông chải từng lọn tóc, suốt cả buổi cũng không tết tóc được hình dáng mà ông hài lòng. Tôi với đầu tóc được tết rối bời, ngồi trên chiếc xe đẩy nhỏ được làm từ chiếc xe đậu hũ của bố. Có một lần bố dừng xe lại, đến trước mặt tôi, làm tư thế ôm tôi, rồi làm một động tác ném đi, sau đó vân vê ngón tay diễn tả đếm tiền, thì ra ông muốn lấy tôi làm đậu hũ rao bán! Tôi cố tình che mặt khóc, bố không nói gì bật cười lên, tôi nhìn qua khe hở ngón tay, ông cười đến ngồi xổm trên đất. Trò chơi ấy, cứ chơi cho đến khi tôi đứng dậy đi lại được mới thôi.

Chúng tôi cùng nhau cố gắng trả hết nợ, bố cũng chuyển vào thành phố sống với tôi, có điều ông chăm chỉ cả đời rồi, thực sự không thể ngồi không được, tôi thuê cho ông một gian nhà nhỏ làm đậu hũ ở gần đó. Đậu hũ mà bố làm rất thơm rất mềm, miếng lại to nên mọi người đều rất thích ăn. Tôi lắp trên xe đậu hũ của ông một cái loa bằng điện, mặc dù bố không nghe thấy âm thanh rao bán lanh lảnh của tôi, nhưng ông hiểu được rằng, mỗi khi ông ấn vào cái nút phát trên loa ông sẽ ngẩng đầu lên, niềm hạnh phúc và mãn nguyện tràn ngập trên gương mặt ông.

(Nguồn:http://www.chinavegan.com/2010/welcome_to_china_vegan@20100814113953.htm)

Câu hỏi 1: Truyện ngắn trên kể về ai? Người kể đã sử dụng ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có tác dụng gì trong truyện?

Câu hỏi 2: Nhân vật nào là chính trong truyện? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Câu hỏi 3: Nêu bài học mà em nhận được từ truyện?

Câu hỏi 4: Nếu được nói một điều gì đó với bố của mình, em sẽ nói gì? Diễn đạt nội dung đó bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

Các bạn giúp mik nhé! Cảm ơn các bạn nhiều

0
1. Văn bản 1: NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ông lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính tông đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tôi. Ông lão ấy là bố tôi. Bố là một người câm điếc. Cho đến hôm nay khi đã...
Đọc tiếp

1. Văn bản 1: NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC

Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ông lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính tông đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tôi. Ông lão ấy là bố tôi. Bố là một người câm điếc. Cho đến hôm nay khi đã hai mươi mấy tuổi đầu, tôi mới có đủ dũng khí đem giọng nói của mình đặt vào chiếc xe đậu hũ của bố, thay cho cái chuông đồng mà bố đã lắc suốt mấy chục năm.

 Khi mới hai, ba tuổi, tôi đã hiểu được có một người bố câm điếc là một sự tủi nhục biết bao, vì vậy, từ nhỏ tôi đã ghét ông ấy. Có lúc tôi thấy thằng nhỏ bị mẹ nó sai đi mua đậu hũ nhưng khi cầm đậu hũ rồi lại không trả tiền mà chạy đi mất, bố cứ rướn cổ về trước mà không phát ra được tiếng nào. Lúc đó tôi không đuổi bắt thằng nhỏ để đấm cho nó vài cú, tôi đau lòng nhìn cảnh tượng ấy, không nói tiếng nào, tôi không ghét thằng nhỏ, chỉ ghét bố là một người câm điếc. Cho dù hai người anh của tôi mỗi lần chải đầu cho tôi đều khiến tôi đau đến méo miệng, nhưng tôi vẫn kiên quyết không cho bố tết bím tóc cho tôi. Lúc mẹ qua đời không để lại một bức chân dung lớn nào, chỉ có một bức ảnh chụp chung với người cô hàng xóm trước khi xuất giá. Khi bố bị tôi lạnh nhạt, ông xem hình của mẹ, cho đến khi thấy cần phải làm việc mới lặng lẽ rời khỏi.

Điều đáng giận nhất là những đứa trẻ khác gọi tôi là “nhỏ ba câm” (trong nhà tôi xếp thứ ba), lúc chửi không lại chúng, tôi chạy về nhà, đứng trước bố tôi đang mài đậu hũ vẽ lên đất một vòng tròn, bên trong nhổ một bãi nước bọt. Mặc dù tôi không rõ điều này rốt cục có ý gì, nhưng khi những đứa trẻ khác chửi tôi thường làm như thế. Tôi nghĩ đây có lẽ là cách thể hiện độc ác nhất để mắng kẻ câm.

Khi lần đầu tiên tôi mắng bố như vậy, bố đang làm bèn ngưng tay, đứng lặng nhìn tôi rất lâu, nước mắt rơi xuống thành dòng. Tôi rất ít khi nhìn thấy bố khóc, nhưng ngày hôm đó ông đã trốn trong xóm làm đậu hũ khóc suốt một đêm. Đó là một thứ nước mắt đau đớn không thốt thành lời. Tôi phải chăm chỉ học hành, lên đại học để rời khỏi cái làng mà mọi người đều biết bố tôi là một người câm! Đây là nguyện vọng lớn nhất lúc ấy của tôi.

Tôi không biết các anh mình đã tiếp tục trưởng thành như thế nào, không biết xóm đậu hũ của bố đã thay mấy cái cán mài mới, không biết đông đi hạ đến cái chuông đồng lắc đến mòn ấy đang vang khắp bao nhiêu thôn làng… Chỉ biết đối với bản thân tôi như thù như hận, lao vào học điên cuồng.

