K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2021

Tham khảo:

Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy. - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông...

 Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:

 Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.

Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. - Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao: + Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ. - Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ.

 Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:

 Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.

 Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.

Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên: A) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. B) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước

Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng: - Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. - Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.

 Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.\

Nhớ bỏ mấy cái gạch chân hay A AB gì đó nhé:Chúc hok tốt

 

 

truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông đượckhẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trongnhững năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kếtquả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùahè năm ấy.Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên vềtruyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông đượckhẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trongnhững năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kếtquả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùahè năm ấy.
17 tháng 2 2021

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung.

Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống, thanh niên đóng 1 vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước. Được thừa hưởng tinh thần truyền thống của dân tộc, 1 bộ phận ko nhỏ thanh niên trong xã hội đã tự xây dựng mục đích sống sống rất đẹp cho mình. Họ là đại diện tiên phong cho mục đích sống đẹp của 1 thế hệ thanh niên tiên phong, bản lĩnh, trách nhiệm. Những mục đích sống đẹp, sống hay, sống tích cực của những thế hệ trẻ này chính là những dấu hiệu tốt của 1 xã hội phát triển. Thứ nhất, họ có mục đích sống dấn thân đam mê, dũng cảm ko màng khó khăn phía trước. Những thế hệ trẻ giàu đam mê, bản lĩnh và năng lực chính là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước. Họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của xã hội cũng như biết khai thác những điểm mạnh của bản thân để tiến về phiá trước. Thứ hai, mục đích sống đẹp của người trẻ được thể hiện ở chỗ họ chăm chỉ học hỏi, tập trung phát triển bản thân. Việc hàng ngày hàng giờ trôi qua, những người trẻ ko ngừng nỗ lực chăm chỉ học tập và làm việc. Họ chính là những con ong cần cù, cần mẫn, dần dần chạm được đến đỉnh vinh quang của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mục đích sống sống đẹp thì vẫn còn tồn tại bộ phận ko nhỏ thanh niên có chưa có mục đích sống cho mình. Đây là biểu hiện của lối sống thừa, sống mà lúc nào cũng mong an nhàn, hưởng thụ. Sống ko có định hướng, hưởng thụ và chỉ biết ngày hôm nay đều là những biểu hiện của lối sống thừa đáng báo động. Cuộc sống như vậy sẽ làm từng ngày tháng tuổi trẻ trở nên vô nghĩa. Tóm lại, mục đích sống sống của thanh niên là điều cần phải xác định ngay từ đầu để vun đắp tương lai và định hướng đường đi cho các em khi lớn dần.

  
11 tháng 4 2018

I. Mở bài:

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện.

II. Thân bài:

* Hình ảnh anh thanh niên

- Anh không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ , cô gái trẻ khi xe của họ dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở củ núi rừng Sa Pa.

- Anh còn hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già và anh cũng tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người

a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.

- Quanh năm suốt tháng, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “ Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”…”Thử thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc.Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất..

- Hơn nữa lại phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tích mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.

→ Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng anh vẫn vượt qua được. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? Đó là ý chí, nghị lực, những phẩm chất và sức mạnh bên trong của nhân vật đã giúp anh vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa

b. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc

- Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, rất có trách nhiệm với cuộc đời. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh làm công tác khí tượng trên núi cao. Không ai có thể bắt buộc anh lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” này để làm việc và cống hiến. Trong khi bao nhiêu người sau khi ra trường đã cố chạy chọt tìm bằng được một nơi làm việc giữa thủ đô thì anh đã khoác ba lô vui vẻ vượt suối băng rừng để lên công tác ở nơi này. Anh tự nguyện lên đây không phải do sự bốc đồng nhất thời mà là cả một sự nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắc nhất. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa cầu, đã sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và thực hiện ước mơ của mình. Anh tự đặt và trả lời câu hỏi : “Mình sinh ra là gì ? Mình để ở đâu ? Mình vì ai mà làm việc ?

- Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh phúc trong đời. Với anh hạnh phúc là trong công việc. Khi kể lại thành tích nhờ phát hiện kịp thời đám mây khô, không quân ta đã hạ nhiều máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng, anh nói : “kể từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc”.

- Anh rất yêu công việc của mình. Đối với anh, công việc là niềm đam mê cháy bỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất. Hơn ai hết, anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là có ích mọi người, nó gắn liền anh với cuộc sống chung của đất nước. Anh tâm sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia.Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Dù công việc có vất vả nhưng anh không thể sống thiếu nó.

- Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất đối với anh chính là sự cô độc. Đã có những phút anh phải yếu mềm trước cơn “thèm người” đang dâng trào trong huyết quản. Anh đã làm đủ mọi cách để gặp con người, được nghe họ nói, được thấy họ cười, dù chỉ trong một giây phút. Những khuôn mặt chưa bao giờ anh gặp sao bỗng trở nên thân thiết lạ lùng! Nhưng cuối cùng, chàng trai đã vượt qua cơn xúc động để trở về với cuộc sống bình thường.

- Thậm chí, mặc dù đã sống một mình trên đỉnh núi cao 2600mét nhưng anh vẫn ước được làm việc ở đỉnh núi cao hơn nữa : Đỉnh Phan xi Păng cao 3143 mét bởi anh nghĩ : “ Làm công tác khí tượng ở độ cao như thế mới là lý tưởng chứ”.Đó là ước vọng được vươn cao hơn trong công việc để đạt được mục đích tốt đẹp nhất.

