K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

Bằng 3 cô yêu kiều 

Đúng thì tk nhé , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

4 tháng 7 2018

1 cô đang yêu + 2 cô diễm kiều = 3 cô yêu kiều

k mik nhé mik xin đó

Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này, lâu nay, cách hiểu thông thường nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều? Có người giải thích đây là từ ghép của một yếu tố thuần Việt (cầu) với một yếu tố Hán (kiều). Đúng là trong tiếng Hán có một chữ kiều với nghĩa là cái cầu thật, nhưng giải thích như thế xem ra vẫn chưa thật ổn bởi trong tiếng Việt, cách ghép từ kiểu này không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi xin nêu một cách hiểu khác để các bạn tham khảo.
Trước hết về chữ kiều, trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh
Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều.
Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài.
Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), xin gửi các bạn một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về người thầy và đạo học:
Tiên học lễ, hậu học văn/ Không thầy đố mày làm nên/ Học thầy chẳng tầy học bạn/ Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ/ Một kho vàng không bằng một nang chữ/ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học/ Ăn vóc, học hay/ Ông bảy mươi học ông bảy mốt/ Dốt đến đâu, học lâu cũng biết/ Người không học như ngọc không mài/ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

Bạn tham khảo nhé!

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

Em hiểu thế nào về câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.  ...... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ..........
Đọc tiếp

Em hiểu thế nào về câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.  ...... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... ....

1
2 tháng 4 2020

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

 Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao

                         Đêm nay Bác ngồi đó 

                        .................................

                         Bác là Hồ Chí MInh

Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó

14 tháng 8 2019

Giọt sương kiều diễm

Có giọt sương kiều diễm

Tính đỏng đảnh, kiêu kì

Chẳng coi ai ra gì

Luôn nghĩ mình đẹp nhất.

Sương bảo chị cỏ Mật :

-Đấy, chị cứ nghĩ xem

Không có tôi đậu lên

Chị làm sao lấp lánh

Sương còn bảo chị Nấm :

-Nếu tôi không đánh đu

Vành nón chị rất thô

Chị làm sao duyên dáng?

Khoe mãi không biết chán

Bỗng nắng ập đến rồi

Đang khoác lác liên hồi

Sương thấy mình tan chảy…

Cỏ cây càng lộng lẫy

Hạt sương càng nóng ran

Có phải thấy bẽ bàng

Mà hạt sương trốn biệt

Thực ra, ai cũng biết:
Nước đọng thành giọt sương
Đẹp, nhưng kiêu kỳ thế
Đáng giận mà đáng thương.

4 tháng 1 2019

Đề 1 : tả đôi mắt của mẹ

Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. 
Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,... 
Nhớ mãi những ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm. 
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi. 
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc." 
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài."

4 tháng 1 2019

Đề 2 : tả người bạn thân của em

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

Bài làm

Nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao

                                                        “Muốn sang thì bắt cầu Kiều

                                                   Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 12 2018

bạn ơi, mình thấy câu tục ngữ ấy nó sai sai sao ấy

đáng lẽ là phải

Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chứ thì yêu lấy thầy

chứ sao lại là Muốn con mù chữ thì yêu lấy thầy

còn sai lỗi chính tả nữa chứ

18 tháng 3 2017

- Bà ơi! Tấm và Cám như thế nào? Bà kể đi bà …

- Tấm là chị, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp, nết na, có mái tóc xanh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám nanh ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!...

  Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện Tấm Cám bà kể năm tôi lên bốn đến nay tôi vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn còn hình dung được bàn tay, đôi chân, giọng nói, nụ cười và gương mặt của Tấm.

 Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên đã bị cô em gian xảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép.

  Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em cảm động lắm : "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.

- Bà ơi ? Chị Tấm có được đi hội không hở bà ? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà ?

- Mụ dì ghẻ đổ thóc trộn vào một đấu gạo, mụ bắt Tấm nhặt thóc. Mụ không muốn cho Tấm đi hội. Mụ chỉ muốn Cám, con gái ruột của mụ được gặp Hoàng tử thôi…

  Tiếng bà kể, tôi vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm, Bụt ban cho Tấm một bộ lụa hồng để mặc đi hội. Qua chỗ lội, Tấm đánh rơi giày. Sau đó, Hoàng tử đã tìm được giày của Tấm. Tấm được yêu cầu thử giày. Trong bộ quần áo lụa hồng Tấm đẹp như cô Tiên giáng trần. Hoàng tử say đắm và Tấm về cung cưới làm vợ.

  Mẹ con dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Con Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo kiếp đời cô Tấm đó: "Thị thơm, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn"… Những ngày tháng Tấm ở với bà cụ hàng nước là những ngày tháng ấm áp nhất đối với Tấm. Tấm được sống trong tình thương mẹ con. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm sáng hôm ấy đã làm cho Hoàng tử nhận ra người đẹp sau bao lần hóa kiếp.

- Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà ?

- Có chứ ! Bụt là ông Tơ Hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.

  Năm nay, tôi đã 10 tuổi, nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn gặp cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích bà kể ngày xưa.

20 tháng 4 2018

cậu ko phải câu ghép là câu B

20 tháng 4 2018

Câu ko phải câu ghép là câu C 

24 tháng 1 2018

Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩKhởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khỏe my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô

Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành chokhởi my nồng nhiệt đến mức nào.

bài 2

Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Câu tục ngữ xưa đã dạy cho ta biết sống để vui, để yêu người và yêu đời.

Em thích xem các chương trình tấu hài trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là chương trình Gala cười. Một bộ sưu tập hài đặc sắc để ta cười về những thói hư tật xấu, về mối quan hệ giữa người với người và về lối sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ.

Nhân vật chính trong tiểu phẩm "Một giây tốc độ, ngàn năm nói ngọng." do chú Hữu Phước đảm trách. Chú có có dáng người dong dỏng cao, thao tác biểu diễn rất linh hoạt và uyển chuyển. Gương mặt rất nghiêm nghị với đôi mày rậm và hàng ria trên mép. Trang phục trên sàn diễn của chú bình thường nhưng nêu bật được nhân vật mà chú phải thu vai. Những lời thoại của kịch bản được chú truyền tải đến khán giả theo phong cách riêng biệt, hóm hỉnh. Từng tràng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy sau mỗi câu nói ngắt, nghỉ, lên xuống giọng có ý tứ của chú. Điệu bộ có lúc ngây ngô, có lúc khôn ranh đã mang đến cho khán giả những trận cười hả hê.

Theo em, muốn làm nghệ sĩ phải có khiếu và phải yêu nghề. Phải sống với nhân vật, biết hóa thân thành nhân vật ấy dù là nhân vật chính diện hay phản diện. Em luôn quý trọng các nghệ sĩ làm nghệ thuật. Họ đã phục vụ cho mọi người những món ăn tinh thần như những liều thuốc bổ.


 

29 tháng 1 2021

1110+1110=?

20 tháng 10 2018

12345-12345

20 tháng 1 2022

khó quá vậy