Cuối cùng tôi đã thi vào đại học. Lần đầu tiên bố tôi mặc chiếc áo dài màu xanh lam mà cô tôi đã may cho ông từ lâu, ông ngồi dưới ánh đèn đầu thu bày tỏ niềm vui sướng và lấy một đống bạc giấy còn vương mùi đậu hũ nhét vào tay tôi, miệng ê a ê a “nói” không ngừng. Tôi đứng thất thần lắng nghe niềm tự hào và cháy bỏng của ông, đứng thất thần nhìn ông với gương mặt tràn đầy nụ cười đi thông báo cho bà con hàng xóm. Khi tôi nhìn thấy ông dẫn hai người chú và các anh tôi lôi con lợn béo tốt mà ông đã chăm chút nuôi hai năm nay ra giết làm thịt, đãi bà con thân thuộc ăn mừng tôi thi đậu đại học, không biết cái gì đã đập vỡ trái tim sắt đá của tôi, tôi đã khóc.

Lúc ăn cơm, tôi gắp cho bố mấy miếng thịt lợn trước mặt mọi người, tôi rơi nước mắt gọi: “Bố, bố ơi, bố ăn thịt đi”. Bố không nghe thấy nhưng ông hiểu được ý của tôi, ánh mắt ông lóe lên tia sáng chưa từng có, uống cạn một hơi rượu nếp hòa cùng nước mắt, ăn thêm những miếng thịt do con gái gắp cho mình. Bố của tôi, ông đã thật sự say, mặt ông đỏ bừng, sống lưng thẳng đơ, nói bằng thứ ngôn ngữ khua chân múa tay! Phải biết rằng, 18 năm rồi, đã 18 năm, ông không hề nhìn thấy khẩu hình miệng tôi gọi ông một tiếng “bố”!

Bố tiếp tục vất vả làm đậu hũ, dùng những tờ giấy bạc thấm mùi đậu hũ nuôi tôi học xong đại học. Năm 1996, tôi tốt nghiệp được phân công về Thiết Lĩnh cách quê tôi 20km.

Sau khi ổn định, tôi đón người bố sống đơn chiếc một mình vào thành phố để con gái bù đắp lại những thân tình muộn màng. Thế nhưng trên đường tôi ngồi taxi về quê, xe đã gặp tai nạn.

Tôi được biết mọi chuyện sau tai nạn từ chị dâu tôi - trong số những người qua đường có người nhận ra tôi là con ông bán đậu hũ, họ đi báo tin. Thế là hai anh trai và hai chị dâu của tôi nhanh chân chạy đến, trông thấy tôi cả người đầy máu bất tỉnh nhân sự họ đều khóc, cuống cuồng chạy ngược chạy xuôi. Bố đến sau cùng đẩy đám đông ra, ôm lấy đứa con mà mọi người đều chắc rằng sẽ chết là tôi. Chặn một chiếc xe hơi lớn bên đường, ông dùng chân đỡ lấy thân tôi, thò tay vào túi áo móc ra một mớ tiền lẻ bán đậu hũ nhét vào tay tài xế, sau đó không ngừng vẽ hình chữ thập, khẩn cầu người tài xế đưa tôi đến bệnh viện cấp cứu. Chị dâu nói, người bố cả đời đau yếu, lúc ấy lại toát lên một sức mạnh và sự kiên cường vô hạn!

Sau khi đã xử lý vết thương cẩn thận, bác sĩ cho tôi chuyển viện và ám chỉ với các anh tôi rằng tôi không còn cách nào để cứu được. Bởi vì tôi lúc đó gần như không đo được huyết áp, não bị va đập móp lại như cái hồ lô.

Bố xé nát chiếc áo tang mà anh cả mua chuẩn bị cho đám tang của tôi. Ông chỉ vào mắt mình, đưa ngón tay cái ra, diễn tả huyệt thái dương của mình, rồi lại đưa hai ngón tay ra chỉ tôi, lại đưa ngón tay cái ra, lắc tay một cái, nhắm mắt một cái, những điều này ý nói: “Các con không được khóc, cả bố cũng không khóc. Em gái con sẽ không chết đâu, nó mới hơn 20 tuổi, nó nhất định sẽ sống, chúng ta nhất định sẽ cứu sống nó!”.

Bác sĩ vẫn thể hiện sự bất lực, ông ta bảo anh cả “nói” với bố rằng: “Cô gái này hết cách cứu chữa rồi, cho dù muốn cứu cũng phải tốn rất nhiều rất nhiều tiền, cứ cho là tốn nhiều tiền đi cũng chưa hẳn là cứu được”.

Bỗng nhiên bố quỳ xuống đất, rồi lập tức đứng dậy, chỉ vào tôi một cái, giơ tay cao lên, lại làm tư thế trồng trọt, cho lợn ăn, cắt cỏ, đẩy cán mài đậu, sau đó móc ra túi áo trống không, lại đưa hai tay ra úp úp ngửa ngửa ra điệu diễn tả, ý nói: “Xin các ông hãy cứu con gái tôi, con gái tôi còn có hi vọng, đừng xem nhẹ, các ông nhất định phải cứu nó. Tôi sẽ kiếm tiền nộp tiền thuốc cho bệnh viện, tôi sẽ cho lợn ăn, trồng trọt, làm đậu hũ, tôi có tiền, bây giờ tôi có 4.000 đồng”. Bác sĩ nắm tay ông ấy, lắc lắc đầu, thể hiện rằng 4.000 này quá ít ỏi. Bố sốt ruột, ông chỉ anh và chị dâu tôi, nắm chặt nắm tay lại, biểu thị: “Tôi còn có chúng nó, chúng tôi cùng nhau cố gắng, chúng tôi có thể làm được”. Thấy bác sĩ không nói gì, ông lại chỉ chỉ lên trần nhà, cúi đầu giậm giậm chân, chắp hai tay đặt ở bên phải đầu, nhắm mắt lại, biểu thị: “Tôi có nhà, có thể bán, tôi có thể ngủ trên đất, cứ xem như khuynh gia bại sản, tôi cũng phải cứu con gái tôi sống lại”. Bố lại chỉ chỉ vào trái tim bác sĩ, hai tay đặt vuông góc, biểu thị: “Bác sĩ, xin ông yên tâm, chúng tôi sẽ không giựt nợ. Tiền, chúng tôi sẽ nghĩ cách”.

