K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2017

đang trong trang toán mà có TV.         ' . '

21 tháng 11 2017

nhung day la chuyen muc ngu van ma, hoi tieng viet la phai roi

25 tháng 8 2019

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt

     + Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu

     + Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa

+ Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc

- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

+ Gieo vần linh hoạt có chỗ gieo vần liền, có chỗ gieo vần cách   

+ Số câu trong một đoạn và số chữ trong một câu cũng biến đổi dài ngắn linh hoạt

- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi đoạn thơ có tác dụng như một sợ dây liên kết mạch cảm xúc, mở ra các kỉ niệm. Mỗi câu thơ "“ tiếng gà trưa“ vang lên một kỉ niệm khác lại được mở ra, câu thơ cũng như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả

30 tháng 11 2021

tham khảo nhé

 

 Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, những câu chữ, gieo vần được biến đổi một cách rất linh hoạt

- Trong bài thơ, có những khổ thơ có 4 câu, có khổ có 5 câu, có khổ có 6 câu, 7 câu.

- Cách gieo vần cũng không tuôn theo những quy tắc cố định, chủ yếu là gio vần cách nhưng vẫn tạo nên sự hài hòa, liền mạch cho của bài thơ

- Có các khổ thơ bắt đầu bằng cụm từ tiếng gà trưa: Mỗi khi mở đầu bằng cụm từ đó là lần lượt các kỉ niệm được hiện ra và tăng theo thứ tự gợi nhớ và dòng tâm trạng của tác giả. Những cụm từ đó là cách thức liên kết làm cho bài thơ được chảy theo mạch cảm xúc xuyên suốt từ đầu đến cuối, đó là tình cảm của tình bà cháu.

21 tháng 10 2017

Nhận xét về cách gieo vần, về số câu:

- Thông thường bài thơ theo thể thơ 5 tiếng được chia thành nhiều khổ và mỗi khổ có 4 câu. Ở bài thơ này số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khố cuối).

- Gieo vần: rất linh hoạt, không cố định như trong thơ ngũ ngôn của thơ Đường. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

Ví dụ : xa - nhỏ - ở - ta - trưa - mỏi - thơ.

15 tháng 11 2017

Bài ‘Tiếng gà trưa” làm theo thể 5 tiếng (ngũ ngôn) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt, về cách gieo vần cũng thế, tác gịả dùng cả vần liền và vần cách. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn bốn câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn nên có nhiều dòng thơ chỉ có ba (Tiếng gà trưa).

Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài (bốn lần) ờ đầu các khổ thơ.

Mỗi lần nhắc lại, câu thơ Tiếng gà trưa lại gợi ra inột hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi nhỏ ngày xưa, nó vừa như sợi dây kết liền các hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho đồng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ

1/ Trình bày lại bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ “ Tiếng gà trưa” bằng cách của em .2/ Bài thơ tiếng gà trưa  được viết theo thể thơ ngũ ngôn nhưng có một câu thơ không phải là năm chữ, đó là câu thơ nào? Câu thơ ấy được lặp đi lặp lại mấy lần? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?3/ Đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:- Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ nhất gợi lên hình ảnh nào?- Hình...
Đọc tiếp

1/ Trình bày lại bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ “ Tiếng gà trưa” bằng cách của em .

2/ Bài thơ tiếng gà trưa  được viết theo thể thơ ngũ ngôn nhưng có một câu thơ không phải là năm chữ, đó là câu thơ nào? Câu thơ ấy được lặp đi lặp lại mấy lần? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?

3/ Đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:

- Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ nhất gợi lên hình ảnh nào?

- Hình ảnh đàn gà được khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

6/ Đọc khổ thơ 3,4,5,6 và trả lời câu hỏi:

- Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ hai và lần thứ ba gợi lên hình ảnh nào?

- Trong âm thanh tiếng gà trưa, kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Đó là những kỉ niệm nào? Em thích nhất hình ảnh thơ nào ? Trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh thơ đó.

- Tìm những từ ngữ biểu cảm trực tiếp.

- Em có nhận xét gì về hình ảnh người bà trong bài thơ và tình cảm của người chiến sĩ đối với bà như thế nào?     

7/ Đọc khổ 7,8 của bài thơ và trả lời câu hỏi:

- Vì sao nhà thơ lại suy nghĩ rằng: Tiếng gà trưa/ Mang bao nhiêu hạnh phúc?

- Trong khổ thơ cuối, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy khẳng định điều gì?   

8/ Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

9/ Kết thúc bài thơ là hình ảnh “ Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Em hãy tìn trong bài thơ những câu thơ có hình ảnh những quả trứng hồng. Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh  thơ đó.

10/ Giải thích nhan đề : “ Tiếng gà trưa”.

11. Kể một kỉ niệm về bà của em. Suy ghĩ của em về tình bà cháu trong cuộc sống hiện nay. 
giúp mình với mình dag cần gấp 

0
2 tháng 10 2023

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

2 tháng 10 2023

Của bạn nhé!!!

Tick cho mik nha! ^^

#Lily ❤

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

23 tháng 11 2016

có cụm từ "Tiếng gà trưa" được lặp đi lặp lại nhiều lần (Tính cả đề bài). Xuất hiện ở đề bài, khổ 2 dòng 2, khổ 3 dòng thứ nhất, khổ 4 dòng 1, khổ 7 dòng 1,

29 tháng 11 2016

Cụm từ được lặp lại nhiều lần :

''Tiếng gà trưa '' :điệp 4 lần => Gợi ra h/a ,kỉ niệm tuổi thơ ,như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy lại ,như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình .

''Nghe'': Điệp 3 lần =>Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa ,gợi lại quá khứ tuổi thơ.

''Này'' : Điệp 2 lần => Thể hiện tâm trạng hồ hởi ,phấn trấn , hân hoan của anh bộ đội và có tác dụng nối quá khứ vs hiện tại.

''Vì '' Điệp 4 lần => Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ và đồng thời khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu cao cả.

 

30 tháng 10 2016

- Bài thơ Cảnh khuya được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. .

- Ngắt nhịp: Câu 1. 3/4 ; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

 



 

 

30 tháng 10 2016

-Cảm xúc bao trùm của bài thơ: Giữa không gan vắng lặng, khuya khoắt người và vật hòa quyện là 1. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, mang hơi thở của sự sống. Tình yêu thiên nhiên,tâm hồ nhạy cảm với tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.