K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

Vào một ngày nọ, Cọp đang dạo chơi trong khu rừng thì thấy một con trâu đang hì hục kéo cày giữa trời nóng bức.Nó ghé vào tai trâu và hỏi :

“Anh này, anh trông khỏe thế mà sao lại chịu để cho con người hành hạ khổ sở đến vậy ?”- Cọp khẽ hỏi.

Trâu khẽ thì thầm vào tai Cọp: “Con người nhìn tuy nhỏ bé nhưng họ lại có trí khôn đấy anh ạ!”.

Cọp thấy khó hiểu lại tò mò nên hỏi tiếp: ” Trí khôn nó là cái gì ? Nó như thế nào hả anh ?

 
 
 
 
 
 
 

Trâu cũng không biết phải giải thích thế nào, bèn trả lời cho xong chuyện: “Thì trí khôn là trí khôn chứ còn là cái gì nữa ? Nếu anh muốn biết rõ hơn thì đi mà hỏi con người ấy!”.

Bước thong thả, Cọp tiến lại gần chỗ bác nông dân. “Trí khôn của anh ở đâu, cho tôi xem một lúc có được không ?”- Cọp hỏi.

“Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi về lấy nó cho anh xem. Nếu anh cần thì tôi sẽ cho anh một ít”- Bác nông dân nghĩ ngợi một lúc và nói.

Thấy bác nông dân nói vậy, Cọp ta mừng lắm.

Bác nông dân định đi nhưng hình như lại chợt nhớ ra điều gì liền quay lại nói: “Nhưng nhỡ đâu khi tôi đi anh lại ăn mất con trâu của tôi thì sao ?”.

Cọp còn đang băn khoăn chư biết phải trả lời ra sao thì bác nông dân lại nói tiếp: ” Để tôi được yên tâm, hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này”.

Cọp không một chút mảy may nghi ngờ mà chấp thuận luôn. Bác nông dân lấy dây thừng trói thật chặt Cọp vào dưới gốc cây. Sau đó bác mang rơm khô chất đầy xung quanh Cọp rồi châm lửa đốt và quát lớn:

“Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây !”

Thấy vậy, trâu thích thú và bò lăn lóc ra mà cười, chẳng may hàm trên đập vào đá làm răng rụng hết không còn cái nào.

Cọp vùng vẫy trong đám lửa. Một lúc lâu sau, dây thừng bị lửa làm đứt Cọp mới vội vùng dậy co chân chạy một mạch thẳng vào rừng sâu mà không dám ngoảnh lại nhìn nữa.

Kể từ đó, cọp con mới sinh ra con nào con ấy đều có những vằn màu đên kéo dài trên người. Đó chính là dấu tích của những vết cháy năm xưa. Còn trâu cũng từ đó thì con nào cũng không có răng hàm trên mà chỉ trơ mỗi lợi.

Hết

15 tháng 10 2017

Trí khôn của ta đây

Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

– Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

– Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

9 tháng 2 2018

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-c117a17013.html#ixzz56Zzx60cg

9 tháng 11 2017

E hèm...đây là trang hỏi toán, sáng h mà hỏi câu này nhé...^-^

9 tháng 11 2017

làm phiền chút nhé

16 tháng 10 2017

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Thanks bn Ngọc Anh Dũng nha

9 tháng 11 2017

I am a farmer specializing in plowing. When I was plowing near the edge of the forest, I saw a golden tiger rolling around and then he sat in a place a statue to look at us in surprise. I realized this tiger had eaten my goats the day before. Compassion for me pretending to not know it in the world, we continue to plow. Both me and Buffalo exchanged for one last time plans to take revenge on the damned tiger.

When the tiger moves closer. Buffalo asked me loudly:
Grandfather, when will you give me some wisdom to eat some wild boar or garden, destroying your farm?

I scoop up the whip whiskers soaked into the butt of the Buffalo and shouted:

- You do not have to plow it! Buffalo house that also requires wisdom! The only animals that are only Tigers are OK!
The sun was on my side and the buffalo was tired. I opened the plow for the buffalo, and I was sitting under a banana that had been drinking water and smoking in Laos. I looked at the buffalo is grasping the tiger has come to see it from time to time. You whisper something important and secret. It looks Tigers are begging and Buffy shakes his head. Then Buffalo said it loudly:

- He asked him again. I do not know.

The tattooed tiger walked up to me. I saw Buffalo smile a happy smile with white teeth.

With an arrogant look, the Tiger asked me curtly:

- What is wisdom? Give me a little okay?

Quick reply:

"Oh, do not you know what intelligence is? Wisdom is used to catch all animals that eat meat delight. I told him that only the tiger is worthy of wisdom and to him I will give a little,
Great cats:

- okay, give me a little bit, let me hurry!

I said:

- I know I can stay home, I can get back to him. But you have to tie me up in this corner so that my Buffalo is not eaten by me. Do you bear it?

Tigers obediently let me use the ropes to tie the cows tightly to the tree.

When I was sure the tigers could not move anymore, then I picked up the whips, and threw the rain on my head, pressing my body against the tiger's neck. Just hit me just shout: "Wisdom I here, how much you need? How much is this enough?" The tiger scared to shake and rumbled.

Not angry at me just next to his sin told the Buffalo pulled a bunch of straw large, I straw around the Tiger. And with the ignition of the fire still smoking I blow it and fire. The tiger flickered, the tiger roared in the air, his eyes were both angry and scared, just as each ray of green was shining, the smell of the burning hair was burning.

The landscapes of the lacquered forest are very funny. I laughed tears Buffalo laughed and laughed back.

Wire torn off, tiger up, curved tail to carry the body is smoking smoke into the forest.

Unhappily, the buffalo face is distorted, swollen. It turns out, laughing, Buffalo's upper jaw hit the rock and fell off without a single tooth.

Since then, the Buffalo was born without teeth, and since then, the tigers have always had black stripes on their backs, traces of the day's fire.

Since the tigers are growing up or hurting people, are they worthy of the punishment of our human mind? I do not regret to treat such tigers. Only feel sorry for Buffalo ...,

9 tháng 11 2017

giups mk vs các bn

10 tháng 12 2018

 Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

  Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đagns Vua bèn gọi các con lại và nói:

      – Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

     Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

      – Lang Liêu ! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

      Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

     Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

      – Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

      Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vùa hiển minh.

      Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

10 tháng 12 2018

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

6 tháng 10 2018

cho xin k coi

6 tháng 10 2018

Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:         Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.          Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó. 
k mk nhé

14 tháng 10 2016

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:

- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.

Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.

Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa “đồng bào” trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.

 

14 tháng 10 2016

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.

Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:

– Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con ?

Lạc Long Quân ngậm ngùi:

– Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau. 

 Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.

Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.

Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

 

"Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em."

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

16 tháng 10 2016

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

16 tháng 10 2016

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.