Anh cả vừa khóc vừa dịch ngôn ngữ tay của bố cho bác sĩ nghe, chưa đợi dịch hết lời, vị bác sĩ đã quen nhìn sự sống và cái chết đã nước mắt đầm đìa.

Bác sĩ lại nói: “Cho dù làm phẫu thuật cũng chưa chắc có thể cứu được, lỡ như ca mổ thất bại…”. Bố vỗ túi áo khẳng định, rồi đưa tay ngang đầu, ý nói: “Các ông cứu hết sức, cho dù không được, tiền có tốn bao nhiêu đi nữa, tôi cũng không một lời oán trách”.

Tình yêu vĩ đại của người bố không chỉ đang chống đỡ cho sinh mệnh của tôi mà còn đang chống đỡ cho lòng tin và quyết tâm để bác sĩ cứu tôi. Tôi được đưa vào phòng mổ. Bố ngồi giữ bên ngoài phòng mổ, ông đi tới đi lui bất an ngoài hành lang, đi đến mòn cả đế giày! Ông không hề rơi một giọt nước mắt nào, cứ ngồi chờ suốt mười mấy tiếng đồng hồ đến nỗi miệng phồng rộp cả lên! Ông không ngừng cầu Phật trong hỗn loạn, cầu xin sự ban ơn của Chúa, khẩn cầu ban cho con gái ông sinh mệnh!

Trời cũng động lòng người! Tôi đã sống lại. Nhưng trong thời gian nửa tháng tôi vẫn hôn mê, không hề có cảm ứng gì đối với tình yêu của bố. Đối diện với “người thực vật” như tôi, mọi người đều mất đi lòng tin. Chỉ có bố, ông túc trực bên giường tôi, kiên định chờ tôi tỉnh lại! Bàn tay thô ráp của ông cẩn thận mátxa cho tôi, cổ họng không thể phát ra âm thanh của ông liên tục a…a… gọi tôi, ông đang gọi: “Con gái yêu, con tỉnh lại đi, con gái yêu, bố đang chờ con ăn đậu tương mới làm ra đây!”.

Trong thời gian ấy, để kiếm cho đủ viện phí, bố đi khắp các ngôi làng mà ông từng bán đậu hũ, bằng sự trung hậu và lương thiện của nửa cuộc đời, ông đã nhận được sự ủng hộ đủ để con gái ông bước qua sợi dây sinh tử. Bà con cùng nhau góp tiền và bố cũng không hề làm lơ với điều đó, ông dùng bút bi ghi vào sổ bán đậu hũ với nét chữ xiêu vẹo, chân thật: anh Trương Tam 20 đồng, Lý Cương 100 đồng, thím Vương 65 đồng…

Vào một buổi sáng sau nửa tháng ấy, cuối cùng tôi cũng mở mắt ra. Tôi nhìn thấy một ông già gầy đến rút dạng, ông mở to miệng, vì nhìn thấy tôi tỉnh lại mà vui mừng đến a…a… gọi to lên, mái tóc bạc phút chốc bị những giọt mồ hôi xúc động thấm đẫm. Bố, người bố mà trước đây nửa tháng tóc vẫn còn đen, vậy mà chỉ trong nửa tháng đã già đi như 20 năm!

Cái đầu bị cạo trọc của tôi dần dần mọc tóc, bố vuốt ve đầu tôi, cười dịu dàng. Đợi đến nửa năm sau, khi tóc của tôi có thể tết thành lọn, tôi nắm tay bố, bảo ông chải đầu cho tôi. Bố trở nên vụng về vô cùng, ông chải từng lọn tóc, suốt cả buổi cũng không tết tóc được hình dáng mà ông hài lòng. Tôi với đầu tóc được tết rối bời, ngồi trên chiếc xe đẩy nhỏ được làm từ chiếc xe đậu hũ của bố. Có một lần bố dừng xe lại, đến trước mặt tôi, làm tư thế ôm tôi, rồi làm một động tác ném đi, sau đó vân vê ngón tay diễn tả đếm tiền, thì ra ông muốn lấy tôi làm đậu hũ rao bán! Tôi cố tình che mặt khóc, bố không nói gì bật cười lên, tôi nhìn qua khe hở ngón tay, ông cười đến ngồi xổm trên đất. Trò chơi ấy, cứ chơi cho đến khi tôi đứng dậy đi lại được mới thôi.

Chúng tôi cùng nhau cố gắng trả hết nợ, bố cũng chuyển vào thành phố sống với tôi, có điều ông chăm chỉ cả đời rồi, thực sự không thể ngồi không được, tôi thuê cho ông một gian nhà nhỏ làm đậu hũ ở gần đó. Đậu hũ mà bố làm rất thơm rất mềm, miếng lại to nên mọi người đều rất thích ăn. Tôi lắp trên xe đậu hũ của ông một cái loa bằng điện, mặc dù bố không nghe thấy âm thanh rao bán lanh lảnh của tôi, nhưng ông hiểu được rằng, mỗi khi ông ấn vào cái nút phát trên loa ông sẽ ngẩng đầu lên, niềm hạnh phúc và mãn nguyện tràn ngập trên gương mặt ông.

