K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

Soạn bài: Hai cây phong

Tóm tắt:

Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: 1) Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên "tôi" có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong văn bản là quan trọng hơn.

Câu 2: Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi":

Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.

Đoạn dưới nói đến "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.

Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

Câu 3: Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

23 tháng 10 2017

Soạn bài Hai Cây Phong của Ai-ma-tốp

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?

- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn :

+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.

+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi », hai cây phong chiếm một vị trí « độc tôn » lôi cuốn và gây xúc động sâu sắc cho mạch kể. Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay  « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Câu 4. Các em chọn mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

Gợi ý : Các đoạn có thể chọn. a. « Phía trên làng tôi…. Cây phong thân thuộc ấy ».

b. « Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Câu 5. Nghệ thuật. Đoạn trích Hai cây phong như một bức tranh ngôn từ, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động. Đoạn văn miêu tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng cua cây phong là hay nhất.

Câu 6. Ý nghĩa. Đoạn trích Hai cây phong là trang văn rất hay, đầy ấn tượng, lồng vào tình cảm đó là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ về lòng biết ơn người thầy đầu tiên. Nó thể hiện rất sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên.

 

11 tháng 10 2017

*Tóm tắt:

   Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

*Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

   - “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

   - “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

   * Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và

phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

       + Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

       + Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

   - Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở

thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

   - Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

   - Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

   - Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

   - Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

11 tháng 10 2017

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn

 - Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau

 + Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả

 + Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn

 Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?

- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn :

+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.

+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi », hai cây phong chiếm một vị trí « độc tôn » lôi cuốn và gây xúc động sâu sắc cho mạch kể. Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay  « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Câu 4. Các em chọn mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng. Gợi ý : Các đoạn có thể chọn. a. « Phía trên làng tôi…. Cây phong thân thuộc ấy ». b. « Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Câu 5. Nghệ thuật. Đoạn trích Hai cây phong như một bức tranh ngôn từ, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động. Đoạn văn miêu tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng cua cây phong là hay nhất.

Câu 6. Ý nghĩa. Đoạn trích Hai cây phong là trang văn rất hay, đầy ấn tượng, lồng vào tình cảm đó là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ về lòng biết ơn người thầy đầu tiên. Nó thể hiện rất sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên.
 

20 tháng 10 2019

Tóm tắt:

   Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

   - “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

   - “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

   * Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

       + Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

       + Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

   - Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

   - Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

   - Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

   - Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

   - Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

#Châu's ngốc

20 tháng 10 2019

Câu 1

Bố cục: 2 phần

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Nội dung chính: Tình yêu quê hương tha thiết và lòng xúc động đặc biệt về hình ảnh người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

   + Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

   + Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

   + Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"

Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện. “Tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên thôi nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước đế kể. Người kể chuyện chính là một trong đám con trai thời đó. Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

       + Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

       + Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

   - Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

⟹ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Học sinh có thể chọn một trong hai đoạn sau đây:

a) “Trong lòng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

b) “Vào năm học cuối cùng... không gian bao la và ánh sáng” để học thuộc.

13 tháng 11 2017

Hướng dẫn soạn bài " Hai cây phong" - Trích " Người thầy đầu tiên" - Aimatop - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả - tác phẩm:

- Ai-ma-tốp (1928) người Cư-rơ-gư-xtan. Vốn ông là một kĩ sư chăn nuôi, sau đó ông đi học Văn học và đã trở thành nhà văn, nhà báo nổi tiếng.

- Văn bản “Hai cây phong” được trích trong “Người thầy đầu tiên”. Đây chính là phần đầu của truyện ngắn.

2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Ngôi kể: thứ nhất (lúc thì xưng “tôi”, lúc thì xưng “chúng tôi”)

- “Tôi” là thời điểm hiện tại và quá khứ còn “chúng tôi” là thời điểm quá khứ

- Thể loại: truyện vừa

- Phương thức: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu ... chiếc gương thần xanh.

=>Hình ảnh hai cây phong và làng quê Ku-ku-rêu trong con mắt của “tôi”

+ Phần 2: Tiếp ... biêng biếc kia

=>Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “chúng tôi”

+ Phần 3: Còn lại

=>Hình ảnh hai cây phong và thầy Đuy Sen

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Hình ảnh hai cây phong:

a. Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “tôi”:

- Hai cây phong như hai ngọn hải đăng

->Như tín hiệu dẫn đường cho người làn đi xa trở về làng

- Chúng có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng

- Dù ta tới đây vào lúc nào ... cung bậc khác nhau

- Có khi tưởng chừng ... thương tiếc người nào

- Và khi mây đen ... bốc cháy rừng rực

=>Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. So sánh và nhân hóa sinh động

