K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

14 tháng 10 2017

   Từ nhà dẫn đến trường, tôi có thể đi men theo rất nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà tôi yêu thích, thường đi là con đường Nguyễn Trường Tộ.

   Buổi sáng, ngồi trong nhà. tôi đã nghe thấy tiếng xe cộ rộn rịp và từng nhóm học sinh gọi nhau í ới khiến con đường trở nên đông vui, náo nhiệt. Tôi bước ra ngoài hiên nhìn xuống, mặt đường khòng rộng lắm, đôi chỗ lại còn có những cái ổ gà lồi lõm. Tôi nghĩ rằng bao nhiêu cái ổ gà đó là bấy nhiêu nỗi đau thương mà đường đã gánh chịu suốt mấy năm ròng. Đường khoác một chiếc áo màu xám trắng Thỉnh thoảng những ô vuông màu vàng được các bác thợ sửa đường đắp lên trông giống như những miếng vá, nổi bật lên trên “chiếc áo” màu xám ấy...

   Ánh nắng xuyên qua các kẽ lá, chiếu xuống mặt đường thành những đốm sáng lung linh. Hai hàng long não xanh um vẫy những chùm lá tươi non như những bàn tay trẻ con bé xíu chào đón khách qua đường. Trên cành cày, các chú chim bắt đầu dạo lên khúc nhạc buổi sáng tuyệt vời. Tôi vui vui cắp sách đến trường, lòng nhẹ nhàng thanh thản. Lòng đường đầy ắp tiếng cười nói của các bạn học sinh. Những chiếc khăn quàng đỏ thắm bay bay trong gió tô điểm cho chiếc áo của dường thêm rực rỡ. Thỉnh thoảng một chiếc ô tô chạy vụt qua trước mặt mọi người, để lại phía sau đám bụi mịt mù sau ngả đường ngoặt. Những cây long não hai bên đường xoè rộng tán lá như muốn ôm tôi vào lòng, chia sẻ nỗi niềm cùng tôi. Các chú bướm sặc sỡ rập rờn bay lượn trong thảm cỏ xanh mượt bên đường. Làn gió nhẹ nhàng mơn man trên da thịt cùng với mùi hương dịu ngọt của hoa lá như chúc tôi bước vào một ngày học mới đầy hứa hẹn.

   Con đường Nguyễn Trường Tộ đối với tôi như một người bạn thân, cùng chia ngọt, sẻ bùi, ngày mưa cũng như ngày nắng. Nó gắn liền với ngày thơ ấu của tôi với những kỉ niệm tươi đẹp và trong sáng của tuổi học trò. Và cũng từ con đường này, tôi sẽ đến cuộc đời rộng lớn ở phía trước đang chờ đợi.


 

31 tháng 3 2023

Với mỗi người học sinh, con đường từ nhà đến trường là con đường thân thuộc nhất gắn liền với bao kỉ niệm của tuổi học trò.

Sau nhiều năm đi học trên duy nhất một con đường tới trường, từ những ngày đầu lớp 1 được mẹ đưa đi học, đến khi biết tự đi xe đạp tới trường, em cảm nhận được sự thay đổi theo thời gian của con đường. Con đường càng ngày càng đẹp hơn, rộng hơn và đông xe cộ qua lại hơn.Ngày xưa con đường chỉ là đường đất, giờ đây nó đã được trải nhựa láng mịn không một chút gồ ghề, đường rộng hơn 3 mét, xe máy, ô tô qua lại rất thoải mái, hai bên đường nhà mọc lên san sát nhau.

Vỉa hè của đường khá rộng, khoảng 1 mét được trải gạch rất sạch sẽ, trên vỉa hè còn trồng những cây bóng mát như bằng lăng, nhãn, xoài, tạo nên một không gian xanh mát. Vào buổi sáng sớm khi em đi học em bắt gặp những người đi tập thể dục trên vỉa hè, đến trưa khi đi học về trưa nắng lại gặp những cô lao công quét dọn đường phố ngồi nghỉ dưới gốc cây. Đường từ nhà đến trường của em đi qua nhiều khu văn phòng, hành chính vì thế trước giờ hành chính con đường rất đông đúc người đi làm, đi học, dáng vẻ của ai cũng vội vàng, khẩn trương.

Em yêu con đường đến trường của em, dù đã đi lại hàng ngàn lần nhưng lần nào đi trên đường em cũng ngắm nhìn mọi thứ xung quanh con đường, có thể nói con đường chẳng bao giờ là cũ đi, nó luôn thay đổi và mới mẻ hơn.

22 tháng 5 2019

* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

* Khác nhau:

- Không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với học sinh.

- Mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

30 tháng 5 2018

                                                                   Tả dòng sông

Quê em nằm ngay cạnh dòng sông Phó Đáy-dòng sông đã gắn bó với bao người dân từ bao đời nay.

Dọc hai bờ sông là bãi bồi phù sa màu mỡ,xanh mướt của bãi ngô,đỗ,lạc.Những rặng tre ven đê dịu dàng soi bóng xuống dòng sông.Mỗi năm,nước sông có một mùa cạn và một mùa lũ.Mùa cạn,dòng sông như bị thu hẹp lại.Khi ấy,nước sông chảy êm đềm.Mùa lũ,nước từ trên nguồn đổ về dữ dội.Nước sông đục màu phù sa đỏ.Nước ngập về đục trắng cả vùng bãi bồi.Tuy vậy,vào mùa này,những người dân xóm chài lại bắt được nhiều tôm cá.Dòng sông vẫn như người mẹ hiền nuôi dưỡng chúng ta ngay khi người giận dữ.Chiều chiều chăn trâu ven đê,những đứa trẻ lại ngồi ngắm dòng sông quê hương,thấy nó sao mà dịu mát hiền hòa đến vậy.Tiếng gà râm ran đã xóa đi vẻ tĩnh mịch của dòng sông.

Dòng sông Phó Đáy đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.Nó đã nuôi dưỡng những con người đôn hậu,chất phác.Dòng sông có cảnh đẹp đôi bờ có rặng tre soi bóng,những chiếc thuyền đậu bến yên bình.Mong sao vẻ đẹp đó sẽ còn mãi mãi...

30 tháng 5 2018

                                                     Tả cánh đồng lúa 

       

        Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và sinh động. Em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của quê hương em, đó là cánh đồng lúa chín.

           Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

             Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

            Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

            Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Home » Văn miêu tả »

Tả bãi biển

Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh.

Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi.

Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh.

Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.

Sáng tôi thức dậy sớm, theo ba để ngắm cảnh bình minh trên biển. Ông mặt trời như ngoi lên từ biển, to và đỏ lòm làm ửng cả một góc trời.Kìa! Những con tàu đánh cá thi nhau chạy xối xả vào bờ. Ôi! Chúng trườn lên bờ cát bằng bốn bánh xe hơi. Ba dẫn tôi đến xem các ngư dân giũ lưới. Phần lớn là cá cơm, một ít tôm, cua nhưng nhỏ . Mỗi đêm, mỗi con tàu bủa lưới gần bờ kiếm khoảng chục kí cá … Đằng kia, có chiếc tàu bị lún bánh, ba và tôi chạy đến phụ hè nhau đẩy. Thật vui ghê!

Thời gian ngắn ngủi lưu lại trên bãi biễn Vũng Tàu, tôi rất vui và thanh thản. Tâm hồn tôi phơi phới trước thiên nhiên hùng vĩ, trước phong cảnh đẹp tuyệt vời. Và hè năm sau, tôi vẫn mong muốn là mình và gia đình vẫn trở lại vui chơi, giải trí nơi bãi biển thân quen này.

Biển Vũng Tàu đó

3 tháng 9 2017

Mn ơi giúp mình với

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm...
Đọc tiếp

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

1
4 tháng 10 2019

- Đoạn a theo cách mở bài trực tiếp.

Cách viết: Kể ngay đến đối tượng đang được miêu tả.

- Đoạn b theo cách mở bài gián tiếp.

Cách viết: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hay đối tượng định tả.

17 tháng 6 2021

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô. Ai ai cũng mong chờ có một cơn mưa để xua tan ngột ngạt và khó chịu. Và chiều hôm nay, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả. Người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp lóe vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn.

Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng lao nhanh hơn. Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế ấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp.

Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người để đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời trong trẻo. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc.

Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai. Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi.

Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao!

17 tháng 6 2021

MK ĐANG CẦN TẢ CÀNH  ĐƯỜNG PHỐ NHỘN NHỊP MÀ

1 tháng 5 2017

Bài làm hay quá! Cảm ơn bạn!

12 tháng 8 2019

ham khảo trên gg nhé

12 tháng 8 2019

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dài lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các "chàng" và "nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,... Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,... cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,... được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng... Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.