K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra. 

14 tháng 11 2017

1. Bài Thơ 20/11 : Lời Ru Của Thầy

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

2. Bài Thơ 20 Tháng 11: Khi Thầy Về Nghỉ Hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

3. Bài Thơ 20-11: Nghĩa Cô Thầy Mãi Không Quên

Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con, một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.

Thích bài nào thì xào bài đấy.

15 tháng 11 2017

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.

Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giống tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

^^ 

Học tốt !

14 tháng 11 2017

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

10 tháng 10 2023

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian.

10 tháng 10 2023

Cám ơn rất rất nhiều!

8 tháng 11 2016

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.

Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.

8 tháng 11 2016

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.

Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.

Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!

Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.

Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.

Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu

Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.

Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.

Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.

Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".

Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể

nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".

Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.

Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.

Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.

12 tháng 11 2015

trừ điểm ko đăng câu linh tinh

12 tháng 11 2015

Thơ chúc mừng ngày 20/11 - Tuyển tập bài thơ hay nhất về thầy cô P1 | Giảng đường

Nhấp lên trên

17 tháng 2 2017

chiều cao hình tam giác ABC bằng chiều cao hình thang vậy đáy hình thang gấp đáy hình tam giác là :

(20+30):2=2,5(lần)

17 tháng 2 2017

bạn có thể ghi cái đề ra đc ko? ko có đề sao giải :(

2 tháng 11 2015

Ngày 20 - 11

Tôi cùng bạn bè tôi

Đi đến gặp thầy ( cô ) giáo

Cầm bó hoa trên tay

Bó hoa hồng thơm ngát

Rồi tặng cho thầy ( cô ) giáo

Thầy ( cô ) giáo cảm ơn

Còn xoa đầu em nữa 

Hôm đó em rất vui 

Vui , vui , không thể tả

Em mong thầy ( cô ) giáo

Sẽ công tác tốt hơn

Và thầy ( cô ) giáo ấy

Em sẽ không bao giờ

Quên công ơn của thầy ( cô ) giáo.

( **** cho mk nha )

22 tháng 2 2021

tôi và bố mẹ tôi

cùng đến nhà cô giáo

cô luôn miệng phê phẩm

chẳng cứu tôi lời nào

ô trời bố mẹ tôi

mặt thì rất cáu gắt

đến lúc tôi ra về

cô vẫn hay nhắc nhở

khi tôi về đến nhà

mẹ cha cùng dận dữ

cha đánh tôi khóc ào

mẹ nói thôi stop

anh để em đánh cho

25 tháng 1 2018

Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar vừa rồi thật là một trận đấu rất quyết liệt. Các cầu thủ của chúng ta tuy bị dẫn trước 1-0 nhưng sau đó đã gỡ lại được. Kết thúc hiệp 1 tỉ số là 1-1. Bắt đầu hiệp 2 tầm 19 phút sau, Qatar ghi thêm bàn thắng dẫn trước 2-1. Nhưng sau đó Quang Hải đã tung cú sút vọt thẳng vào khung thành đối phương. Hết 90 phút, tỉ số là 2-2. Sau 2 hiệp phụ thì 2 đội không ghi thêm bàn thắng nào. Trận đấu buộc phải đến penalty. Việt Nam đã thắng và Văn Thanh đã ghi bàn cú sút cuối cùng. Trận đấu thật là sôi động và tràn đầy niềm vui và hi vọng.

25 tháng 1 2018

bốc phớt

10 tháng 10 2023

Bến đậu ngàn năm trải nghĩa thầy
Bao đời gọi trẻ ý vàng xây
Bền tâm vững dạ thuyền nhân đẩy
Biển sắc rừng hương chữ đạo vầy
Bện ngữ chân thành cho kẻ lấy
Bao lời thiện chí để người gây
Bàn tay vẽ thắm điều răn dạy
Bảng phấn hằn in dưỡng mộng đầy.

10 tháng 10 2023

vẻ ri út chót. arigatouok

26 tháng 10 2016

Nhân vật:

Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm

Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con

Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.

Lan: Bạn thân của Lê

Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.

Hùng: lớp trưởng

Kim: lớp phó



Cảnh 1:

Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.

Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?

Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...

Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?

Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?

Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.

Cảnh 2:

Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.

Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?

Lan: Hóa.

Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!

Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?

Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?

Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.

Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?

Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.

Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.

Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?

Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.

Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!

Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.

Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?

Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.

Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.

Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.

Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.

Cảnh 3:

Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.

Thầy: Gì vậy cô bé?

Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?

Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?

Lê : Thầy cho em làm lại đi.

Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?

Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.

Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.

Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?

Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?

Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?

Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.

Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...

Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.

Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.

Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!

Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.

Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?

Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?

Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?

Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.

Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.

Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?

Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.

Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.

Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...

Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.

Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.

Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.

Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!

Cảnh 4:

Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.

Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.

Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?

Lê: Dạ... môn Hóa

Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?

Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.

Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?

Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?

Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được

Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.

Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.

Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.

HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.

HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.

HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.

HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).

Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.

Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.

Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.

26 tháng 10 2016

cái này thì mk chịu