K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2020

1) Những lĩnh vực nào mà nước Mĩ đi đầu trong khoa học - kĩ thuật?

- Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử và Mặt Trời...), những vật liệu tổng hợp mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.

- Trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 - 1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng...) ;

- Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...).

2) Vai trò và tác dụng của khoa học – kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.

Nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.

17 tháng 10 2018

I. Nước Mĩ

1. Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 – 1991: suy thoái.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn
Năm 1983, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước.
* Giai đoạn 1991 – 2000:

Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.
2. Về khoa học – kĩ thuật

– Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

– Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.

17 tháng 10 2018

* Về Kinh tế : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%).

- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh –Pháp – CHLB Đức-Italia – Nhật cộng lại.

- Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới.

- Nắm hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển.

- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

=> Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

* Những nhân tố (nguyên nhân) phát triển:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao.

+ Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí.

+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

+ Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước.

+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước.

* Về khoa học – kĩ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh.

28 tháng 9 2018

Đáp án A

Từ đầu những năm 70, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật đã được kí kết giữa Mĩ và Liên Xô, nhưng trọng tâm là những thỏa thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm chung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế  cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước

11 tháng 6 2019

Đáp án D

Trong giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai có điều kiện hòa bình để phát triển lại là nước có nền kinh tế phát triển nên có cơ cở vật chất tương đối tốt để nghiên cứu và sáng tạo.

27 tháng 7 2019

Chọn đáp án A.

10 tháng 6 2018

Chọn đáp án A

8 tháng 12 2018

Đáp án: D

9 tháng 4 2017

Đáp án B

Trong giai đoạn đầu tiên (từ năm 1945 – 1973)

* Kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

-  Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Khoa học - kĩ thuật:

 - Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

- Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hưởng lớn đến thế giới.

Trong các giai đoạn sau từ 1973 đến 1991 và từ 1991 đến 2000, kinh tế Mĩ gắn liền với những đợt súy thoái ngắn, không chiếm ưu thế về mọi mặt như giai đoạn 1945 - 1973.

9 tháng 1 2017

Đáp án D

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay mang lại những tác động tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là sự đe dọa hủy diệt của những loại vũ khí hiện đại và vấn nạn ô nhiễm môi trường. Vì thế, để hạn chế những tác động tiêu cực này, các nước cần phải tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt

23 tháng 11 2019

Đáp án D

Trong giai đoạn 1991 – 2000, khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tính chung, mĩ chiến tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới.