K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Đường link: http://vietjack.com/soan-van-lop-8/on-tap-truyen-ki-viet-nam.jsp 

22 tháng 10 2017

1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học. Tên văn bản, tác giả, Thể loại Phương thức biểu đạt, Nội dung chủ yếu, Đặc điểm nghệ thuật Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) Hồi kí (trích) Tự sự (có xen trữ tình) Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) Tiểu thuyết (trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động. Lão Hạc (Nam Cao) Truyện ngắn (trích) Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

2. a. Giống nhau: - Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945. - Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực. - Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo. - Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời. - Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8.  b. Khác nhau. - Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể: + Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy. + Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương. - Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

3. Gợi ý - Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ. - Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ. - Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

 

12 tháng 11 2017

Câu 1:

Ôn tập truyện kí Việt Nam

 

Câu 2:

a. Giống nhau:

- Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945.

- Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực.

- Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.

 

- Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.

- Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8.

b. Khác nhau:

- Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

    + Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.

    + Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Câu 3:

- Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ.

 

- Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ.

- Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

12 tháng 11 2017

làm CTV khổ nhở??? 
 

16 tháng 11 2018

Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

1. Truyền thuyết

- Loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử.

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử

Truyện cổ tích:

- Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật ( bất hạnh, dũng sĩ, thông mình, mồ côi…)

- Sử dụng yêú tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào cuộc sống công bằng hơn.

Truyện ngụ ngôn:

- Loại truyện kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người.

- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống.

Truyện cười

- Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

- Mỉa mai châm biếm hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1) Đọc lại truyện dân gian

Câu 3 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện truyền thuyếtTruyện cổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười
Con rồng cháu tiênSọ DừaẾch ngồi đáy giếngTreo biển
Bánh chưng bánh dàyThạch SanhThầy bói xem voiLợn cưới áo mới
Thánh GióngEm bé thông minhĐeo nhạc cho mèo 
Sơn Tinh Thủy TinhCây bút thầnChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
Sự tích Hồ GươmÔng lão đánh cá và con cá vàng

Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những đặc điểm của truyện cổ tích trong truyện Sọ Dừa:

- Nhân vật: Là kiểu nhân vật bất hạnh- mang lốt xấu xí

- Các chi tiết kì ảo:

     + Sọ Dừa chui ra khỏi lốt, thổi sáo cho đàn bò nghe

     + Vợ của Sọ Dừa sau khi bị cá kình nuốt lấy dao rạch bụng cá

     + Con gà biết nói tiếng người

- Truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, ước mơ về một xã hội văn minh, công bằng hơn.

Câu 5 (Trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

Khác nhau:

     + Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)

     + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

     + Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…

     + Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

Chúc em hc giỏi

16 tháng 11 2018

bạn vào đây soạn bài nha 

https://vietjack.com/soan-van-lop-6/on-tap-truyen-dan-gian.jsp

17 tháng 4 2022

bạn cần làm câu mấy

 

17 tháng 4 2022

câu 3,4

15 tháng 3 2017

Thuyền thuyết Cổ tích 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng, bánh giầy. 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh Thủy Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm. 1. Sọ dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Giống nhau: + Đều có những yếu tố kỳ ảo. + Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật. Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích 1. Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. 2. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3. Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. 1. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. 2. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. 3. Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1. Ếch ngồi đáy giếng 2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 1. Treo biển 2. Lợn cưới, áo mới - Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. - Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. - Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Mua vui, phê phán, châm biếm.

hơi khó hiểu leuleu

1 tháng 11 2017

I.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích 1.Thế nào là truyện truyền thuyết,truyện cổ tích (xem SGK) 2.So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 loại truyện Điểm giống +Đều là truyện kể dân gian +Cả 2 loại truyện đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo +Nhân vật ra đời thường kì lạ có tài năng thần kì +Đề cao nguồn gốc con người,thể hiện ước mơ,khát vọng của nhân dân Điểm khác truyện truyền thuyết:có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,người kể thường tin là có thật,thể hiện thái độ,đánh giá của nhân dân đối với sự kiện đó còn truyện cổ tích ko liên quan đến sự kiện lịch sử,người kể ko tin là có thật,thể hiện ước mơ,niềm tin về chính nghĩa của nhân dân ta II.Những truyền thuyết,cổ tích đã học (tự tìm nhé) III.Luyện tập 1.kể tóm tắt các câu truyện theo sự việc chính 2.ý nghĩa hình tượng nhân vật 3.Ý nghĩa chi tiết thần kỳ 4.ý nghĩa của truyện 5.Cảm nhận về nhân vật em thích,cảm nhận các chi tiết thần kỳ mà em thích (còn bạn muốn làm sao làm nhé)

26 tháng 12 2016

Trong những văn bản truyện kí Việt Nam lớp 8 tập 1,em thích nhân vật Chị Dậu nhất, vì :

- Người phụ nữ đảm đang, nhân hậu

- Phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân

- Có sức phản kháng mạnh mẽ

22 tháng 4 2016

ukm

6 tháng 12 2016
Câu 1: Sự khác nhau và giống nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm. - Giống nhau. + Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…+ Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm. - Khác nhau:-Văn miêu tả Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tảMục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.-Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.Câu 2:-Giống nhau: + Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng.+ Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm.-Khác nhau:Văn tự sự Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.Câu 3:- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.- Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.Câu 4:- Các bước thực hiện khi viết bài văn.+ Tìm hiểu đề và tìm ý.+ Lập dàn bài.+ Viết bài.+ Đọc và sữa chữa bài viết.-Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.Câu 5:- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy…- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả = > tính trữ tình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
28 tháng 3 2018
Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả

Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Văn tự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự

Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.

++) Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.