K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Danh từ: Hải và Xuân, đồng, bức tranh, xóm làng

Động từ: ngắm, nhìn, thốt, chảy, trông, uốn lượn

Tính từ: mát dịu, trong xanh, đẹp , hiền hòa, tuyệt đẹp, trù phú, thơ mộng

Quan hệ từ: tuy, nhưng, còn, cho, mà

 Đọc bài thơ em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả đồng thời là tình cảm gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương của mình. Đôi khi chỉ cần nhác hai chữ "quê hương" thôi lòng đã trào dâng những cảm xúc thật khó tả. Quê hương đẹp mãi là nhờ có dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều... Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc gắn bó với tuổi thơ chúng ta. Chính vì gần gũi đến thế nên nhà thơ mới cảm nhận bức tranh ấy "đẹp tựa thiên đường". Và điều đó cũng đánh thức cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Quê hương sẽ mãi là một mảnh tình riêng để thi sĩ ôm lấy để nhớ về nghĩa tình một thời đã qua, để tiếp thêm sức sống cho những sáng tác văn chương sau này. Quê hương đã góp phần nuôi dưỡng cho ta trưởng thành cả thể xác và tâm hồn, tiếp thêm động lực cho ta đến chân trời lộng gió. Qua đó chúng ta nhận ra mình cần sống biết ơn quê hương nhiều hơn. 

15 tháng 8 2023

 làm hộ em đề này được không ạloading...  cái viết đoạn văn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau: Quê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương Bức tranh đẹp tựa thiên đường Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình. (Bức tranh quê – Thu Hà) Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ được viết...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.

(Bức tranh quê – Thu Hà)

Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do.
B. Thơ bốn chữ.
C. Thơ năm chữ.

D. Thơ lục bát.

Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. Bờ đê.
B. Cánh cò.
C. Đàn bò.
D. Dòng sông.

Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Chòng chành.
B. Ngân nga.
C. Mượt mà.

D. Thanh đạm.

Câu 4. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình yêu đôi lứa.

Câu 5. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn thơ trên?

A. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển.
B. Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ.
C. Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
D. Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả.

Câu 6. Em hãy cho biết hình ảnh quê hương gắn liền với các sự vật (dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều) được nhìn dưới con mắt của ai?

A. Chú bộ đội.
B. Người con đi xa nhà, xa quê.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.

Câu 7. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì?

A. Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi.
B. Chỉ âm thanh vui vẻ.
C. Chỉ âm thanh trong trẻo.
D. Chỉ âm thanh buồn.

Câu 8. Đoạn thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả?

A. Yêu quê hương rất sâu đậm.
B. Nhớ quê hương.

C. Yêu mến, tự hào về quê hương.
D. Vui khi được về thăm quê.

Hãy trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”

Chỉ ra phép tu từ so sánh làm cho câu thơ thêm phần sinh đọng hơn.

Câu 10. Từ đoạn thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương?

Từ đoạn thơ trên gọi cho em tình cảm đối với quê hương là :em thấy yêu quý quê hương của mình chỉ có một

PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm).

      Kì nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng bổ ích để chúng ta được vui chơi, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động tập thể giúp đỡ mọi người.

Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm làm được việc tốt của em trong thời gian vừa qua.

1
9 tháng 1

Bạn làm rồi còn đâu?

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                                 Bức tranh quê              Quê hương đẹp mãi trong tôi        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh               Cánh cò bay lượn chòng chành         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà                Sáo diều trong gió ngân nga         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương                Bức tranh đẹp tựa thiên đường         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                 Bức tranh quê
              Quê hương đẹp mãi trong tôi
        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
               Cánh cò bay lượn chòng chành
         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
                Sáo diều trong gió ngân nga
         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
                Bức tranh đẹp tựa thiên đường
         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
                                                                                                    (Thu Hà)
Câu a : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài thơ thể hiện chủ đề gì?
Câu b : Ghi lại các từ láy có trong bài thơ trên?
Câu c :  Câu thơ “ Bức tranh đẹp tựa thiên đường  ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

