K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

Câu 1. Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.

Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Câu 3. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

29 tháng 2 2020

Câu 1:

Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Cau 2:

* Vua Hàm Nghi

- Tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch

- Là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

- Là em trai của vua Kiến Phúc

- Được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.

*Tôn Thất Thuyết

- Là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

- Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc.

Câu 3:

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.


6 tháng 2 2022

Không có đáp án đúng

6 tháng 2 2022

Đáp án C

28 tháng 2 2018

Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.

Diễn biến:

  • Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
  • Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
  • Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
24 tháng 4 2021

* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết  ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước vì :

- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.

24 tháng 4 2021

thank you!!!<3eoeo

 

23 tháng 3 2023

- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.

Nói hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước là bởi vì họ đã dám đứng lên kêu gọi nhân dân chống lạithực dân Pháp trong khi Pháp vẫn còn rất mạnh, cộng với việc họ đã lãnh đạo rất nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân

Câu 22. Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.        B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.  C. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.          D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.Câu 23. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là A. Trương Định.           B. Trương Quyền.C. Nguyễn Hữu Huân.           D. Nguyễn Trung Trực. Câu 24. Duyên cớ Thực dân...
Đọc tiếp

Câu 22. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

 A. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.        B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

  C. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.          D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

Câu 23. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là

A. Trương Định.           B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Hữu Huân.           D. Nguyễn Trung Trực. 

Câu 24. Duyên cớ Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai là

 A. trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.

 B. triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

 C. triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

 D. triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

3
12 tháng 3 2023

22. A

23. A

24. D

22A

23A

24D

11 tháng 2 2019

Nói về trang bị lực lượng vũ trang thì quân ta thua xa quân pháp nói về mưu trí thì quân ta hơn quân Pháp 1 bậc. Nhưng đôi khi chúng ta thiếu người lãnh đạo tài giỏi, số lượng kém hơn , vũ khi tân tiến ko có quân Pháp thì chuyện thất thủ là chuyện đương nhiên không thể thiếu trong chiến tranh.

11 tháng 2 2019

Mặc dù chủ động tấn công nhưng quân ta chưa chuẩn bị kĩ, chưa sẵn sàng để chiến đấu.

Pháp có vũ khí hiện đại, quân Pháp mạnh, đông, ưu thế hơn hẳn quân ta.

Câu 1. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh GiảnB. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn TườngC. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm NghiD. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.Câu 2. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?A. Mua chuộc Tôn Thất ThuyếtB. Tìm...
Đọc tiếp

Câu 1. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 2. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. Giảng hòa với phái chủ chiến.

D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu 3. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 - 1892

C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 - 1895

Câu 5. Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 6. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 7. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

8
NG
24 tháng 10 2023

Câu 1: B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

NG
24 tháng 10 2023

Câu 2: D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại