K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2017

Ai cũng có những ký ức gắn liền với tuổi thơ. Đối với tôi thì đó là những ngày hè khi bố tôi đi biển về, ông thường mua cho tôi một chiếc vỏ ốc lớn và nói rằng ông đã đem cả biển về nhà, chỉ cần tôi úp nó vào tai là có thể cảm thấy biển. Và quả thực khi áp chiếc vỏ ốc vào tai tôi có thể nghe thấy tiếng gió, tiếng sóng biển. Lúc đó tôi đã nghĩ chiếc vỏ ốc thần ký đó chứa cả biển ở bên trong. Tuy nhiên khi lớn lên tôi mới biết không phải như vậy, nhưng tại sao chúng ta lại nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc lại là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời.

Một số người cho rằng âm thanh mà bạn nghe từ vỏ ốc là âm thanh của dòng máu đang chảy trong các mạch máu trên tai của bạn. Tuy nhiên điều đó không thực sự chính xác. Vì nếu nó đúng thì khi bạn hoạt động mạnh, mạch máu lưu thông nhanh hơn thì bạn sẽ phải nghe thấy những âm thanh to và rõ hơn. Còn trên thực tế thì không phải như vậy, âm thanh không hề thay đổi cho dù bạn nằm im hay đang vận động mạnh.

Tại sao chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc?

Một số ý kiến lại cho rằng do luồng không khí bên trong vỏ ốc đã tạo ra tiếng ồn và bạn sẽ nhận thấy rằng âm thanh to hơn khi nhấc vỏ ra xa so với khi áp sát vào tai. Tuy nhiên, điều này này lại không đúng trong một căn phòng cách âm. Trong một căn phòng cách âm, vẫn còn không khí, nhưng khi bạn áp vỏ ốc vào tai sẽ không có bất cứ một âm thanh nào.

Vậy sự thật tại sao chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc là như thế nào? Các nhà khoa học đã tìm ra được câu trả lời chính xác có liên quan đến một số nguyên tắc vật lý cơ bản. Sự thật thì những gì chúng ta nghe thấy trong vỏ ốc là những tiếng động xung quanh, nhưng đã được biến đổi.

Giống như khi một người thổi vào miệng chai bia rỗng, bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra giống như một nốt nhạc. Đó chính là hiện tượng cộng hưởng âm, chai bia rỗng giống như một khoang cộng hưởng. Âm thanh phản xạ bên trong khoang cộng hưởng và tùy thuộc vào hình dạng của nó, âm thanh sẽ có những tần số khác nhau. Chiếc vỏ ốc cũng đóng vai trò gần giống với chai bia rỗng, một khoang cộng hưởng. Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của nó, bạn không cần thổi vào vỏ ốc để nghe được âm thanh mà chỉ cần những tạp âm xung quanh là đã có thể tạo nên sự cộng hưởng bên trong.

Tại sao chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc?

Tiến hành nghiên cứu trong một căn phòng khá ồn ào, các chuyên gia đã đặt một cái cốc gần tai (vì cấu tạo bên trong cốc đơn giản hơn nhiều so với vỏ ốc) và gắn chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ. Micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng của chiếc cốc là 648Hz. Và ở tần số gấp đôi (1296Hz), âm thanh nghe được là 16dB. Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thực tế thì tiếng phát ra từ vỏ ốc không thực sự giống với tiếng sóng biển cho lắm. Tuy nhiên bộ não của con người rất giỏi trong việc tưởng tượng, đặc biệt là những thứ có sự liên quan với nhau, như vỏ ốc và sóng biển. Chính vì thế mà khi nghe tiếng phá ra từ vỏ ốc chúng ta thường liên tưởng đến tiếng của biển. Còn nếu bạn để ý một chút sẽ thấy âm thanh này giống tiếng gió lùa hơn là tiếng sóng biển.

Chúng ta đang sống giữa rất nhiều âm thanh hỗn tạp, tuy nhiên hầu như chúng ta không để ý đến chúng, trí não của chúng ta bỏ qua chúng và chỉ tập trung vào những thứ bạn đang quan tâm. Điều này tương tự như việc đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận được những chiếc tất hay đồ lót trong một thời gian ngắn sau khi mặc chúng vào. Và trong cả ngày hôm đó, ý thức về sự xuất hiện của chúng sẽ không còn. Tương tự như vậy, sau một thời gian đã quen với các tạp âm, bộ não của chúng ta sẽ bỏ qua chúng. Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng biển” vọng về.

Cốc nước cũng như vỏ ốc.

25 tháng 11 2017

 câu trả lời của mk là :

khi úp cốc vào tai,long cốc tạo nên sự cộng hưởng của rất nhiều âm thanh với tần số khác nhau ở bên ngoài ko khỉ,khiển âm thanh trong cốc được tăng nên đáng kể.bởi vậy,khi úp miệng cốc bên tai ta nhge thấy tiếng ù ù .

