K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.  gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước. 

28 tháng 1 2022

Tham khảo :

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc

16 tháng 1 2022

ad giúp e vs

 

26 tháng 10 2021

Tham khảo dàn ý

- Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nhau, đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý

- Biểu hiện của tình mẫu tử:

+ Yêu thương con cái.

+ Hết lòng chăm sóc con, đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất

+ Sẵn sàng hi sinh vì con.

- Ý nghĩa tình mẫu tử:

+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió

+ Là nơi tiếp cho ta thêm động lực, sức mạnh.

+…

- Trách nhiệm bản thân với gia đình, cha mẹ

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

       Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay là(Trợ từ) cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương vậy (Tình thái từ). Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp. 

10 tháng 1 2023

Trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng hẳn hầu hết mọi độc giả đều cảm động sâu sắc về tình cảm phụ tử - tình cảm thiêng liêng của cô bé Thu dành cho người ba của mình. Trong truyện, bé Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm sâu nặng dành cho người ba của mình. Khi gặp lại người ba của mình, cô bé quả quyết không nhận ông Sáu là ba mình bởi vì gương mặt ông quá khác xa so với người ba mà mẹ cô cho cô coi trong hình ảnh cưới của mẹ và ba. Nhưng điều này ngược lại thể hiện rõ được tình yêu của bé Thu dành cho ba, không một người nào có thể thay thế được hình bóng người ba trong tấm ảnh đó trong lòng bé Thu. Vì vậy, khi ông Sáu gắp cho cô miếng trứng cá to thì bé Thu đã hất nó ra ngoài bát rồi bị ông đánh nhưng cô bé vẫn không hề khóc mà chỉ im lặng rồi khi ông Sáu đánh xong gắp nó bỏ lại vào bát rồi chạy sang bà ngoại. Khi mọi chuyện được bà ngoại làm sáng rõ thì em cảm thấy ân hận những hành động của mình đối xử với cha. Hôm sau khi chia tay ông Sáu về đơn vị , bé Thu khóc không cho ông đi nhưng rồi vẫn đành ngậm ngùi để ông đi với điều kiện khi về phải mang cho bé một chiếc lược. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và cho đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Tóm lại, tình cảm bé Thu dành cho ba thật mãnh liệt và sâu sắc, nó thể hiện sự chân tình của người con dành cho ba của mình.

Chú ý :

Câu bị động : in nghiêng

Phép nối : in đậm

13 tháng 2 2022

refer

Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

13 tháng 2 2022

Tham khảo

Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

 

 

17 tháng 1 2022

Tham Khảo
​Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc(câu mở rộng thành phần).
Thu yêu quý người cha của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em, em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Thu yêu ba của em rất nhiều.Chính vì thế mà khi ông Sáu- ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải( phép liên kết) vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ab trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia , nó chính là dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu. Nó khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu hoàn toàn khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thuong, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành chọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế vị trí ấy của ba trong lòng em được. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngạy chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay cả đó là sự khốc liệt của chiến tranh.