(Nguồn:http://www.chinavegan.com/2010/welcome_to_china_vegan@20100814113953.htm)

Câu hỏi 1: Truyện ngắn trên kể về ai? Người kể đã sử dụng ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có tác dụng gì trong truyện?

Câu hỏi 2: Nhân vật nào là chính trong truyện? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Câu hỏi 3: Nêu bài học mà em nhận được từ truyện?

Câu hỏi 4: Nếu được nói một điều gì đó với bố của mình, em sẽ nói gì? Diễn đạt nội dung đó bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

0
Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải...
Đọc tiếp

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

10
23 tháng 2 2021

vãi lìn 

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả...
Đọc tiếp

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn vậy tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, nhưng không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào”. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối sử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

2

anh viết văn hay ghê

8 tháng 5 2021

bố mẹ mà ra ngoài nói kiểu thế chả khác gì thể hiện mình ko biết dạy con í :))

mặt dày lên mà sống ng ae ơi, tức quá thì cho chúng nó vài búa thôi, ai rồi cũng có giới hạn.

chúc ông luôn mạnh mẽ, cần tâm sự tìm toy cx đc ak :))

             Đề bài: Ai cũng mong muốn mình được hoàn hảo, hãy tưởng tượng một ngày nào đó em bắt gặp một hình ảnh hoàn hảo của chính mình. Hãy miêu tả lại hình ảnh cậu bé hay cô bé hoàn hảo đó cũng như kể lại cuộc gặp gỡ đó.Bài làm             Trên đời này, ai cũng đều mong muốn cho mình được hoàn hảo theo cách nào đó hay một phương diện nào đó. Nhưng để hoàn hảo là điều...
Đọc tiếp

             Đề bài: Ai cũng mong muốn mình được hoàn hảo, hãy tưởng tượng một ngày nào đó em bắt gặp một hình ảnh hoàn hảo của chính mình. Hãy miêu tả lại hình ảnh cậu bé hay cô bé hoàn hảo đó cũng như kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Bài làm

             Trên đời này, ai cũng đều mong muốn cho mình được hoàn hảo theo cách nào đó hay một phương diện nào đó. Nhưng để hoàn hảo là điều không thể, không một ai trên đời có sự hoàn hảo cả nhưng con người chúng ta vẫn luôn muốn điều đó. Nhưng ta không thể biết được cái hình ảnh hoàn hảo của ta nếu không gặp một lần. Và tôi cũng vậy, tôi cũng muốn biết cái hình ảnh của bản thân tôi như thế nào khi đã trở nên thật hoàn hảo. Và thực sự tôi đã thấy được những điều đó, cái hình ảnh hoàn hảo cảu chính bản thân mình chỉ qua một giấc mơ.

           Vào buổi tối khi tôi đã có được giấc mơ đó, mọi việc tôi làm vẫn như những bữa hôm nào. Tôi vẫn mở đôi mắt tháo láo ra để học bài, tôi vẫn ngáp từng cơn ngáp thật dài để tránh đi những cơn buồn ngủ như đang đè nặng lên trên đầu tôi và thúc dục tôi đi ngủ. Từng cơn gió bấc của một mùa đông lanh sắp tới thổi từng đợt qua khe của sổ đập vào người tôi. Những cơn gió lạnh đến thấu xương, nó chẳng khác nào những mũi kim nhọn hoắt đang cố gắng xuyên thấu qua lớp da mỏng manh của tôi. Dù cho đang có hàng chục mũi kim đang đâm vào tôi nhưng cơn buồn ngủ vẫn không buông tha. Tôi lại cố gắng nghe từng tiếng động để xua đi cơn buồn ngủ dai dẳng, nhưng nghe hoài, nghe mãi tôi cũng chỉ nghe thoang thoảng cái tiếng gió nùa đông thổi qua từng chiếc lá kêu xào xạc cùng đâu đó những tiếng chim vẳng lại. Những con chim đó như muốn tạm biệt một mùa thu bằng việc hót líu lo trong màn đêm u tối đã buông xuống, bao trùm mọi vật. Cơn buồn ngủ cứ vẫn hành hạ tôi đến khi sự chịu đựng của tôi vụt tắt. Tôi đành tạm biệt ngày hôm đó bằng một giấc ngủ êm ái. Tôi bước lên giường, cả cơ thể tôi như đang được truyền hơi ấm của chiếc đệm mềm mịn và từng mũi kim lạnh buốt cắm vào da thịt tôi cũng dàn biến mất. Rồi tôi thoải mái nằm gọn gàng trên chiếc giường ấm và nhắm mắt đánh một giấc ngủ say. Nhưng dẫu tôi bị cơn buồn ngủ hành hạ là thế, bỗng tôi cố ngủ nhưng sao đôi mắt như không còn nghe lời tôi nữa, nó vẫn mở toang, không nhắm lại được. Cơn buồn ngủ hành hạ tôi đột ngột biến mất. Cơn buồn ngủ đó hình như đang chêu ngươi tôi, đang cố làm tôi tức điên hay sao. Nó chẳng khác nào một căn bệnh lúc thì tái phát lúc thì tắt ngủm. Cái gối tôi nằm mềm mại vậy mà tôi vẫn khó chịu, cái chăn ấm áp  vậy mà tôi vẫn bủn rủn tay chân. Tôi nằm trằn trọc, thoa thức mãi tôi mới chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Khi đã ngủ, tôi thấy mình vẫn đang đi trên một con cầu nhỏ.