21 tháng 12 2016

Theo Mk thì đó là hiện tượng cộng hưởng âm thanh, đó là tiếng động xung quanh, nhưng chúng đã bị biến đổi tạo nên một số tiếng ù ù bạn nghe dc.

Ko bik đúng ko nữa mà nhớ tick đúng nha!

31 tháng 8 2016

1.Khi đứng trước ngọn đèn, các tia sáng sẽ chiếu tới các điểm cao nhất và thấp nhất của ta tạo ra 2 "biên" của bóng. Và đương nhiên là góc tạo bởi các tia sáng với mặt đất là góc nhọn. Khi càng gần nguồn sáng thì góc tạo bởi các tia sáng ở "biên" với mặt đất càng tiến gần tới góc vuông => vùng bóng được trải rộng => bóng của ta ngày càng lớn.

2. Tiếng ù ù là do các dòng không khí đi qua các đường dây gây ra. Đường dây đã làm cho các phần tử khí dao động phát ra âm thanh (Nó tương tự như khi ta thổi sáo)

31 tháng 8 2016

1 ) Khi đứng trước ngọn đèn, các tia sáng sẽ chiếu tới các điểm cao nhất và thấp nhất của ta tạo ra 2 "biên" của bóng. Và đương nhiên là góc tạo bởi các tia sáng với mặt đất là góc nhọn. Khi càng gần nguồn sáng thì góc tạo bởi các tia sáng ở "biên" với mặt đất càng tiến gần tới góc vuông => vùng bóng được trải rộng => bóng của ta ngày càng lớn.

2 ) Tiếng ù ù là do các dòng không khí đi qua các đường dây gây ra. Đường dây đã làm cho các phần tử khí dao động phát ra âm thanh (Nó tương tự như khi ta thổi sáo)

Khi bạn càng di chuyển lên cao thì áp suất không khí càng giảm. Cơ thể của bạn có thể không đủ nhạy cảm để cảm thấy sự thay đổi này nhưng tai của bạn thì khác. Đi máy bay bị ù tai là do sự chênh lệch áp suất trong tai. Phần tai ngoài và tai giữa của chúng ta được ngăn cách bằng màng nhĩ.

12 tháng 4 2021

Là tình trạng màng nhĩ phải chịu áp lực khi áp suất ở tai giữa và ở môi trường không cân bằng nhau, hiện tượng này hay xảy ra nhất khi máy bay cất cánh hoặc khi máy bay hạ cánh.

Biện pháp:Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh

Sử dụng nghiệm pháp Valsalva trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh: ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi.

Tránh ngủ trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh

Thử sử dụng nút tai

12 tháng 4 2021

tks nháa

 

19 tháng 11 2016

đúng

đung

 

 

21 tháng 12 2016

28 tháng 3 2023

Hiện tượng ù tai khi đi leo núi, đi lặn biển hay đi máy bay có thể xảy ra do sự thay đổi áp suất không khí hoặc áp suất nước khiến tai bị bít kín. Điều này gây ra sự mất cân bằng giữa áp suất trong tai với áp suất bên ngoài, làm cho màng nhĩ rung và gây ra hiện tượng ù tai.

Để phòng tránh hiện tượng này, bạn có thể thực hiện những điều sau:

+Khi đi lên độ cao hoặc xuống độ sâu, cần thực hiện việc giãn tai để giảm bớt sự chênh lệch áp suất. Bạn có thể nhai kẹo cao su, mút kẹo, uống nước hoặc nhai cục đường.

+Khi đi máy bay, tránh ngủ khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh vì sự thay đổi áp suất nhanh sẽ làm màng nhĩ cũng thay đổi nhanh và gây ra ứ đọng lượng khí trong tai.

-Khi đi lặn biển, hít khí thật sâu trước khi xuống nước và thở ra chậm bằng miệng khi lên bờ để giúp phòng ngừa hiện tượng ứ đọng khí trong tai.

-Nên trang bị cho mình những đôi tai nghe chống ồn khi đi máy bay.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng tránh được hiện tượng ù tai khi đi leo núi, đi lặn biển hay đi máy bay.

8 tháng 5 2021

Vì tiếng nổ xuyên qua cái lộ nhỉ của tai nếu chúng ta đứng gần sẽ dẫn đến nguy cơ bị điếc

8 tháng 5 2021

thích thì thế..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

29 tháng 12 2020

Một ngày;hai ngày;ba ngày;cả bọn;hai mi nặng trĩu;lúa ở trong;ngày thứ bảy

A. Văn Bản   Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ...
Đọc tiếp

A. Văn Bản 

  Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

B. Bài Tập 

 

Bài 1 : Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho em suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ?

Bài 2 : Kể tên một số truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đã đọc. Nêu bài học đạo đức rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn đó. 

Bài 3 : Tìm một số câu tục ngữ khuyên răn con người nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống 

1
26 tháng 6 2018

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.

Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.

Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.

Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.

Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.

Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.

@.@

lm đc câu 1 thui !