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

=>Tác giả muốn khẳng định vị trí của hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ nói riêng và cảm nhận của người dân làng Ku-ku-rêu nói chung – hai cây phong chính là biểu tượng của quê hương, đó chính là lý do tác giả nói ở đây

b. Hai cây phong trong con mắt của “chúng tôi”:

- Sự kiên leo cây, phá tổ chim

- Quên mất chuyện phá tổ chim vì thế giới vô cùng kì diệu đã hiện ra dưới con mắt của bọn trẻ

*Hai cây phong:

- Hai cây phong khổng lồ nghiêng ngả

- Bóng râm mát rượi với tiếng lá xào xạc dịu hiền

- Cành cao ngất, mắt mấu

*Bọn trẻ khám phá:

- Thảo nguyên

- Chuồng ngựa

- Những vùng đất và những con sông

- Cảm xúc: sửng sốt, nín thở và thấy được sự bí ẩn, quyến rũ của quê hương

- Suy nghĩ: Nơi đó đã là nơi tận cùng chưa ?

- Lắng nghe: tiếng gió và những sự bí ẩn với những vùng dất kì diệu

- Biện pháp nghệ thuật: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm + Đánh giá + So sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy hai cây phong là tín hiệu làng quê, gắn bó với con người và có sự sống riêng. Nó cũng chính là nơi hội tụ những niềm vui của tuổi thơ. Là nơi mở rộng chân trời hiểu biết, cũng là nơi ghi dấu những biến cố của làng đó là trường Đuy Sen

2.Hai cây phong và thầy Đuy Sen:

- Nó là hai cây phong do thầy Đuy Sen trồng và cũng chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy Sen – ngôi trường đầu tiên

=>Qua đó, ta thấy nhân vật “tôi” yêu hai cây phong, yêu quê hương đất nước và gắn liền với lòng biết ơn về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những học trò nhỏ của mình. Và qua đây, chúng ta cũng càng thêm tôn trọng nhân vật “tôi” – người có tấm lòng cao quý

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Kết hợp tả, kể và biểu cảm

2.Nội dung:

- (Sgk/101)

14 tháng 11 2017

Thanks ^ _ ^

8 tháng 4 2018
I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: Hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”: Đọc văn bản ta biết được con đường đến Động Phong Nha. Hai bộ phận chính của động là Động khô và Động nước. - Động khô: vòm đá trắng vân nhũ… - Động nước: con sông ngầm - Động chính: đủ màu sắc và âm thanh. Câu 2: * Bài văn có thể chia hai hoặc 3 đoạn. * Chia 2 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến “đất Bụt”: Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào của Động Phong Nha. - Đoạn 2: Còn lại: Khẳng định giá trị của Động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. * Chia 3 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến “rải rác”: giới thiệu chung về Động Phong Nha và những con đường vào đường bộ và đường thủy. - Đoạn 2: Tiếp đến “đất Bụt”: Các cảnh Động khô, Động nước và động chính. - Đoạn 3: Còn lại: Động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài. Câu 3: * Cảnh sắc của Động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. * Vẻ đẹp của Động khô và Động nước: - Động khô ở độ cao 200m, có những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. - Động nước: có một con sông dài chảy qua suốt ngày đêm. - Động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Câu 4: a. Nhà thám hiểm có nhận xét và đánh giá Động Phong Nha: Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất. b. Em rất tự hào vì được người nước ngoài nhận xét về Động Phong Nha như vậy. Câu 5: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng: - Động Phong Nha đã và đang trở thành một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều sự quan tâm của khoa học. - Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về: khoa học, kinh tế và văn hóa. II. LUYỆN TẬP: Nếu em làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan Động Phong Nha, em sẽ giới thiệu: - Sẽ chọn giới thiệu đặc điểm khái quát của cả quần thể, phương tiện cho chuyến tham quan. - Em sẽ giới thiệu Động Phong Nha bao gồm: Động nước, Động khô và động chính. - Chú ý những điểm nổi bật của mỗi động. - Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước mà còn vào loại nhất trên thế giới. - Kể ra 7 cái nhất mà nhà thám hiểm đã nói.
8 tháng 4 2018

Soạn bài: Động Phong Nha

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha:

   - Một kiệt tác của thiên nhiên nhiên ta sững sờ: những vòm đá vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Âm thanh rì rầm của dòng sông chảy suốt ngày đêm ở phía dưới 200 mét như một lời mời mọc êm ái đày quyến rũ, kéo bước chân du khách bước vào Động Nước.

   - Dưới ánh áng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Dây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhành phong lan xanh biếc...

Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): có 2 cách chia đoạn (nên chia theo cách 2)

a. Cách 1 : chia làm 2 đoạn.

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... cảnh chùa, đất Bụt) : Vị trí, vẻ đẹp động Phong Nha

   - Đoạn 2 (còn lại) : Giá trị thắng cảnh.

b. Cách 2 : chia làm 3 đoạn.

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... bãi mía nằm rải rác) : Vị trí và lối vào động.

   - Đoạn 2 (tiếp ... cảnh chùa, đất Bụt) : Vẻ đẹp bên trong động.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Giá trị thắng cảnh.

Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Trình tự miêu tả cảnh sắc : xa đến gần, khái quát đến cụ thể, rồi ngược lại.

   Tác giả đã sử dụng các chi tiết miêu tả :

   - Động khô : cao 200m, những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh.

   - Động nước : có con sông dài, sâu, nước trong chảy ngày đêm. Càng đi sâu càng tối. Gồm 14 buồng thông nhau. Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

       + Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: con gà, con cóc, đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

       + Những nhánh phong lan rủ xuống, có bãi cát, bãi đá.

       + Vẻ đẹp hoang sơ bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ cảnh chùa, đất Bụt.

Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Lời nhận xét và đánh giá động Phong Nha của nhà thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh :“hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới” ; có 7 cái nhất (chiều dài ; cửa hang cao và rộng ; bãi cát, bãi đá rộng đẹp ; hồ ngầm đẹp ; hang khô rộng và đẹp ; thạch nhũ tráng lệ kì ảo ; sông ngầm dài).

b. Cảm nhận về lời đánh giá : Niềm tự hào về thiên nhiên đất nước. Đồng thời nhận thức được trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn danh lam thắng cảnh.

Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Động Phong Nha đã và đang mở ra triển vọng rất lớn về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học.

học giỏi

ĐÂY LÀ MÌNH THAM KHẢO , BẠN THỬ THAM KHẢO ĐI

  - Phần 1 (từ đầu đến "rất mới, rất hiện đại"): Vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh.

   - Phần 2 (tiếp theo đến hết): lối sống giản dị, thanh đạm mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ";

- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 3: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:

- Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.

- Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

- Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

- Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Câu 4: Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.

- Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao:

"Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen"

30 tháng 6 2018

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga ... )

   - Lí do :

        + Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

        + Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

        + Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.


 
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ :

   - Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ : nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.

   - Trang phục giản dị : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.

   - Ăn uống đạm bạc : món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối ...

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa ...

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh :

   - Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

 - Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.

   - Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt : nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.

25 tháng 4 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”:

   Đọc văn bản ta biết được con đường đến Động Phong Nha. Hai bộ phận chính của động là Động khô và Động nước.

- Động khô: vòm đá trắng vân nhũ…

- Động nước: con sông ngầm

- Động chính: đủ màu sắc và âm thanh.

Câu 2:

* Bài văn có thể chia hai hoặc 3 đoạn.

* Chia 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “đất Bụt”: Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào của Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Còn lại: Khẳng định giá trị của Động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

* Chia 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “rải rác”: giới thiệu chung về Động Phong Nha và những con đường vào đường bộ và đường thủy.

- Đoạn 2: Tiếp đến “đất Bụt”: Các cảnh Động khô, Động nước và động chính.

- Đoạn 3: Còn lại: Động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài.

Câu 3:

* Cảnh sắc của Động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200m, có những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy qua suốt ngày đêm.

- Động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có.

Câu 4:

a. Nhà thám hiểm có nhận xét và đánh giá Động Phong Nha:

   Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất.

b. Em rất tự hào vì được người nước ngoài nhận xét về Động Phong Nha như vậy.

Câu 5: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều sự quan tâm của khoa học.

- Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về: khoa học, kinh tế và văn hóa.

25 tháng 4 2018

II. LUYỆN TẬP:

    Nếu em làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan Động Phong Nha, em sẽ giới thiệu:

- Sẽ chọn giới thiệu đặc điểm khái quát của cả quần thể, phương tiện cho chuyến tham quan.

- Em sẽ giới thiệu Động Phong Nha bao gồm: Động nước, Động khô và động chính.

- Chú ý những điểm nổi bật của mỗi động.

- Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước mà còn vào loại nhất trên thế giới.

- Kể ra 7 cái nhất mà nhà thám hiểm đã nói.

13 tháng 4 2016

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại :

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...

2. Tóm tắt

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.

- Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:

+ Độ cao (200 mét);

+ Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);

+ Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).

+ Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.

- Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:

+ Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:

+ Gồm 14 buồng, thông nhau,

+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

+ Có khối hình con gà

+ Có khối hình con cóc

+ Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng

+ Có khối mang hình mâm xôi

+ Có khối mang hình cái khánh

+ Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.

- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.

- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".

- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:

+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);

+ Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).