           Tôi bước đến hết cây cầu, bỗng tôi lại đặt chân vào một vùng đất lạ kì. Tôi thấy đôi bàn chân tôi đang chà trên một thảm cỏ xanh biếc bao trùm mọi nơi. Là cỏ sao tôi thấy nó mềm vậy, êm vậy và dễ chịu đến vậy. Tôi ngắm nhìn xung quanh, không còn là căn phòng bé nhỏ của tôi nữa mà thay vào đó là những cây phượng, cây đào nở rộ đỏ cả một vùng trời. Tiếng chim cũng không phải vang vảng bên tai nữa mà là như một bản nhạc thiên nhiên đang nổi lên bên tai tôi. Cả ngọn đồi cỏ đang nhấp nhô từng cơn sóng gió. Nhưng cái cơn gió không còn lạnh đến thấu xương nữa mà là cái cơn gió dìu dịu, ấm áp cùng từng hạt nắng tinh khôi mà bầu trời đang thấm xuống mặt đất. Từng cánh hoa phượng đỏ chót được cơn gió thổi tạt vào người tôi. Tôi đang say mê ngắm nhìn và cảm nhận cái khung cảnh thanh bình và tuyệt đẹp này thì bỗng tôi thấy đằng xa xa, có bóng dáng ai đó đang tiến lại gần. Tôi nhìn từ chỗ tôi ra chỗ người đó phải đến cả dặm vậy mà tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng lá gãy dưới chân người đó. Dù cho trời đầy những tia nắng vàng rực đủ để chiếu sáng mọi quang cảnh thì tôi cũng chẳng thể nhìn rõ được người đó. Như thể định mệnh đã an bài và cái định mệnh đó bắt tôi phải chạy đến gần mới thấy được. Tôi bật dậy ngay tắp lự, tôi liền vọt chạy đến chỗ người đó. Cả một quãng đường dài cả dặm mà sao tôi chỉ mất có vài giây để chạy đến chỗ người lạ kia như thể cả một con đường thiên lý dài dằng dặc bỗng chốc trở thành một con đường chưa đi đã đến. Gần đến nơi tôi bước chậm lại, bỗng nhiên có đến bao nhiêu là hơi ấm áp phả vào cơ thể tôi. Tôi bồi hồi tiến lại gần, sao tôi thấy từ người ấy tỏa ra điều gì đó rất đỗi xa lạ mà lại thân thuộc. Tôi ngắm nhìn xuống bàn chân mình đang bước đi xung quanh bao nhiêu cây cỏ hoa lá nở rộ dưới chân tựa khi nào không hay. Tôi rời mắt khỏi mặt đất ngẩng mặt lên thì tôi mới sững người lại, giờ đây mặt đã chạm mặt, tôi giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy rõ người đó. Tôi bàng hoàng nghĩ trong đầu:” Chuyện quái gì thế này?”. Nhưng trước vẻ mặt kinh hoàng của tôi người đó vẫn vui vẻ nói:” Xin chào tôi”. Khi nghe câu đấy và nhìn thấy rõ nét người đó thì tôi mới chợi nhận ra người đó chính là tôi. Là tôi thì đúng vậy nhưng có cái gì đó kì lạ quá, khác thường quá hiện lên trên bản thân người đó. Thảo nào từ đằng xa nhìn lại, tôi mới thấy có gì đó khác thường nhưng rất đỗi quen thuộc. Khi tôi còn đang ngơ ngác không hiểu cái gì sất thì người kia cất lời lên:” Tôi chính là cái hình ảnh hoàn hảo của cậu mà cậu đã từng mong muốn đó”. Và rồi tôi thì chỉ có dồn dập hỏi còn cái bản sao hoàn hảo của tôi thì cứ thản nhiên trả lời. Và đến câu hỏi cuối cùng cảu tôi:” Đây có phải là một giấc mơ không vậy?”. Bản sao của tôi mới trả lời một câu khiến tôi không khỏi ngạc nhiên:” Đúng rồi đó người chủ giấc mơ ạ.”. Toàn thân tôi bỗng lạnh ngắt, dù cho cả một loạt những tia nắng chiếu thẳng vào tôi cũng sẽ trở thành những làn sương lạnh lẽo mà thôi. Nhưng may thay cái lạnh đó chỉ tồn tại trong phút chốc và tôi nhanh chóng nhận thức lại được rằng mình đang chìm đắm vào trong một giấc mơ. Dù chỉ là một giấc mơ nhưng sao mọi thứ lại quá đỗi thực như thế. Toi vẫn không tin, tôi thử cấu thật mạnh vào cánh tay mình. Chỗ bị cấu đỏ ửng lên, sưng phồng lên như muốn vỡ tan ra mà sao tôi vẫn chẳng có cảm giác gì hết, tôi còn không thể cảm nhận được cái giọt máu tươi đang lan trên da tôi. Giờ thì tôi chẳng thể chối cãi bản thân mình được nữa, tôi thực sự đang ở trong một giấc mơ. Ngạc nhiên thì có nhưng tôi lại chẳng còn mảy may đến nó nữa, thay vào đó là sự thích thú, háo hức về một thế giới trong mơ. Và để níu kéo lại giấc mơ đó, tôi cố gắng bắt chuyện với ản sao hoàn hảo cảu tôi. Sau hồi nói chuyện lâu, tôi mới nhận ra được cái sự khác biệt ở trên bản sao của chính tôi dẫu cho nó đã đập vào ngay mắt tôi từ nãy tới giờ. Tôi cũng không ngờ cái bản sao của tôi lại hoàn hảo đến như vậy. Bản sao của tôi là một con người cao ráo và thông minh. Khuôn mặt của cậu đầy đặn và toát lên vẻ rất đỗi tri thức như thể điều đó đã hằn sâu trong gương mặt ấy. Và giờ không chỉ còn mỗi khuôn mặt nữa mà giờ còn có thêm một cặp kính cận nữa. Chắc hẳn toàn bộ cái sự thông thái đều dồn nén hết vào cái cặp kính đó. Đằng sau lớp kính bóng loáng đó là một đôi mắt sáng với con ngươi màu xanh tuyệt đẹp. Con ngươi xanh đó chẳng khác nào những viên kim cương sáng chói soi đến được tận cùng của bầu trời tri thức. Sóng mũi cậu ta cao và thẳng tắp như những thân dừa cao đứng giữa một vùng cát oi ả. Cơ thể cậu ta cân đối, tay chân cứng chắc, rắn rỏi. Đôi bàn tay của cậu ta thật linh hoạt, mỗi câu nói thốt lên, cậu ta đều giơ bàn tay lên phụ họa như thể thiếu đi cái bàn tay trong việc đi bộ thì nó cũng sẽ trở nên khó khăn đến nhường nào.

