K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.

- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.

- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...

26 tháng 12 2021

1.

 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau vì một mục đích tốt đẹp.

 Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng, thuận lợi

.......

2.

Hợp tác trong học tập là một cách học tập tốt tuy nhiên phải biết hợp tác một cách đúng đắn.

- Hợp tác mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho cả hai, tuy nhiên cũng có hại khi hợp tác không đúng người và khi hợp tác không dựa trên cơ sở bình đẳng.

- Để hợp tác trong học tập đạt kết quả cao nhất thì mooic người trong nhóm hợp tác phải có kiến thức nền tảng vũng riêng, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh và cùng học tập tiến bộ.

 

27 tháng 12 2021

1.

 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau vì một mục đích tốt đẹp.

 Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng, thuận lợi

.......

2.

Hợp tác trong học tập là một cách học tập tốt tuy nhiên phải biết hợp tác một cách đúng đắn.

- Hợp tác mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho cả hai, tuy nhiên cũng có hại khi hợp tác không đúng người và khi hợp tác không dựa trên cơ sở bình đẳng.

- Để hợp tác trong học tập đạt kết quả cao nhất thì mooic người trong nhóm hợp tác phải có kiến thức nền tảng vũng riêng, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoàn 

22 tháng 6 2017

Máy cắt cỏ đa năng của “Hai lúa” Xưởng.

Mặc dù mới chỉ học hết lớp 7 nhưng "Hai lúa” Xưởng đã mày mò chế tạo ra chiếc máy thái cỏ đầy hữu ích giúp những nông dân chăn nuôi bò không còn phải thái cỏ thủ công.

Anh “Hai lúa” Nguyễn Văn Xưởng (ở Thôn 1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vừa tròn ba mươi tuổi.

Tuổi thơ nghèo khó, Xưởng chẳng được học hành đến nơi đến chôn. Mười ba tuổi - vừa học hết lớp 7, anh đã phải nghỉ học để đi học nghề sửa xe máy, gò hàn...

Anh Xưởng cho biết: “Mình “bén duyên” cùng chiếc máy cắt cỏ thật tình cờ, như là một sự “hữu duyên”. Kể từ khi người dân Lâm Đồng và đặc biệt là nông dân ở vùng Đơn Dương biết chăn nuôi bò sữa, có một khó khăn mà bấy lâu nay người nuôi bò vẫn trăn trở đó là:

Dù nuôi bò sữa là rất hiệu quả kinh tế nhưng người dân không kiếm đâu ra nguồn thức ăn ổn định. Do vậy nông dân vùng này chỉ còn biết trồng giống cỏ voi để “cải thiện” bữa ăn cho bò.

Nhưng cỏ voi thân cứng, chỉ có lá và ngọn là bò có thể “xơi” được, còn phần thân cây thì phải bỏ vì cứng - nhưng đây lại là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm nhất, nếu không sử dụng quả là lãng phí!

Có một nông dân ở xã Tu Tra đi lên tận TP. Hồ Chí Minh để “tậu” chiếc máy cắt cỏ. Một người cùng thôn đã rủ Xưởng đến tham quan. Sau khi quan sát, Xưởng thấy có nhiều vấn đề phải cải tiến thì chiếc máy mới hữu ích cho người sử dụng...".

Theo “kĩ sư” Xưởng, chiếc máy chưa cải tiến ngoài thị trường có thiết kế bằng lưỡi dao ngang, vì vậy khi đưa cỏ khô vào thì bị cuôn và không thổi ra được.

Ngoài ra, máy còn to, cồng kềnh, công suất thấp, lại “kén” cỏ. Sau khi mày mò, nghiên cứu, anh đã bắt tay vào việc cải tiến chiếc máy thành chiếc máy nhiều tiện ích.

Xưởng thay cấu trúc lưỡi dao trong máy: Thay lưỡi dao cong bằng lưỡi dao thẳng và vát một bên; đồng thời gắn thêm 3 chân vịt song song với 3 lưỡi dao để tăng gia tốc quay, tạo lực li tâm đẩy cỏ ra ngoài. Với tốc độ quay 1.400 vòng/phút theo nguyên lí điện chuyển thành cơ, chiếc máy do anh sản xuất có kiểu dáng khá gọn nhẹ.

Để vận hành, máy được gắn một mô-tơ 2,5 KW với công suất thiết kế băm nát được từ 1,8 - 2 tấn cỏ/giờế Hiện nay, giá bán 1 chiếc máy hoàn chỉnh là 2,7 triệu đồng trong khi máy thị trường ở TP. Hồ Chí Minh là 3,7 triệu nhưng chưa hoàn chỉnh.

Để kiểm chứng chất lượng hàng “cải tiến” đến đâu, chúng tôi đến thăm một sô' nông dán đang dùng máy của Xưởng.

Chị Nguyễn Thị Giang (xã Đạ Ròn) cho biết: “Trước đây nhà tôi trồng hai sào cỏ voi nhưng không đủ để nuôi hai con bò, từ khi có chiếc máy do anh Xưởng cải tiến, cỏ cắt về được nghiền nát toàn bộ khỏi lo cỏ cho bò nữa”.

Khi chiếc máy hoàn thành, đưa vào sử dụng hiệu quả, ông Khánh (là Bí thư Chi bộ thôn 1) tổ chức họp thôn và giới thiệu sản phẩm cho bà con biết để sử dụng. Bà con trong thôn, rồi những nông dân trong và ngoài vùng tìm đến đặt hàng.

Từ đó, tiếng lành đồn xa, những đơn đặt hàng từ Lâm Hà, Đức Trọng cứ nối tiếp gửi về... Theo nhẩm tính, số máy anh Xưởng bán ra cho nông dân nuôi bò sữa đã lên đến 120 chiếc.

17 tháng 12 2017

-Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Học mọi lúc mọi nơi
- Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
- Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
- Học thầy, học bạn..

17 tháng 12 2017

Học hành là sự nghiệp lâu dài, cần có phương pháp và cách thức phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng, có chọn lọc nhất. Tuy nhiên bên cạnh những người có phương pháp học khoa học, hiệu quả thì vẫn còn những người học vẹt, học tủ, học đối phó. Đây là những phương pháp khiến cho thành tích học tập của bạn tụt dốc trầm trọng.
Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.
Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.
Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.
Nguyên nhân của việc học vẹt, học tủ là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo truyền đạt kinh nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư thời gian. Thứ hai, ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Học vẹt và học tủ chỉ dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Các em đang tạo nên thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em sau này. Đây là một thực trạng rất đang buồn.
Hiện nay trong các kì thi học kì ở các trường đại học, vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về các bộ môn Chính trị nên các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có gõ cửa. Học tủ cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Mặc dù biết xác xuất không lớn nhưng các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.
Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần của mình.
Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.