K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.

Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.

Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.

Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:

"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”

Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.

Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.

31 tháng 10 2021

Dàn ý mà cậu

29 tháng 6 2018

1. MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.

Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết.

2. TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

1. Khổ 1

- Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân thế (Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng). Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.

- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.

- Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển và hiện đại...

2. Khổ 2

- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.)

- Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.

- Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.

3. Đánh giá chung

- Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.

- Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.

- Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.

4. KB: - Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.

Bài thơ "Yêu lắm quê hương ơi" gợi cho chúng ta về những hình ảnh quê hương gần gũi, gắn bó với một thời tuổi thơ của chúng ta. Đó là bức tranh thủy mặc, dòng sông, con đò, cánh đồng mà gặt, cánh cò, khói bếp, cầu vồng, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, cỏ lau... Đặc biệt những hình ảnh ấy kết hợp với điệp cấu trúc "Em yêu" càng cho thấy tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho cảnh vật, sự vật của quê hương mình. Đan cài trong tình yêu quê hương còn là tình cảm đối với cha mẹ và phát triển lên thành tình yêu đất nước. Dẫu đi năm châu bốn bể thì tình cảm đối với quê hương sẽ không bao giờ thay đổi. Tình cảm vĩ đại ấy đã được vun đắp từ tình yêu những điều nhỏ bé trong trái tim của tác giả.

5 tháng 12 2023

anh chị cứu em

 

Trời còn đang tối, ngõ làng giăng mắc lớp sương bàng bạc, quanh quất. Một vài nhà đã bắt đầu dậy nấu cơm, ánh lửa bập bùng soi tỏ căn bếp nhỏ. Mùi khói bếp lùa cả vào sương sớm, theo gió nhẹ lan khắp đường làng. Con gà trống nhà ai vỗ cánh cất cao tiếng gáy, lũ bò ậm ò cọ sừng vào thanh gỗ ngăn chuồng. Ngoài đường, rì rầm tiếng nói chuyện của các cô, các bà gánh hàng đi chợ sớm. Ngôi làng bị đánh...
Đọc tiếp
Trời còn đang tối, ngõ làng giăng mắc lớp sương bàng bạc, quanh quất. Một vài nhà đã bắt đầu dậy nấu cơm, ánh lửa bập bùng soi tỏ căn bếp nhỏ. Mùi khói bếp lùa cả vào sương sớm, theo gió nhẹ lan khắp đường làng. Con gà trống nhà ai vỗ cánh cất cao tiếng gáy, lũ bò ậm ò cọ sừng vào thanh gỗ ngăn chuồng. 

Ngoài đường, rì rầm tiếng nói chuyện của các cô, các bà gánh hàng đi chợ sớm. Ngôi làng bị đánh thức bởi những âm thanh ồn ào dội dần về phía chợ quê.

Trong nhà, mẹ đã dậy từ bao giờ. Tiếng lạch xạch vọng lên dưới nhà ngang. Tôi nằm tưởng tượng ra dáng mẹ đang sửa soạn thúng mủng, quang gánh. Năm nào cũng vậy, phiên chợ Tết của mẹ là hai thúng gạo nếp cái hoa vàng mẩy hạt mang đi và khi gánh về là một gánh thực phẩm cho cái Tết đủ đầy. Thực ra, nhà tôi cũng không túng thiếu đến nỗi phải đổi gạo lấy đồ dùng. Nhưng như một thói quen của người làm ruộng, có thúng gạo ngon cũng muốn mang ra chợ để góp thêm hương sắc chợ quê ngày Tết. Đợi mẹ chuẩn bị xong xuôi, tôi rón rén bước ra ngoài hiên. Mẹ cười xòa với thêm chiếc áo ấm cho tôi mặc rồi quẩy gánh, dắt tay đứa con nhỏ lên đường. 

Chợ quê tôi họp một tháng sáu phiên nhưng đông vui nhất vẫn là ngày phiên 28 Tết. Đến phiên chợ, kẻ bán, người mua khắp nơi đổ về đông nghịt. Thóc gạo đất quê có sẵn, vải vóc Ninh Hiệp, lụa tơ tằm Vọng Nguyệt đưa về, tre đan Giới Tế, rau quả Yên Lã mang sang, tranh Đông Hồ bên kia sông cũng kịp góp mặt... Chợ quê ngày này vui như mở hội, dường như ai cũng muốn góp mặt tận hưởng không khí Tết đang về.