           Nhưng đã là một người hoàn hảo thì dù có cái ngoại hình cân đối cũng không thể thiếu đi tính cách, phẩm chất hoàn hảo không kém. Chỉ nghe mỗi câu cậu ta nói tôi cũng nhìn thấu được tính cách của cậu ta. Cậu ta là một người điềm đạm, lịch sự nhưng cũng có phần vui vẻ. Chắc có lẽ cái lịch sự là điều không thể thiếu ở một con người hoàn hảo. Nhưng lịch sự quá, điền đạm quá cũng khiến người khác cảm thấy tẻ nhạt nên nhờ vậy cái sự vui vẻ đã lấp đầy những khoảng trống nhàm chán đó. Nhưng quan trọng nhất là cậu ta có sự tự tin và mạnh dạn. Cậu ta nói chuyện một cách tự nhiên chứ chẳng như tôi cứ nói chuyện e rè, sợ sệt như tôi bây giờ. Dù chỉ là người mới gặp một lần mà sao cậu ta lại chả có cái gì là lạ lẫm mà nói chuyện như đã là người bạn thân từ trước đến nay rồi.

           Đây đúng là cái bản sao mà tôi hằng muốn trở thành từ lâu, cái hình ảnh hoàn hảo của tôi. Chúng tôi mải miết nói chuyện và vui đùa cùng nhau trong một vùng đất mộng mơ. Giờ đây tôi không thể ngờ mình đã có thể gặp được cái bản sao hoàn hảo của mình hằng hướng tới để đạt được. Khi đang đắm chìm trong giắc mơ tôi bỗng nhận ra mình đã quên khuấy đi mất rằng tôi vẫn chỉ đang trong một giấc mơ. Những cái mộng tưởng đã lấn át hết tâm trí tôi tự bao giờ. Chính cái lúc tôi sực nhớ ra điều đó, cái giấc mơ đẹp đẽ của tôi cũng dần tan biến vào hư không trong giấc ngủ say êm đềm. Nhưng khổ thay, cái giấc mơ không vụt tắt ngay tắp lự mà nó chậm rãi biến mất như thể đang khiến tôi khó chịu và lưu luyến hơn cái giấc mơ một đi không quay trở lại này. Từng cái cây, từng ngọn cỏ phân rã dần rồi mất tích tăm trên không trung cứ như chúng đang trở về với cát bụi, quay trở về với cõi hư vô. Tôi chạy vội vã, có gắng đưa đôi tay mình níu lấy mọi thứ nhưng không mảy may gì đến tôi, mọi vật cứ thế biến mất trong tầm mắt tôi. Và khi mà tôi buồn nhất là khi mà cái người bạn hoàn hảo của tôi biến mất. Khi vẫn đang tan biến, người hoàn hảo ấy nói với tôi rằng:” Tôi là cái bản sao hoàn hảo của cậu và những cái hoàn hảo trong tôi cũng chính là những điều yếu kém nhất trong cậu, vậy tôi mong cậu không chỉ thấy tôi mà sẽ cố gắng trở thành tôi một ngày nào đó.”. Đang trôi mình trong dòng cảm xúc, tôi không hiểu nổi cái câu đó có nghĩa lí gì mà chỉ có hai dòng lệ vẫn đang tuôn rơi. Tôi đành chờ, chờ mãi chờ mãi tới khi cái hạt bũi cuối cùng biến mất. Xung quanh tôi giờ chỉ còn hư không. Tôi cố gắng nhắm mắt lại để thoát khỏi giấc mơ, và cuối cùng tôi đã quay trở lại với thực tại. Tôi vùng mình ngồi dậy, ngắm nhìn xung quanh, lại là căn phòng của tôi, lại là cái giường ấm áp và lại là cái đêm hôm lạnh giá cuối thu đó. Tôi nằm xuống ngủ tiếp nhưng khi tôi ngủ, cái giấc mơ đó đã biến đi đâu từ bao giờ.

    Đúng là một giấc mơ tuyệt diệu làm sao, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi là người được đặt chân vào giấc mơ đó. Và hơn hết là tôi đã gặp được cái hình ảnh hoàn hảo của chính mình. Giờ tôi mới hiểu, cái câu nói cuối cùng khi hình ảnh ấy biến mất:” Tôi là cái bản sao hoàn hảo của cậu và những cái hoàn hảo trong tôi cũng chính là những điều yếu kém nhất trong cậu, vậy tôi mong cậu không chỉ thấy tôi mà sẽ cố gắng trở thành tôi một ngày nào đó.”. Đúng quả thực không ai trên đời này là hoàn hảo cả, nhưng thật tốt khi ai cũng có cái mong muốn trở thành hoàn hảo theo cách của mình. Nhưng mong muốn sẽ luôn chỉ là mong muốn nếu ta không thực hiện nó. Vậy nên hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, hãy đừng mộng tưởng hão huyền quá nhiều nữa mà thực hiện luôn ước vọng để trở thành người hoàn hảo của mình đi. Và tôi cũng vậy, cũng sẽ cố gắng trở nên thật hoàn hảo.

