K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2017

Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.

Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.

Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !

Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.

Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi  giờ như mọi khi nữa.

Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.

Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".

Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.

Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."


 

14 tháng 12 2017

 Ko chép mạng !

24 tháng 2 2018

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình

mk chỉ có thể chép thôi thông cảm

23 tháng 9 2021

Tham khảo

 

Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo trên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển. Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đài các, thay đổi xiêm y liên tục. Đó là màu xanh lơ vào buổi sáng, xanh biếc vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời xanh thẳm, và màu xanh thẫm vào buổi chiều. Em yêu màu xanh. Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng,... và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.

23 tháng 9 2021

cảm ơn bn nhiều !

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cuộc sống xung quanh ta có nhiều sắc màu kì diệu nào là xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím... Mỗi màu đều có những vẻ đẹp riêng của nó. Với em, màu xanh vẫn là màu em thích nhất. Đó là màu xanh của đồng bằng, rừng núi, màu của biển cả mênh mang và cũng là màu của bầu trời trong xanh vời vợi trên kia. Hơn nữa, màu xanh còn là màu của những ước mơ, những hi vọng về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

24 tháng 9 2021

mơn bn nha

vui

13 tháng 11 2017

1 VIẾT THƯ

Thạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012

 Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !

Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn.  Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.

Cháu ngoan của các chú

Linh

Hà Nguyễn Phương Linh

2 ĐOẠN VĂN TẢ NGOẠI HÌNH CON VẬT MÀ ....

Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử

3 TẢ CON VẬT

Bài làm

       Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Tả con chó nuôi trong nhà

Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

 !-->

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình

4 TẢ CÂY CỐI

Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần. Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.

 

30 tháng 11 2017

3. Miêu tả con vật 

                                                        Bài làm

       Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. 

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

14 tháng 1 2021

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều ấn tương rất sâu sắc. Dế Mèn vì ăn uống điều độ nền trở thành một chàng dế vô khỏe mạnh và cường tráng. Chàng dế đó là một thanh niên với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt,... thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi"; Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Một chú dế thật cường tráng và khỏe mạnh như một chàng lực sĩ mạnh mẽ đứng hiên ngang giữa trờitrời xanh. Chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hống hách và vô cùng tự phụ. Nó tự cho mình là nhất và bắt nạt mọi người xung quanh. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã gay ra cái chết của Dế Choắt- anh bạn hàng xóm. Tóm lại, Dế Mèn là người có ngoại hình nhưng tính cách thì hung hăng, hống nên đã nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.

14 tháng 1 2021

Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lỗi.

 
20 tháng 12 2016

Nếu ai hỏi em trên đời này em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời rằng em yêu mẹ nhất. Như mọi người khác, mẹ em luôn vất vả là việc nuôi gia đình.

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có một thân hình cân đối, không mập cũng không gầy. Thân hình của mẹ y như các cô người mẫu trong ti vi. Mẹ em cao trên 1m50. Khuôn mặt trái xoan của mẹ không cò đẹp như lúc ở tuổi 20 nữa vì mẹ phải làm lụng vất vả. Mái tóc của mẹ đen óng, suôn mượt và xõa xuống quá eo. Đôi mắt long lanh, sang như ánh sao làm cho gương mặt mẹ trở nên đẹp hơn. Đôi môi của mẹ đã bị khô vì lâu rồi mẹ chưa chăm sóc môi. Mẹ vui vẻ và hay cười, khi cười mẹ để lộ hàm răng trắng tinh. Nụ cười của mẹ luôn rạng rở và duyên dáng. Các cô bạn thời sinh viên của mẹ nói với em: “ Hồi còn là sinh viên mẹ là một trong những hoa khôi của trường ”. Mẹ sỡ hữu một giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Những luc bé Mai làm nũng không chịu ngủ thì bé cứ đòi mẹ hát ru. Nhưng mới hát được một nưa thì bé đã ngủ xay. Mẹ đi đứng nhẹ nhàng và cẩm thận. Mỗi lần em bị ốm, mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và ngồi bên giường với em. Mẹ là một người mẹ tuyệt vời nhất thế gian. Các bạn ở lớp ai cũng nói em thật hạnh phúc khi có một người mẹ như vậy. Em rất vui và sẽ cố gắng học tập tốt để mẹ vui lòng.

20 tháng 12 2016

Tự nghĩ kìa nhìn ở đây phải ko???

Tham khảo bài làm của bạn Hoàng Anh Phúc

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ta-mot-nguoi-than-trong-gia-dinh-em-24-1504.html

15 tháng 7 2021

Em tham khảo bài Cây bằng lăng tím em nha:

Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.

Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.

Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.

Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.

Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.

Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.

15 tháng 7 2021

tham khảo:

Có loài hoa làm rực cháy những trưa hè, có loài hoa ép khô trên những trang giấy cũ gợi nhớ về tuổi thơ cắp sách đến trường. Loài hoa đó chính là hoa phượng hay ai đó còn gọi là hoa học trò. Ngắm nhìn bác phượng già đứng trầm ngâm ở góc sân trường với những chùm hoa quen thuộc, khiến lòng em xao động.