→ Những suy nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh, “thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực để sống một cuộc sống đẹp, đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người dù một mình đơn độc làm việc trên núi cao.

c. Anh thanh niên còn có phong cách sống rất đẹp

Ngoài ra anh tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, phong phú cả vật chất và tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời.

- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình. Anh trọng cái đẹp: anh trồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Gian nhà của anh sạch sẽ, gọn gàng. Anh chạy về trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để thu dọn nhà cửa vì khách tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn.

- Anh còn đọc sách ngoài những giờ làm việc. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay xở để thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.

- Không chỉ say mê công việc, say mê đọc sách , anh thanh niên còn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn khi được tiếp bác tài, nhà hoạ sĩ, và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ còn năm phút”. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người. Anh “nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ”. Anh rất hiếu khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà (giỏ trứng) cho khách. Và anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.

- Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác.Thực tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già hết sức khâm phục anh, ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những người xứng đáng khác. Anh nói thành thực: “những người khác đáng kể, đáng vẽ hơn anh. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…” Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.

d. Nhân vật ấy giúp em hiểu thêm nét đẹp ở những con người lao động ở chốn Sa Pa:

- Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc.

- Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp biết bao.

III – Kết luận:

Thế đấy, trong cái “lặng lẽ”của Sa Pa trên đỉnh Yên Sơn bốn mùa mây phủ mấy ai biết được có một chàng trai đang sống, đang âm thầm làm việc. Người cán bộ trẻ ấy được Nguyễn Thành Long xây dựng khá sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, một mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Những trang viết của Nguyễn Thành Long khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như như một nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

14 tháng 1 2022

Gặp lắm rồi ạ :((

 

20 tháng 3 2020

Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa không chỉ là bức tranh đẹp về thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc, ở đó còn có những con người lao động giản dị, lặng thầm cống hiến sức mình để dựng xây đất nước. Đó là nhân vật anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Những nét đẹp ngời sáng về cách nghĩ, cách làm của anh đã truyền nguồn cảm hứng cho thế hệ thanh niên chúng ta về lí tưởng sống và cống hiến cho đất nước hôm nay.

ĐIều đáng khâm phục ở anh thanh niên là lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Anh là một lao động bình thường như bao chàng trai trẻ khác. Hàng ngày, anh đo mưa, đo nắng, đo chấn động… công việc của anh cứ lặp lại như vậy nhưng anh không hề thấy buồn tẻ vì anh yêu công việc ấy. Anh luôn tự hỏi mình: “mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Chàng trai ấy ý thức được công việc thầm lặng của mình nhưng có ích cho cuộc sống của mọi người, anh đã lặng thầm hi sinh bản thân cho lợi ích của cả tập thể.

 Không những vậy,nhân vật anh thanh niên còn biết lo toan sắp xếp cho cuộc sống riêng của mình một cách ngăn nắp, ổn định. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”. Trong hoàn cảnh cô độc, anh tìm đến những thú vui lành mạnh và cũng là mở mang kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn mình. Điều đó khiến chúng ta thêm khâm phục anh.

Đáng trân quý ở anh còn là tấm lòng nhân hậu, sự quan tâm đến người khác. Anh là một trí thức có lối sống ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương. Niềm vui đón khách của anh toát ra qua nét mặt, qua từng cử chỉ, lời nói. Từng món quà anh tặng là cả tấm lòng chân thành anh gửi gắm, là củ tam thất biếu bác lái xe dành cho vợ ốm hay bó hoa tươi thắm rực rỡ sắc màu cho cô gái mới quen. Tấm chân tình ấy khiến người nhận không khỏi bồi hồi, xúc động về tình người ấm áp giữa núi rừng Sa Pa lặng lẽ.

Trong cuộc sống hôm nay, có biết bao người trẻ cũng đang thầm lặng làm những việc có ích cho đất nước. Là tấm gương cô giáo trẻ vượt qa những chặng đường đèo, cõng con chữ lên vui núi để dạy chữ cho các em thơ. Là những người lính đảo Trường Sa, nơi chỉ có sóng biển là người bạn tâm tình, nhưng vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ từng hòn đảo nhỏ, đem lại sự bình yên cho đất nước. Là các bác sĩ trẻ tốt nghiệp đại học tình nguyện về các trạm y tế vùng saau vùng xa chữa bệnh cho dân nghèo. Dù biết công việc gian khổ nhưng họ vẫn cần mẫn, tỉ mỉ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”. Tấm lòng yêu đời, yêu nghề, sẵn sàng hi sinh và cống hiến một phần tuổi trẻ của mình cho đất nước của họ thật trân trọng và đáng quý biết bao. Không những vậy, cuộc sống đang ngày càng đổi thay, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng. Do đó, mỗi người cần rèn luyện bản thân, nếu mãi bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trong sự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Vượt  lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình là điều cần thiết đối với mỗi người trẻ trong cuộc sống hiện đại nhiều thử thách, khó khăn.

Chiến tranh qua đi nhưng để lại bao khó khăn cho đất nước. Sau bao mất mát, đau thương, giờ đây dân tộc cần lắm những khối óc tinh anh, những bàn tay khỏe mạnh để dựng xây, phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để đưa đất nước đi lên, xứng đáng với bao máu xương của cha anh đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc?Tôi tin bằng tình yêu với đất nước, sự cố gắng nỗ lực học tập ngày hôm nay và ý chí cống hiến cho dân tộc, chúng ta sẽ cùng đưa đất nước mình phát triển phồn vinh.

học tốt

5 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.