1
16 tháng 1 2022

chắc bạn viết cũng mỏi tay hở bạn

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi...
Đọc tiếp

xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

0
          “ Reng .... reng ....... reng ” . Tiếng chuông tan học đã cất lên.Tôi bước từng bước chân nặng trĩu ra về. Đoạn đường ra chỗ đón xe buýt này tôi đã đi lại quen rồi, nhưng sao hôm nay bỗng vắng lặng hẳn, một cách lạ lùng : Trường, thằng bạn thân của tôi đã không còn ở đây với tôi nữa.             Tôi là một đứa con gái học ở một lớp chuyên Toán tại một trường cấp 3, vì...
Đọc tiếp

          “ Reng .... reng ....... reng ” . Tiếng chuông tan học đã cất lên.Tôi bước từng bước chân nặng trĩu ra về. Đoạn đường ra chỗ đón xe buýt này tôi đã đi lại quen rồi, nhưng sao hôm nay bỗng vắng lặng hẳn, một cách lạ lùng : Trường, thằng bạn thân của tôi đã không còn ở đây với tôi nữa.

             Tôi là một đứa con gái học ở một lớp chuyên Toán tại một trường cấp 3, vì nhà xa nên tôi phải ở trọ, sống một mình. Trong lớp lại toàn con trai nên tôi rất khó kết bạn, cuộc sống cứ thế trôi qua một cách cô đơn và đầy sự tẻ nhạt. Đến một ngày kia, có một đứa mới chuyển đến, tên là Trường, nó cũng không có bạn giống tôi. Khi nghe cô nhắc đến hai tiếng “ bạn mới ”, mắt tôi như sang lên, với hi vọng sẽ có được một đứa con gái kết bạn với mình. Tôi khá nhát nên không dám kết bạn với đám con trai kia, vì lại chúng nghịch ngợm quá, lại hay trêu tôi nữa. Tôi ngước đầu nhìn ra ngoài của sổ trong sự thất vọng, nghĩ về những tháng ngày tươi đẹp trước đây. Bỗng, Trường vỗ vai tôi :

          -  Xin chào, cậu tên là gì ?

            Tôi nhìn nó với cặp mắt ngơ ngác, chưa có đứa nào trong lớp đến nói chuyện với tôi. Tôi đáp lại một cách thờ ơ, cho xong chuyện :

         -  Tớ tên Huyền. Có chuyện gì vậy ?

            Nó đáp lại mặt hớn hở :

        -  Cậu không có bạn à, tớ cũng vậy, mình kết bạn có được không ?

           Chuyện gì đang xảy ra vậy ? – Tôi tự hỏi. Đùng một cái nó chuyển vào lớp, rồi tự nhiên đòi kết bạn với tôi. Thôi thì trả lời cho xong chuyện :

        -  Cũng được.

           Tôi vẫn chỉ coi nó không khác gì những thằng con trai khác trong lớp. Với tôi, nó cũng chỉ là một đứa nghịch ngợm và hay trêu tôi đến phát khóc lên không hơn không kém. Tôi gần như không quan tâm đến nó một chút nào, thậm chí là coi như nó không tồn tại. 

           Nhưng rồi, nó giúp đỡ tôi rất nhiều, đã khiến cho tôi có cái nhìn khác về nó. Nó giảng bài cho tôi, cho tôi mượn đỡ đồ dùng học tập, bảo vệ tôi trước sự trêu trọc của mấy đứa con trai trong lớp. Thỉnh thoảng, chúng tôi đi chơi với nhau, qua những con phố, cửa hàng, …

           Một tối nọ, chúng tôi lại đi chơi, đi khắp các con phố đông người cũng như vắng vẻ. Dưới ánh đèn đường rực sáng, tôi cảm thấy vui vô cùng. Cuối cùng cũng có một người hiểu tôi, một người chia sẻ với tôi lúc vui hay lúc buồn, một người giúp đỡ tôi mỗi khi tôi cần. Tôi vui lắm ! Bỗng trên đường về, có mấy tên cao to, xăm trổ đầy mình đứng chặn đường chúng tôi. Một tên nói :

        -  Hai đứa chúng mày đi chơi à, vui nhỉ ! Có mang tiền không ? Nộp, mau !

          Trường đáp lại :

       -  Xin lỗi các anh, chúng tôi chỉ đi dạo, không có tiền.

          Tên cướp kia nói, giọng hầm hè :

      -  Thế à, không có tiền thì nộp mạng, nhỉ ?

          Hắn nhìn chúng tôi với ánh mắt nham hiểm và xảo quyệt. Tôi sợ lắm, núp sau lưng Trường. Bỗng, hắn rút con dao trong túi ra. Nhận ra sự nguy hiểm của bọn cướp, Trường cầm tay tôi, kéo đi :

      -  Chạy, mau !

          Thế là hai đứa cứ thế chạy. Bây giờ cũng đã muộn rồi nên đường phố vắng vẻ quá. Chạy mãi, không thấy bọn cướp đâu, hình như chúng tôi đã thoát rồi thì phải. Bỗng có tiếng gì đó lao qua gió, kêu vút. Trời ơi, tên cướp ném con dao về phía chúng tôi. Tôi lặng người đi, chân tay bủn rủn, không di chuyển được nữa. Toàn thân tôi lúc này như bị liệt, có vẻ chúng tự biết rằng mình sẽ bị thương nên không còn cử động nữa. Bỗng, thằng Trường lao về phía tôi, nó đẩy tôi ra, nói :   

       -  Đồ ngốc, tránh mau đi chứ ! 