3
14 tháng 12 2021

a:lục bát

b:chòng chành,mượt mà,ngân nga , chan hòa

c:so sánh

14 tháng 12 2021

bạn cho mik 1 like nha

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(

Bài văn: Tả một ngày mới bắt đầu     Cảnh đẹp quê hương ta giản dị,đơn sơ,không quá cầu kì cũng chẳng quá đặc sắc.Đó là quê hương tôi. Có những cảnh đẹp quê hương khắc sâu vào lòng tôi.Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê tôi vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.    Tôi cảm thấy ở nơi đây như còn vương chút bóng tối. Khí trời còn se lạnh. Làn gió...
Đọc tiếp

Bài văn: Tả một ngày mới bắt đầu 

    Cảnh đẹp quê hương ta giản dị,đơn sơ,không quá cầu kì cũng chẳng quá đặc sắc.Đó là quê hương tôi. Có những cảnh đẹp quê hương khắc sâu vào lòng tôi.Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê tôi vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

    Tôi cảm thấy ở nơi đây như còn vương chút bóng tối. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn.Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển hơi sương.Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn trời xanh thẳm. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng đã trên khắp các đám mây phía đông như thoa phấn.Tôi tung tăng chạy nhảy như một con én nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Gió vẫn nhè nhẹ thổi, những ngôi sao trên bầu trời thức  ngủ muộn hối hả chạy trốn.

    Từ phía đằng đông, ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian.Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh.Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh.Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm mùa thu.Có những ánh nắng tinh nghịch trèo qua cửa sổ để vào nhà.Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước.

     Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy mới biết được vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa xuân.Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ lấp lánh.Hương lúa nồng nàn lan tỏa theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.Những người nông dân “chân lội dưới bùn,tay cấy mạ non” không nghỉ vào xuân .Họ đã đổ bao công sức của mình cho vụ lúa xuân này.

    Rồi đến các cây cối ở làng tôi,tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình tấm áo đẹp nhất để đón chào xuân. Quê hương mình đẹp quá!Thế mà bây giờ tôi mới biết nó đẹp như vậy.Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc mùa xuân.

     Quê hương thật đơn sơ và giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.Những buổi bình minh thật đẹp nơi đây là những kỉ niệm của tôi.Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày xuân trên quê hương thân yêu của mình mà tôi cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh và lạc quan hơn.Cất lên hai tiếng “quê hương ” mà tôi cảm thấy tự hào biết bao.

                              “Quê hương là chùm khế ngọt,

                                 Cho con trèo hái mỗi ngày.

                                 Quê hương là đường đi học,

                                 Con về rợp bướm vàng bay.”

Tôi yêu thiên nhiên quê mình , càng yêu hơn là những cảnh đẹp mỗi sớm mai thức dậy.

Mọi người đánh giá giúp mình bài văn để mai mình đi thi

Cảm ơn tất cả

2
25 tháng 6 2020

theo mình nghĩ thì câu : " Quê hương là chùm khế ngọt

                                            Cho con trèo hái mỗi ngày

                                          Quê hương là đường đi học,

                                           Con về rợp bướm cò bay"    * bạn cho lên đầu bài đi *

* thực ra bài bạn mình chỉ đọc thoáng qua thôi...nên có j sai sót về ý kiến của mình thì xin thứ lỗi =( *

*Ryeo*

27 tháng 6 2020

cảm ơn cậu

20 tháng 9 2018

đoạn văn các bạn nhé

a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn dưới đây. b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn như thế nào? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Ở một nơi...
Đọc tiếp

a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn dưới đây. b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn như thế nào? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao: Tiếng suối trong như tiếng hát xa… Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp “đua nhau” hoạt động. Nên từ “nghe xa”, ta đã được “nhìn gần” để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa… Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân. Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người. Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh! Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ… Rất may, có một người chưa ngủ đã “nhìn” thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng “người chưa ngủ” không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào… Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao. Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng. Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

8
18 tháng 11 2016

_ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .

+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .

+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .

+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .

_ Triển khai các ý qua ND và NT

7 tháng 11 2016

thanghoa