Mẹ tôi đặt hai thúng gạo ngay lối cổng phụ vào chợ. Bên cạnh, các bà cũng mang gạo đến bày sẵn từ bao giờ. Một hàng thúng gạo như những bông hoa trắng đều xếp gọn gàng, hấp dẫn những vị khách đi qua. Gạo nếp quê mẩy tròn, nổi tiếng khắp vùng mà giá bao năm không đổi. Người bán mang nhiều hết nhiều, mang ít hết ít, chẳng mấy ai quan tâm, chèo kéo khách vào mua. Vậy mới có chuyện, người ta vẫn kháo nhau nghe, vào phiên chợ năm nào, cô bán gạo đang mải mê kể chuyện nhà cửa “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với bạn hàng. Có người khách đi qua, hỏi mãi chẳng thấy tiếp lời, đành tự đong hai mèn gạo, bỏ lại vào thúng đúng số tiền cần trả rồi rời đi.

Những đứa trẻ theo bà, theo mẹ đi chợ í ới vẫy nhau. Cả đám nhanh chóng kéo ra chỗ ông lão nặn tò he. Bàn tay ông nhào nặn ra đủ thứ hình thù từ bông hoa hồng, rồng, phượng đến cả ông võ tướng cầm gươm mặt gườm gườm một cách dữ dằn. Ngắm chán, chúng tôi lại hò nhau đi xem người thợ tranh Đông Hồ dọn hàng gần đấy. Trong chợ, hàng tranh Đông Hồ vẫn đông người qua lại nhất. Người dân quê, dù khó khăn đến đâu cũng sẵn lòng mua một bức tranh về treo trong nhà. Có lẽ, trong tâm niệm của họ những hình ảnh “sáng bừng trên giấy điệp” kia sẽ mang đến những hy vọng no ấm, đủ đầy hơn.

Phiên chợ Tết, người dân khắp nơi đổ về mua bán. Những người dân quê quanh năm chỉ biết đến đồng ruộng, lũy tre làng nay gặp gỡ bao người từ nơi khác đến. Đi chợ đôi khi trở thành cái cớ để người ta thăm hỏi nhau. “Tay bắt mặt mừng” khi biết vùng này năm nay làm ăn khấm khá, rồi cũng chau mày trầm ngâm khi biết vùng kia còn vất vả khó khăn. Những lời hỏi thăm, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau khiến chợ quê trở nên gần gũi, ấm áp hơn giữa ngày đông lạnh giá.

Trời đã gần về trưa, người chợ về thì ít, người đến mua lại thêm đông. Chuyện quê góp nhặt, mỗi lúc một rôm rả khiến khu chợ ngày càng nhộn nhịp. Lũ trẻ nhỏ xúng xính quần áo mới, tay cầm tò he đứng bên cạnh các bà, các mẹ đang chuẩn bị quẩy gánh ra về. Có đứa trẻ đã đi đến cổng chợ còn vội nhìn lại, hít một hơi thật sâu như muốn giữ cả hương sắc chợ Tết về nhà.

Chỉ ra chất trữ tình biểu hiện trong văn bản trên

0
KHI MÙA THU SANGTrần Đăng KhoaMặt Trời lặn xuống bờ aoNgọn khói xanh lên lúng liếngVườn sau gió chẳng đuổi nhauLá vẫn bay vàng sân giếngXóm ngoài, nhà ai giã cốmLàn sương lam mỏng rung rinhEm nhỏ cưỡi trâu về ngõTự mình làm nên bức tranh Rào thưa, tiếng ai cười gọiTrông ra nào thấy đâu nàoMột khoảng trời trong leo lẻoThình lình hiện lên ngôi saoNhững muốn kêu to một tiếngThu sang rồi đấy. Thu sang!Lòng bỗng nhớ...
Đọc tiếp

KHI MÙA THU SANG

Trần Đăng Khoa

Mặt Trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh

 

Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy. Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...

1973 (Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3:Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?

Câu 4: Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ cuối.

Câu 5. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ in đậm.

Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 7.Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Khi mùa thu sang của Trần Đăng Khoa.

1
29 tháng 10 2023

help câu 5.6

14 tháng 12 2021

ai cứu mình zới :((

4 tháng 1

Đừng nhắn linh tinh