K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

LÊN MẠNG TRA CHO NHANH BẠN AH BẠN LÊN MẠNG CHỈ CẦN THAY ĐỔI MỘT ÍT BÀI VĂN LÀ SẼ THÀNH BÀI BAN THÔI  

Bố em làm kĩ sư cơ khí nên có rất nhiều việc phải làm .

Lúc cả nhà đi nghỉ , bố mới  nhẹ nhàng đến bên bàn học của em và cũng là bàn làm việc của bố . Bố bật đèn  bàn học và nhẹ nhàng khởi động máy tính . Tiếng gõ máy tính vang lên lách cách nhưng nhẹ dần khi cả nhà đã đi ngủ . Bố quay sang vẽ hay viết gì đó . Bố đứng dậy lấy mấy cuốn sách để xem .Bố nhíu mày suy nghĩ . Em biết rằng công việc của bố làm tóc bố thêm bạc .Em rất thương bố . Khi xong công việc bố đứng lên vươn vai mấy cái . Chắc bố mệt lắm nhưng sáng mai bố lại là người dậy sớm nhất . 

Công việc của bố em là thế đấy .Em rất quý bố nên quyết tâm học giỏi để bố khỏi phụ lòng .

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

13 tháng 5 2018

Bạn thiếu phần kỉ niệm 

13 tháng 5 2018

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái

7 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

7 tháng 5 2018

chuyên lạ CTV mà cũng lên hỏi chỉ được cái mã thôi à

23 tháng 3 2019

Nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 9 của em, chị Hằng tặng em một chiếc hộp đựng bút rất xinh. Hộp bút này chị mua trong dịp đi tham quan Đà Lạt vừa qua.

Hộp bút được làm bằng gỗ thông, rất nhẹ. Chiều dài của nó khoảng 20 cm, bề rộng 5 cm và chiều cao khoảng 3 cm. Trên nắp hộp khắc hình ngôi nhà sàn cùng với hai chú hươu đứng ngơ ngác dưới gốc thông. Nắp hộp mở ra, đóng lại dễ dàng. Lòng hộp có thể chứa được bốn năm cây bút các loại, cùng cây thước nhỏ và vài thứ đồ lặt vặt khác.

Có hộp đựng bút, chiếc cặp sách của em ngăn nắp hẳn lên. Bút dùng xong, em đem cất vào hộp. Đến trường, muốn dùng loại bút nào, mở hộp ra là có ngay, tiện lợi biết bao! Em quý hộp bút ấy lắm vì nỏ là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của cả gia đình là em ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn nữa.

2 tháng 2 2019

1.Quê em ở vùng biển. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Ngày hè dài, những ngày nghỉ hè vui lắm, thích lắm. Các bạn đã thấy mặt trời mọc trên biển bao giờ chưa ? Mặt trời sáng rực, to như cái nong khổng lồ. Mặt trời nhô lên từ từ thì hàng trăm hàng nghìn con chim biển bay rợp trời, rợp đảo. Thuyền buồm rẽ sóng ra khơi đánh cá. Cánh buồm mờ dần, mờ dần cuối chân trời góc biển, dõi theo với bao nỗi hi vọng đợi chờ. Chiều hè đi tắm biển và đá bóng trên bãi cát, đi tìm vỏ ốc, đi rình dã tràng, đi bắt con còng đỏ.. là niềm vui của trẻ con làng chài. Da đứa nào cũng đen bóng, nhưng rắn rỏi, khoẻ mạnh. Hãy nằm ngửa trên bãi cát mà ngắm bầu trời mênh mông, mà nghe biển hát, nghe phi lao reo... mới thấy thú vị vô cùng...

2.

Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền của dải đất hình chữ S. Nắng mới rọi chiếu những mái nhà xanh đỏ, những cành cây khẳng khiu đang e ấp nụ non và những con đường rộn vang tiếng cười nói của người dân đi chợ Tết. Chợ Tết quê tôi bao giờ cũng nhộn nhịp và tưng bừng hơn tất cả các phiên chợ thường ngày.

Người ta gọi phiên chợ là chợ Bưng. Chợ khá rộng, nằm trong một con ngõ khá rộng ven quốc lộ 6. Sáng 23 tháng Chạp, khu chợ náo nhiệt, rộn ràng và tràn đầy sắc xuân. Ai đã được chứng kiến khung cảnh họp chợ này có lẽ chẳng thể nào quên.

Từ tờ mờ sáng, tiếng xe đã kêu vang inh ỏi khắp nơi. Thời khắc này chủ yếu là thanh âm những người bán hàng ra bày biện hàng hóa của mình cho kịp giờ đón khách. Những chiếc xe tải chất bao nhiêu là chậu quất, cành đào. Những chiếc xe máy thồ bao nhiêu đồ gia dụng, bánh trái. Mấy bác gái đã gồng gánh những gánh lá dong xanh tươi và bày biện cẩn thận. Họ chào nhau, gọi nhau, hỏi nhau về hàng này, thứ nọ, vô cùng phấn khởi.