          Tôi ngồi phệt xuống đất, thở phào vì thoát nạn. Con dao phi xoẹt qua tay nó, ứa máu. Tôi nhìn mà thấy thương, vội lấy khăn băng tạm cho nó. Bọn cướp ập đến :

      -  Thế nào, chúng mày chạy nữa đi !

         Tôi sợ quá hét toáng lên : 

      -  Á…………

         May có tiếng hét của tôi, nên mọi người chạy đến. Họ bắt mấy tên cướp và giao cho cảnh sát. Chúng tôi ngồi nghỉ, thở hồng hộc, người toát mồ hôi. Bấy giờ hai đứa mới kịp nhận ra rằng mình đã chạy xa nhường nào. Tôi nghĩ lại những gì đã xảy ra và bật khóc. Nó an ủi tôi :

     -  Không sao đâu, mọi chuyện đã qua rồi mà. Đừng khóc.

        Thế rồi hai đứa trở về nhà. Từ hôm đó, hai đứa càng thân thiết hơn. Chúng đi học cùng nhau trên xe buýt, đi về cùng nhau trên xe buýt. Thỉnh thoảng, nó còn giảng bài, cho tôi. Có những hôm đi học về mệt và đói, nó còn mua cả đồ ăn cho tôi nữa. Cuộc sống cứ thế trôi qua thật êm đềm và thơ mộng. Thế nhưng, đến một ngày.

        Chiều hôm đó, chúng tôi lại đi học về, ở chỗ chờ xe có hai mẹ con cũng đợi xe như chúng tôi. Cậu bé mới 3 tuổi, khuôn mặt tròn trĩnh và vô cùng đáng yêu. Cậu bé bỗng chạy ra đường, chỉ vào chiếc xe đang lao thẳng về phía mình và nói :

     -  Mẹ ơi, ô tô.

        Người mẹ kêu lên đầy đau đớn, nước mắt chảy dài trên đôi mắt :

     -  Con ơi !

       Tôi ôm mặt khóc theo, có lẽ không ai chứng kiến cảnh này mà không cảm thấy thương cảm cả. Tôi bịt hai mắt lại, không dám nhìn. Tiếng phanh kêu lên chối tai :

    -  Két…….. ét ….ét

       Tôi mở mắt ra. Ôi không, chuyện gì xảy ra thế này ? Cậu bé đó đã được cứu sống, nhưng cái giá phải trả quá đắt. Trường nằm gục trên mặt đất, máu chảy lênh láng. Người ta vội đưa cậu đi cấp cứu. Các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa, nhưng không được. Họ nói rằng Trường đã mất quá nhiều máu. Tôi chạy xộc vào trong giường bệnh, cố gắng lay người bạn của mình trong tuyệt vọng, nước mắt chảy dài trên má :

    -  Trường ơi, dậy đi. Dậy chơi với tớ đi mà !

    -  Két …. cạch. – Tiếng xe buýt mở cửa đã đưa tôi trở lại hiện thực.

       Tôi bước lên xe, nước mắt lại chảy dài. Bỗng, trong cái giây phút đầy đau buồn và cảm động đấy, tiếng nói của Trường bỗng hiện lên trong đầu tôi :

    -  Không sao đâu, mọi chuyện đã qua rồi mà. Đừng khóc.

       Tôi lau nước mắt, nhìn lên bầu trời hoàng hôn tươi sáng .

" Nêu nhận xét của em về câu chuyện "

1
9 tháng 9 2018

hay, cảm động

CÁCH NHÌNTrước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên,...
Đọc tiếp

CÁCH NHÌN

Trước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.

Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này. Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Ngừơi nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã ghi lạitấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?” Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!” Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”. Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau? Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu quả cao hơn.

Em có suy nghĩ gì khi đọc mẩu chuyện trên?

2
9 tháng 4 2020

 Hãy cám ơn những gì bạn đang có.
- Hãy biết sáng tạo và đổi mới.

- Hãy sống hết mình, đừng bao giờ hối tiếc. Khi cuộc sống làm cho bạn có 100 lý do để khóc, thì cuộc sống cũng sẽ mang lại cho bạn 1000 lý do để cười.

- Cuộc sống thật tuyệt vời nếu bạn biết cách sống như thế nào. Mỗi ngày có đẹp hay không thì đều tuỳ thuộc vào bạn.

12 tháng 4 2020

tôi có suy nghĩ rằng trong cuộc sống có rất nhiều ng ko dc bằng mk và chúng ta quả là rất may mắn khi hơn họ nên hãy tận dụng sự may mắn đó và nên quý trọng bản thân hơn, luôn lạc quan yêu đời. Và đối vs những hoàn cảnh như trên chúng ta cần phải biết san sẻ phần nào khó khăn của họ đừng khinh thường họ,...

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốcmắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe vàthấy được vài điều, vài câu:- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc
mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,
tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và
thấy được vài điều, vài câu:
- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.
- Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.
- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.
Tò mò nên tôi ghé hỏi:
- Hai chú là anh em ạ?
- Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.
- Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?
- Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không
chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.
- Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi?
Lúc này chú mù mới nói:
- Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho
người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng
xe máy.
- Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò.
- Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời.
- Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.
- Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng
mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú
là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.
- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi!

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn
mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)
Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những
hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông
điệp đó.

1
13 tháng 3 2022

"Người mù nào có biết chia tiền đâu"- Câu chuyện xúc động về một tình bạn cao đẹp