K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé.

https://olm.vn/chu-de/bai-12-moi-truong-va-tai-nguyen-bien-dao-viet-nam-2195574189

23 tháng 3 2022

Vì: 

- Ở Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

- Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,... đều có các nhà máy chế biến thủy sản của các công ty tư nhân.

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản biển.

24 tháng 3 2022

tham khảo 

Phân tích ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta:

Các ngành kinh tế và điều kiện:

– Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: có nguồn thủy hải sản phong phú, biển rộng, ấm.

– Du lịch biển đảo: có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp…

– Khai thác và chế biến khoáng sản biến: có nhiều tài nguyên biển như muối, nhiều bãi cát chứa oxit titan, cát trắng, thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên…

– Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng vịnh sâu để xây dựng hải cảng…

* Cần phải đẩy mạnh khai thác xa bờ vì: 

– Lượng thuỷ hải sản ở ven biển là có hạn, khai thác quá mức sẽ gây cạn kiệt.

*Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động như thế nào đến ngành khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản:

+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng

+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

24 tháng 4 2016

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

24 tháng 4 2016

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

NG
3 tháng 11 2023

1. Quản lý nguồn tài nguyên:

- Điều chỉnh quy định: Thiết lập và thực thi các quy định về mức khai thác tối ưu để đảm bảo nguồn tài nguyên biển được bảo vệ và duy trì.

- Quản lý vùng biển: Tạo ra các khu vực quản lý biển để kiểm soát và quản lý hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản.

2. Nuôi trồng hải sản:

- Phát triển trang trại thủy sản: Khuyến khích phát triển trang trại thủy sản bền vững như nuôi tôm, cá, và các loài hải sản khác.

- Sử dụng kỹ thuật tiên tiến: Áp dụng kỹ thuật nuôi trồng hiện đại để tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

3. Chế biến hải sản:

- Xây dựng cơ sở chế biến: Đầu tư vào cơ sở chế biến hải sản hiện đại và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và môi trường.

- Phát triển sản phẩm gia trị gia tăng: Thúc đẩy chế biến các sản phẩm gia trị gia tăng từ hải sản như cá ngừ đóng hộp, mực khô, và sản phẩm chế biến khác.

4. Tiếp cận thị trường và tiêu thụ:

- Xây dựng hệ thống phân phối: Phát triển hệ thống phân phối hải sản để tiếp cận các thị trường quốc tế và trong nước.

- Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu cho hải sản từ khu vực cụ thể, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.

5. Giáo dục và đào tạo:

- Đào tạo nguồn nhân lực: Cung cấp đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người làm trong ngành hải sản để nâng cao hiểu biết và kỹ năng.

- Tạo ra nhận thức về bền vững: Tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển trong cộng đồng địa phương.

6. Quản lý môi trường:

- Theo dõi và đánh giá môi trường: Thực hiện theo dõi định kỳ và đánh giá tác động của hoạt động hải sản lên môi trường biển.

- Thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường: Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác động âm vào hệ sinh thái biển.

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnA. phát triển du lịch biển đảo.    B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnhA. Lào...
Đọc tiếp

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

A. phát triển du lịch biển đảo.   

B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai                 B. Cao Bằng              C. Hà Giang              D. Lạng Sơn

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:

A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.

B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.

C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 4: Khoáng sản là loại tài nguyên

A. vô tận     B. phục hồi được   C. không phục hồi được   D. bị hao kiệt

Câu 5: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam

A. vàng, kim cương, dầu mỏ      B. dầu khí, than, sắt, uranium

C. than, dầu khí, apatit, đá vôi   D. đất hiếm, sắt, than, đồng   

Câu 6: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

A. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải

C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm

D. Phát triển du lịch biển – đảo

Câu 7: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia               B. Trung Quốc, Campuchia, Lào

           C. Lào, Campuchia, Trung Quốc               D. Lào, Trung Quốc, Campuchia

Câu 8: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn  B. Trường Sơn Bắc  C. Bạch Mã   D. Trường Sơn Nam.

Câu 9: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu 10: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường 

A. Vị trí địa lí    B. Địa hình   C. Hoàn lưu gió mùa    D. Sông ngòi

Câu 11: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.  

B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.

D. Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta tăng dần từ

A. vĩ độ thấp lên vĩ độ cao                   B. thấp lên cao

C. tây sang đông                                   D. bắc vào nam

0
11 tháng 11 2019

Hướng dẫn giải:

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

 

17 tháng 12 2022

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

 

NG
21 tháng 10 2023

Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dưới đây là một số thông tin về tiềm năng và thực trạng của ngành này:
1. Tiềm năng:
- Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản.
- Nước ta có nhiều loại hải sản phong phú và đa dạng, bao gồm cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu, mực, bạch tuộc, hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống, hải sản chế biến sẵn, vv.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xuất khẩu hải sản sang các thị trường quốc tế, như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, vv.
2. Thực trạng:
- Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm: ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ kém, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, vv.
- Các doanh nghiệp trong ngành còn thiếu sự đầu tư và phát triển, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất.
- Việc đưa sản phẩm hải sản của Việt Nam vào các thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường khắt khe của các nước nhập khẩu.

NG
26 tháng 10 2023

Tiềm năng hiện trạng khai thác và chế biến hải sản của Việt Nam là rất lớn do quốc gia này có một bờ biển dài và nhiều khu vực biển vùng ven có nhiều loài hải sản phong phú. 

- Bờ biển dài: Việt Nam có khoảng 3,260 km bờ biển, bao gồm biển Đông và biển Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và chế biến hải sản.

- Đa dạng loài hải sản: Biển Việt Nam có nhiều loài hải sản đa dạng như cá, mực, tôm, cua, sò điệp, và nhiều loài khác. Sự đa dạng này tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hải sản.

- Nguồn lao động: Ngành hải sản tạo việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng ven biển và đảo xa. Phát triển ngành này có thể cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư ở các khu vực này.

- Xuất khẩu hải sản: Hải sản là một trong những nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách quốc gia. Việc phát triển khai thác hải sản có thể tạo thêm nguồn thuế và ngoại tệ cho quốc gia.

Tại sao ưu tiên phải phát triển khai thác hải sản xa bờ:

- Bảo vệ nguồn tài nguyên: Khai thác hải sản xa bờ có thể giúp bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản ở vùng bờ biển và tránh việc khai thác quá mức và phá hủy môi trường biển ven bờ.

- Giảm áp lực trên nguồn tài nguyên gần bờ: Khai thác hải sản xa bờ giúp giảm áp lực khai thác tại các khu vực gần bờ, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn cung cấp hải sản cho cả dân cư địa phương và thị trường xuất khẩu.

- Giám sát và quản lý tốt hơn: Việc khai thác hải sản xa bờ thường dễ dàng hơn trong việc giám sát và quản lý so với khai thác gần bờ. Điều này giúp đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên hải sản.

- Xuất khẩu và phát triển kinh tế: Khai thác hải sản xa bờ có thể tạo ra các cơ hội mới cho xuất khẩu và đầu tư trong ngành công nghiệp hải sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

28 tháng 4 2022

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

28 tháng 4 2022

Cảm ơn nha🥰