Em không biết bác phượng bao nhiêu tuổi, em chỉ biết rằng khi đặt chân vào ngôi trường, bác đã đứng đó như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Bác đứng hiên ngang trước mưa gió, bão bùng, bởi vậy chiếc áo của bác trở nên sù sì, nổi lên nhiều mắt mấu. Rễ cây trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn trú ngụ dưới gốc cây. Về mùa đông, khi cơn gió lạnh buốt cuốn phăng lá cây, bác phượng để lộ ra những cánh tay gầy guộc, khẳng khiu. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau lớp vỏ thô ráp kia, một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn nuôi cây và chờ đợi bước chân của mùa xuân ấm áp trở về. Đến xuân, bao lộc non trổ đầy trên mình bác mang lại sức sống thanh tân sau một giấc ngủ đông dài. Những chiếc lá xanh non, biếc rờn vẫy chào chị gió và chúng em. Chẳng bao lâu, chúng kết thành vòm lá xanh biếc, che chở cho chúng em vui chơi dưới gốc cây mà không một ánh nắng nào lọt xuống. Rồi hè đến, dàn đồng ca râm ran của những chú ve sầu báo hiệu điều đó, chúng còn thúc giục những nụ hoa phượng hé nở. Mới ngày nào, vài chùm nụ  bé xíu còn núp trong vòm lá. Khi nụ hoa đón nhận đủ sức sống, nó bung nở thành năm cánh hoa thon thon, đỏ thắm. Một bông rồi hai bông...em không ngờ hoa phượng nở chóng thế. Quả là:

“Hôm qua còn lấm tấmChen lẫn màu lá xanhHôm nay bừng lửa đỏRừng rực cháy trên cành”

Hoa phượng như hô ứng nhau, bông này gọi dậy bông kia, nở rộ, nổi bật giữa nền xanh của sắc lá. Em mải mê ngắm nhìn hoa phượng mà lòng gợn lên một nỗi buồn man mác. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa thi sắp đến, lũ học trò chúng em sắp phải chia tay nhau, tạm xa mái trường, thầy cô. Vậy mà hoa vẫn cứ đỏ tươi dưới cái nắng vàng ươm của mùa hạ, bác phượng vẫn điềm nhiên, trìu mến nhìn chúng em như ngày nào. Phải chăng, phượng muốn thắm lên trong chúng em niềm tin yêu, cứ vô tư, hồn nhiên trong lứa tuổi học trò bên những người bạn, người thầy yêu dấu. Chẳng thể quên dưới bóng cây này, chúng em từng thủ thỉ tâm sự với đứa bạn thân. Chẳng thể quên được những lần chơi đuổi bắt, chơi chuyền, ô ăn quan cùng chúng bạn mà tiếng cười giòn tan còn vang vọng mãi.

Lúc chúng em nghỉ hè, ngôi trường trở lại vẻ trang nghiêm, uy nghi của nó. Còn bác phượng và những đóa hoa, phải chăng cũng nhớ nhung lũ học trò tinh nghịch- từng khắc tên chúng lên thân cây, ngắt hoa phượng ép thành cánh bướm vào trang vở...nên bác lặng im đến thế?

Từng lứa học trò học trò lướt qua trên con thuyền tri thức, có ai còn nhớ tới góc sân trường có dáng hình quen thuộc của bác phượng vĩ, âm thầm lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò?

 

1. Mở bài:

Học kì 2 đã đến, em được dùng bộ sách giáo khoa mớiTrong các cuốn sách, em yêu thích nhất sách Tiếng Việt 5, tập hai.

2. Thân bài:

Tả bao quát: Sách hình chữ nhật, dài khoảng 27cm, rộng khoảng 19 cm, màu chủ đạo là màu vàng cam.Tả chi tiết:Bìa sách: in bằng giấy cứng, có màu vàng cam. Bìa trước có chữ "TIẾNG VIỆT”cỡ chữ to, màu vàng đất cùng với chữ số 5 màu xanh.Mặt sau bìa sách: giới thiệu tên các quyển sách có trong bộ sách giáo khoa lớp 5, góc dưới bên phải của bìa có in giá tiền của quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.Bài học được bố trí trong sách:Sách có 187 trang, in chữ đen đều tăm tắpSách được ghép các bức tranh minh hoạ dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài học giúp em hứng thú hơn trong học tập.Nội dung cuốn sách gồm có 7 chủ điểm: Mỗi chủ điểm có 9 bài (trừ chủ điểm ôn tập)Các bài học có thông tin và hình ảnh đầy đủ, có phần thực hành và ứng dụng cụ thể. Công dụng của sách tiếng việt 5: giúp em học được nhiều bài đọc, nhiều dạng câu và dạng tập làm văn mới. 

3. Kết bài:

 Em rất quý cuốn sách, em xem đó là người bạn đồng hành của em trong chặng đường tiếp theo.

b. Cái đồng hồ báo thức

1. Mở bài:

Em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thứcĐó là quà sinh nhật lần thứ 9 của Lan tặng em

2. Thân bài:

Tả tổng quát: hình chú mèo máy Đô-rê-mon ngộ nghĩnh, làm bằng nhựa cứng, khoác lên mình màu xanh da trời.Tả chi tiết:Phía trên đồng hồ là khuôn mặt đáng yêu của chú mèo với đôi mắt to tròn, bộ râu màu đen và chiếc miệng cười tươiChú đeo chiếc balo đi học màu vàng và đang đưa cánh tay lên vẫy chàoPhía dưới là mặt đồng hồ tròn trĩnh, có các chữ số từ một đến mười hai và ba chiếc kim nhỏ màu đen.Phía sau là một mặt nhựa đen và chỗ để lắp pin để chiếc đồng hồ hoạt động và hai nút điều chỉnh kim giờ và kim phút.Công dụng của chiếc đồng hồ: Giúp em xem thời gian, mỗi sáng giúp em thức dậy đúng giờ để tới lớp.

3. Kết bài:

Em rất quý chiếc đồng hồ, em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc đồng hồ cẩn thận
3 tháng 3 2021

answer-reply-image