K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5

TK:

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

   + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

   + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

NG
1 tháng 5

- Đá mẹ:
+ Đá mẹ là nguồn cung cấp vật liệu cho quá trình hình thành đất.
+ Loại đá mẹ ảnh hưởng đến thành phần khoáng chất, cấu trúc và độ phì nhiêu của đất. Ví dụ: đá bazơ thường tạo thành đất màu mỡ, trong khi đá axit thường tạo thành đất chua cằn cỗi.
+ Khả năng phong hóa của đá mẹ cũng ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất. Đá mẹ dễ phong hóa sẽ tạo thành đất nhanh hơn đá mẹ khó phong hóa.
- Khí hậu:
+ Khí hậu ảnh hưởng đến tốc độ phong hóa đá mẹ và sự phân hủy xác chết sinh vật.
+ Nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào thường thúc đẩy quá trình phong hóa và phân hủy, dẫn đến hình thành đất nhanh hơn.
+ Khí hậu lạnh và khô hạn thường làm chậm quá trình phong hóa và phân hủy, dẫn đến hình thành đất chậm hơn.
- Sinh vật:
+ Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Vi sinh vật, thực vật và động vật tham gia vào quá trình phân hủy xác chết sinh vật, tạo thành mùn - thành phần hữu cơ quan trọng của đất.
+ Rễ cây giúp thông khí cho đất và tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.
+ Động vật đào bới giúp trộn lẫn các lớp đất và tăng cường độ phì nhiêu của đất.
- Địa hình:
+ Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của nước trên mặt đất.
+ Vùng đất bằng phẳng thường có lượng nước phân bố đều đặn, dẫn đến hình thành đất đồng đều.
+ Vùng đất dốc thường có lượng nước tập trung ở dưới dốc, dẫn đến hình thành đất không đồng đều.
- Thời gian:
+ Thời gian là yếu tố quan trọng để hình thành đất.
+ Cần có thời gian để đá mẹ phong hóa, xác chết sinh vật phân hủy và mùn được hình thành.
+ Đất non thường ít màu mỡ và cần nhiều thời gian để phát triển thành đất trưởng thành.

3 tháng 5 2021

a. Đối với thực vật

            -  Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

           + Khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm -> phát triển rừng rậm.

           + Gần cực, khí hậu lạnh giá ->thực vật phát triển khó khăn.

            -  Địa hình:

            +Chân núi: rừng lá rộng

            +Sườn núi: rừng lá hỗn hợp

            +Sườn cao gần đỉnh: rừng lá kim

            - Đất: Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

b. Đối với động vật

            - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

            - Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển.

 

23 tháng 5 2021

Tham khảo:

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

- Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.  Trong đó: Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng.  Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.  Khí hậu là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất 

tham khảo:

a. Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

b.

-Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.

-Trong đó:

+Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng.

+Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.

+Khí hậu là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất

20 tháng 3 2022

tham khảo

Các đặc tính sau đây góp phần vào độ phì nhiêu của đất trong hầu hết các trường hợp:

Độ sâu đất đủ để rễ phát triển và giữ nước đầy đủ;
Thoát nước bên trong tốt , cho phép đủ thoáng khí để rễ phát triển tối ưu (mặc dù một số loại cây, chẳng hạn như lúa, chịu được úng);
Lớp đất mặt hoặc chân trời Oo có đủ chất hữu cơ trong đất để cấu trúc đất khỏe mạnh và duy trì độ ẩm cho đất ;
Độ pH của đất trong khoảng 5,5 đến 7,0 (phù hợp với hầu hết các loại cây trồng nhưng một số cây ưa hoặc chịu được các điều kiện chua hoặc kiềm hơn);
Nồng độ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng cây có sẵn;
Sự hiện diện của một loạt các vi sinh vật hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.

Tham khảo:

Các đặc tính sau đây góp phần vào độ phì nhiêu của đất trong hầu hết các trường hợp:

Độ sâu đất đủ để rễ phát triển và giữ nước đầy đủ;
Thoát nước bên trong tốt , cho phép đủ thoáng khí để rễ phát triển tối ưu (mặc dù một số loại cây, chẳng hạn như lúa, chịu được úng);
Lớp đất mặt hoặc chân trời Oo có đủ chất hữu cơ trong đất để cấu trúc đất khỏe mạnh và duy trì độ ẩm cho đất ;
Độ pH của đất trong khoảng 5,5 đến 7,0 (phù hợp với hầu hết các loại cây trồng nhưng một số cây ưa hoặc chịu được các điều kiện chua hoặc kiềm hơn);
Nồng độ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng cây có sẵn;
Sự hiện diện của một loạt các vi sinh vật hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.

7 tháng 11 2023

* Ngoại lực

- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.

11 tháng 6 2021

Tham khảo nha 

Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm – Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó.

11 tháng 6 2021

bật máy tính lên mới thấy câu địa bị chiếm hết òi bucqua

26 tháng 12 2020

Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

   + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

   + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

26 tháng 12 2020

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

   + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

   + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

   + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

   + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

 

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

   + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

   + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

NG
28 tháng 10 2023

Nhân tố tự nhiên hình thành đất:

- Nguồn gốc đá: Loại đá gốc và quá trình hóa học đá chính định hình loại đất. Ví dụ, đá granit sẽ tạo ra đất sét nếu nó trải qua quá trình phân giải hóa học.

-Thời gian: Quá trình địa chất diễn ra hàng triệu năm và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất.

- Thời tiết và khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, tác động của gió và các yếu tố thời tiết khác ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua quá trình thủy phân, hóa học và cơ học.

Tác động của con người lên sự biến đổi đất:
- Khai thác tài nguyên khoáng sản: Sự khai thác mỏ, đào đất, và lấy cát có thể gây ra sự biến đổi lớn đối với địa hình và cấu trúc đất.

- Sử dụng đất nông nghiệp: Lựa chọn loại cây trồng, phương pháp canh tác, và việc sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng đất.

- Xây dựng đô thị: Việc xây dựng đô thị và các cơ sở hạ tầng như đường, cống, và công trình xây dựng khác có thể làm thay đổi đất và dẫn đến hiện tượng lún đất.

- Xử lý rác thải: Xử lý rác thải không đúng cách có thể gây nhiễm độc đất và làm giảm chất lượng đất.

- Can thiệp đô thị hóa: Mở rộng đô thị và sự tăng trưởng dân số có thể dẫn đến sự phá hủy môi trường tự nhiên và biến đổi đất.

-> Đất là một tài nguyên đa dạng và quý báu, và sự hình thành và biến đổi của nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố tự nhiên và tác động của con người. Tác động của con người đối với đất có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực, do đó, quản lý và bảo vệ đất là rất quan trọng để đảm bảo sự bền vững của môi trường và nguồn tài nguyên này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

* Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố:

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế;

+ Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;

+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị;

+ Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị

- Nhân tố tự nhiên.

* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó gây quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.

+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.

22 tháng 12 2020

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

22 tháng 12 2020

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.