3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:

- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

+ Hang động dài nhất;

+ Cửa hang cao và rộng nhất;

+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;

+ Có những hồ ngầm đẹp nhất;

+ Hang khô rộng và đẹp nhất;

+ Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;

+ Sông ngầm dài nhất.

b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.

4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

13 tháng 4 2016
I. VỀ THỂ LOẠICũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.- Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:+ Độ cao (200 mét);+ Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);+ Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).+ Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.- Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:+ Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:+ Gồm 14 buồng, thông nhau,+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:+ Có khối hình con gà+ Có khối hình con cóc+ Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng+ Có khối mang hình mâm xôi+ Có khối mang hình cái khánh+ Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);+ Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:+ Hang động dài nhất;+ Cửa hang cao và rộng nhất;+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;+ Có những hồ ngầm đẹp nhất;+ Hang khô rộng và đẹp nhất;+ Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;+ Sông ngầm dài nhất.b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắtĐộng Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.2. Cách đọcĐọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này.Gợi ý:- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…)- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

 

- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).
13 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam

- Một số nhân vật tương tự như Thạch Sanh, Sọ Dừa…

Câu 2 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương có tài vẽ giỏi là vì:

- Say mê, yêu thích việc vẽ, và có năng khiếu sẵn có của bản thân

- Luôn luôn tập vẽ ở mọi nơi, mọi lúc

- Cây bút thần chính là phần thưởng cho những nỗ lực và sự say mê học tập của Mã Lương

- Nhờ có cây bút thần Mã Lương việc vẽ của em trở nên hữu ích.

- Chỉ có Mã Lương mới sử dụng được cây bút như ý em mong muốn

→ Mối quan hệ giữa tài năng, đức độ và sự thần kì

Câu 3 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương vẽ cho người nghèo:

- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết, là công cụ lao động chứ không phải là vàng bạc, đồ ăn

- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu

     + Mã Lương vẽ các phương tiện trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng phạt hắn

     + Em giả vờ nghe theo lời của nhà vua rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác

→ Mã Lương vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương cũng thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ cung tên, báo tố nhấn chìm kẻ độc ác như tên địa chủ và vua.

Câu 4 (Trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Những chi tiết lý thú độc đáo trong truyện:

- Khi bị địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ lò sưởi và bánh nướng, sau đó vẽ thang chạy trốn

- Mã Lương đánh rơi giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng cất cánh bay.

- Mã Lương vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông trước sự tham lam của nhà vua.

Câu 5 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Ý nghĩa truyện cây bút thần:

- Truyện cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh diệu kì để giúp đỡ người lao động bình thường và trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác

- Truyện cũng khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi phục vụ nhân dân, thực hiện những mục đích chính nghĩa

- Khẳng định chắc chắn nghệ thuật chân chính là sự say mê, quyết tâm theo đuổi ước mơ của con người. Nghệ thuật chân chính cứu rỗi và thể hiện niềm tin vào khả năng kì diệu của con người.

Luyện tập

Bài 1 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Kể diễn cảm truyện

Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

     + Nhân vật bất hạnh

     + Nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ

     + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

     + Nhân vật là động vật có tính cách như người

- Truyện cổ tích có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Đây là sgk cũ nha bn còn sách mới thì mik hok bt ahih

chúc bn hok tốt

#vanh#

I. TÓM TẮT TRUYỆN CÂY BÚT THẦN

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Trả lời:

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Một số nhân vật tương tự: Ba chàng thiện nghệ (chàng bắn giỏi, chàng Lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), Thạch Sanh...

2. Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao?

Trả lời:

*  Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

-   Mã Lương say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.

-  Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.

*  Những nguyên nhân nói trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.

3. Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ.

Trả lời:

*   Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn...

Mã Lương vẽ cho dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc... mà là cái cuốc, cái cày, cái đèn, cái thùng. Điều này có ý nghĩa sâu sắc. Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và của cải khác. Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người tạo ra.

*   Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác:

-  Vẽ mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.

-  Vua bắt em vẽ con rồng, con phượng, em vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông xấu xí, bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua.

-  Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn, gió mạnh, sóng nổi dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác nhấn chìm nhà vua.

*   Chúng ta nhận thấy: từ chỗ Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muôn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người, Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.

4. Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Trả lời:

Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:

-  Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương

-   Có những khả năng kì diệu

-   Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.

-   Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

5. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

-  Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.

-   Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.

-  Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.

-  Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.

LUYỆN TẬP

Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em được học.

Trả lời:

* Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuổì cùng của cái thiện đối với cái ác.

*  Những truyện cổ tích được học:

-  Thạch Sanh

- Em bé thông minh.

-  Cây bút thần.

Chúc bn học tốt.Thanks.