Trời sáng dần, mặt trời nhô qua đồi cam, bãi mía để vươn mình trên khung trời xanh. Nắng ấm làm kẻ mua, người bán tấp nập hơn bao giờ hết. Từ đầu ngõ, người ta bày biện đủ thứ: gia súc, gia cầm, nông sản, đồ gia dụng. Bước vào cổng chợ, tôi thấy ngay những quán hàng ăn thơm nức. Chợ Bưng được họp ở một tòa nhà khang trang hai tầng với mặt nền bê tông chắc chắn và rất sạch sẽ nhưng người ta chủ yếu bày biện hàng hóa ở sân và tầng một. Chợ chia thành nhiều khu những theo hàng hóa họ bán rất ngăn nắp, trật tự. Bên phải sân là dãy hàng tạp hóa với đủ thứ đồ. Người dân nhanh chóng tìm mua cho mình những thứ cần thiết: hương cúng ông bà tổ tiên, các loại bánh kẹo, bột giặt,… Tầng một của khu chợ là chỗ bán trang phục. Rất nhiều bộ quần áo xuân đủ sắc mà, đủ kiểu dáng, kích cỡ được treo trên các sạp hàng. Người dân xúm lại sạp hàng bán những tấm vải thổ cẩm được thuê dệt tỉ mẩn. Mấy em nhỏ gương mặt ửng hồng ngó nghiêng khắp nơi để ngắm nhìn. Bên trái sân là nơi người ta bán nông sản: lá dong, chuối tiêu, lạt dang, trứng, gạo,… Ai đến với khu chợ chắc chắn sẽ bị thu hút ánh nhìn bởi vô vàn sạp cam vàng tươi. Họ còn khéo léo xếp cam thành nhiều hình thù khác nhau. Cam là đặc sản của mảnh đất núi non này nên tôi đều thấy trên gương mặt người bán niềm hởn hở vì một mùa bội thu. Mấy vị khách nếm thử rồi khen tấm tắc. Hàng bán gà, bán cá hôm nay là đông đúc nhất. Người ta lựa chọn những con cá đẹp nhất để tiễn chúng về chầu trời. Có lẽ, chẳng bao lâu nữa, những con cá ấy sẽ lên thiên đình để bẩm báo công việc một năm đã qua và cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mặt trời đã lên giữa khung trời. Bóng các bà, các cô đi chợ đã thu ngắn lại giữa khoảng sân. Những nhành hoa vẫn luôn tỏa hương gọi người đến mua. Mấy chậu đào còn e ấp nụ đợi ngày bung nở. Người ta vẫn í ới chèo kéo khách mua hàng. Ngoài bờ tường, mấy chú chim én khẽ đậu trên những chùm hoa cam và vươn cổ hót líu lo như hòa vào không khí ngày chợ. Hồi lâu, chợ tan. Khách đến chợ đã vãn. Người bán hàng cũng dần thu dọn đồ về. Gương mặt ai cũng vui vẻ vì một ngày làm việc hiệu quả. Trên sân bây giờ chỉ còn một vài thứ sót lại. Người ta cũng nhanh chóng quét dọn để chờ phiên chợ sau.


“Mừng Tết đến và lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, nụ cười hồng thắm xinh…” Khúc nhạc xuân đang vang lừng khắp phố huyện nhỏ. Phiên chợ Bưng khép lại với muôn niềm háo hức của người dân. Đó là cảnh tượng quen thuộc nhưng là nét đẹp sinh hoạt đặc trưng mà những người con của quê hương sẽ chẳng bao giờ quên.
 
 

17 tháng 5 2018

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp sách vở chuẩn bị cho bài học mới . Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. Ổn định lớp xong,cô hỏi :“Các em đã chuẩn bị bài học chưa ? ” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng , rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ  ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều ...

Các em ạ ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh  ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì ? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đenláy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng . Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mongđược cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga :

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏnhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xao . Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

 



 

17 tháng 5 2018

ôi những kỉ niệm thân quen đã qua rui 

28 tháng 12 2017

halong bay is in quang ninh province.it is very beautiful with difrent island .you can come there by car or by bus.come here you can eat some delicious food .you must take a boat around here and see traditional dance.halong bay is the best place to visit when you go to vietnam

28 tháng 12 2017

HALONG BAY Travel Information

With a single tour, we cannot explore all the parts of Halong bay. But with The Halong Hideaway tour, we can pay a visit to the best and untouched parts of the bay. We offer this tour right here in Central backpackers hostel. Based on the pristine area of the bay, the Hideaway Island provides you such amazing and unforgettable experiences that you would not get elsewhere. No words can describe 

1 tháng 4 2018

phạm duy tốn lấy nhan đề là sống chết mặc bay do:
-gây nên sự hấp dẫn,chú ý cho người đọc,buộc người đọc theo dõi câu chuyện từ đầu đến hết
-phù hợp với hoàn cảnh,nội dung câu chuyện
-nhằm bóc trần thái độ vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu

1 tháng 4 2018

Phạm Duy Tốn lấy câu Sống chết mặc bây làm nhan đề cho bài văn ngắn của mình vì ông muốn thể hiện một xã hội phong kiến đương thời:trong người dân đang lam lũ kiệt sức để chống lũ bão tránh cho đê vỡ thì vua quan lại đi hộ bài trong khi đang làm nhiệm vụ , mặc dân sống chết với đê.Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ thì quan quát mắng cho người đuổi cổ ra ngoài còn đòi cách cổ chúng mày đòi bỏ tù chúng mày.Lòng lang dạ thú của quan được thể hiện qua các từ ngữ trong bài