K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

chu taooooooooooooo

10 tháng 1 2018

taooooooooooooo

Bài blog này cho các bạn và admin hoc24 cùng coi !Giáo viên hoc24 nè, thật ra em thấy giáo viên hoc24 tick không công bằng tí nào. Nhiều người chép bài trên mạng suốt một bài, dù nó có liên quan thiệt nhưng nếu hoc24 tick vậy ko dc, người đặt câu hỏi có thể sẽ nghĩ là câu đó đúng, thành ra chả giúp dc cho bạn ấy. Thật ra em cũng chả có chấp nhất gì nhưng em thấy nó bất bình nên em nói vậy thôi,...
Đọc tiếp

Bài blog này cho các bạn và admin hoc24 cùng coi !

Giáo viên hoc24 nè, thật ra em thấy giáo viên hoc24 tick không công bằng tí nào. Nhiều người chép bài trên mạng suốt một bài, dù nó có liên quan thiệt nhưng nếu hoc24 tick vậy ko dc, người đặt câu hỏi có thể sẽ nghĩ là câu đó đúng, thành ra chả giúp dc cho bạn ấy. Thật ra em cũng chả có chấp nhất gì nhưng em thấy nó bất bình nên em nói vậy thôi, có thể do câu trả lời nó hợp lí, dài nhưng admin cần xem xét nó có phải là câu trả lời cần nhất cho lớp đó không ? Còn nếu admin ko biết đúng khôg thì...mở sách lớp đó ra xem...Nếu câu trả lời đúng, giống với trong sách và phù hợp với độ tuổi đó thì hả coi tới việc dài, hợp lí. 

Từ nãy giờ em đang nói tới các môn học bài và Ngữ văn.Cẩn thận, admin nên đọc văn trên mạng và đọc các cái gì đó trên mạng để...phòng trừ nha ! ( người ta cần giúp đỡ chứ không phải cần chép mạng cho đâu ? Chắc chắn lúc đầu ngừoi ta đã coi mạng trứoc khi đặt câu hỏi rồi đó !

9
9 tháng 5 2016

Mình đồng ý với bạn nhưng mình cũng có thêm góp ý : giáo viên hoc24 và admin là những người lớn hơn bạn, bạn nên nói chuyện lễ phép chứ không nên nói như vậy!

9 tháng 5 2016

Chắc có lẻ cũng đúng đó bạn ạ!

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi? A.  Anh ta đem hoa này tặng ai vậy? B.  Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời. C.  Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy? D.  Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó! Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở...
Đọc tiếp

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A.  Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?

B.  Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

C.  Anh về lúc nào không báo cho ai biết cả vậy?

D.  Cả xóm này ai không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ điều kiện                         B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ phương tiện                     D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A.  Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

B.  Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ

C.  Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ

D.  Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A.  Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

B.  Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.

C.  Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

D.  Hình ảnh người dũng sĩ đội sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

Câu 5: Cho các câu:

(1)  Nó rơi từ trên tổ xuống.

 

 

(2)   Tôi đi dọc lối vào vườn.

(3)   Con chó chạy trước tôi.

(4)  Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.

(5)   Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh? A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)

B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)

D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)                

Câu 6: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?

A. Bốn vế câu                                   B. Ba vế câu

C. Một vế câu                                   D. Hai vế câu

Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì ?

A. lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông                        B. những khóm hoa

C. mảnh đất bằng phẳng                                      D. lũ trẻ con

Câu 8: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?

A. Bốn quan hệ từ                                                B. Hai quan hệ từ

C. Ba quan hệ từ                                                  D. Một quan hệ từ

Câu 9: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.”

Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?

 

 

A. Hai vị ngữ                                             B. Một vị ngữ

C. Ba vị ngữ                                              D. Bốn vị ngữ

Câu 10: Thành ngữ “chân cứng đá mềm” được cấu tạo theo cách nào sau đây?

A. Danh từ - tính từ - danh từ - tính từ B. Tính từ - danh từ - tính từ - danh từ

C. Động từ - tính từ - động từ - tính từ D. Động từ - danh từ - động từ - danh từ

Câu 11: Có mấy hình ảnh được so sánh với “quả dừa” trong đoạn thơ sau ?

Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

(Trần Đăng Khoa)

A. Hai hình ảnh                                          B. Bốn hình ảnh

C.  Ba hình ảnh                                            D. Một hình ảnh

Câu 12: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A.   Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.

B.  Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.

C.   Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.

D.  Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.

Câu 13: Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa chuyển?

A.  Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

 

 

(Xuân Diệu)

B.  Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con.

(Xuân Quỳnh)

C.  Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy...

(Trần Đăng Khoa)

D.  Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”

(Theo Vũ Tú Nam)

Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép?

A. Ba câu đơn, một câu ghép                  B. Bốn câu đơn, không có câu ghép

C. Một câu đơn, ba câu ghép                  D. Hai câu đơn, hai câu ghép

Câu 15: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”

Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

A.   Lặp từ ngữ và dùng từ nối

B.   Thay thế từ ngữ và dùng từ nối

C.      Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ

D.   Lặp từ ngữ

 

 

Câu 16: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.”?

A.Hai tính từ             B. Một tính từ               C. Ba tính từ          D. Bốn tính từ

Câu 17: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá?

Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào: “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau “Ậm ò...” tìm gọi mãi.

(Phạm Hổ)

A. Chú bò, mặt trời, nước                         B. Mây, nước, chú

C.  Chú bò, mặt trời                                   D. Mây, nước, chú bò, mặt trời

Câu 18: Vị ngữ trong câu: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” là gì?

A.   trắng tinh

B.   mọc lên

C.  tì xuống đón đường bay của giặc

D.  mọc lên những bông hoa tím

 

 

Câu 19: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A.Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, hăng hắc

B.  Rậm rạp, nồng nàn, bãi bờ, hăng hắc

C.  Rậm rạp, nồng nàn, hăng hắc, không khí D.Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc

Câu 20: Các dấu phẩy trong câu: “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.” được dùng để làm gì?

A.  Đánh dấu ranh giới giữa những từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

B.  Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

C.  Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của

 

 

 

 

 
0
12 tháng 2 2022

Câu 1 : Văn bản: Tuổi thơ tôi. 

            Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2 . PTBĐ: Tự sự.

Câu 3  Kể lại về tính cách của nhân vật Lợi.

Câu 4. "trùm sò": Người có rất nhiều tiền.

            "thu vén cá nhân": Chăm sóc lợi ích bản thân.

12 tháng 2 2022

a. Văn bản: Tuổi thơ tôi.

   Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh.

b. ptbđ: Tự sự.

c. Kể về tính cách của nhân vật Lợi.

d. "trùm sò": Người có nhiều tiền.

- "thu vén cá nhân": Chăm sóc lợi ích của bản thân mình .

17 tháng 12 2017

Chọn C

21 tháng 5 2022

D. Bốn câu.

21 tháng 5 2022

D

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C…) đầu dòng câu trả lời đúng."Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C…) đầu dòng câu trả lời đúng.

"Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.”

 

 Thành phần chủ ngữ của câu: "Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông.” là:

A. Mảng thành phố.

B. Mảng thành phố hiện ra.

C. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi.

5
21 tháng 5 2022

C. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

1
8 tháng 6 2019

Viết tiếp lời thầy :Nói về lòng tự tin , dám đối đầu với thử thách để biến ước mơ thành sự thật ( viết không quá 4 dòng)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

1
25 tháng 10 2018

Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó.

I. TRẮC NGHIỆM: Ghi ra bài làm chi mot chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật? A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt B. Chiếc lược nhựa hút các mẩu giấy vụnC. Mặt Trời và Trái Đất hút lẫn nhau.D. Giấy thấm hút mựcCâu 2: Cắt một dải pôliêtilen gấp lại làm hai rồi lồng chỗ gấp vào...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM: Ghi ra bài làm chi mot chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật?

A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt

B. Chiếc lược nhựa hút các mẩu giấy vụn

C. Mặt Trời và Trái Đất hút lẫn nhau.

D. Giấy thấm hút mực

Câu 2: Cắt một dải pôliêtilen gấp lại làm hai rồi lồng chỗ gấp vào một thanh tre nhó sao cho hai lá của dài pôliêtilen nằm tự nhiên ở hai bên. Dùng hai ngón tay kẹp hai lá vuốt mạnh nhiều lần, hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?

A. Hai lá của dải pôliêtilen tách ra xa nhau

C. Hai lá của dải pôliêtilen vẫn nhứ cũ.

 B. Hai lá của dải pôliêtilen ép sát vào nhau hơn.

D. Lúc đầu hai lá tách ra xa nhau sau đó ép sát vào nhau hơn. Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?

A. Một quạt máy đang chạy.   B. Một bóng đèn điện đang sáng

C. Máy tính cầm tay đang hoạt động.   D. Một đữa thủy tinh cọ                                                                         xát vào lụa

Câu 4: Quan sát hai mạch điện trong hình vẽ, biết rằng các nguồn điện là giống hệt nhau. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là sai? 

A. Trong cả hai mạch điện đều có dòng điện chạy qua.

B. Dòng điện qua hai bóng đèn cùng chiều.

C. Dòng diện qua hai bóng đèn ngược chiều.

D. Nếu các bóng đèn không giống nhau thì độ sáng của chúng cũng không giống nhau.

Câu 5: Khi sản xuất pin và acquy, người ta sử dụng tác dụng nào của dòng diện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng từ

C. Tác dụng hóa học

D. Tác dụng phát sáng

 Câu 7: Khi thấy một người bị điện giật, em sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau?

A. Gọi điện thoại cho bệnh viện.

B. Chạy đến kéo người bị giật ra khỏi dây dẫn điện

C. Ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

D. Lấy nước dội lên người bị giật.

Câu 8: Hãy cho biết vôn kế nào trong các vôn kế có giới hạn đo sau đây là phù hợp nhất khi dùng để đo hiệu điện thế của đa số các dụng cụ điện trong gia đình? 

A. 100mV.

B. 50V

C. 150V.

D. 250V

Ghi mỗi đáp án từng giúp e với ạ
Em cảm ơn

 

0