K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.

Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.

46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.

Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.

Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

10 tháng 3 2021

Cí này chép mạng ạ:<

 

23 tháng 1 2019

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.



 

23 tháng 1 2019

 Dãy núi Trường Sơn trập trùng chạy dài theo "khúc ruột miền Trung" có hàng trăm con thác hùng vĩ:

Trập trùng Thác Lửa, Thác Chông,

Thác Dài, Thác Khó, Thác ông, Thác Bà..

(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

Bao con thác, bao huyền thoại, gắn liền với chiến tích hào hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mỹ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Trong hàng trăm con thác ấy có Thác Trắng năm gần Định Đô một bản của người Hơ rê, thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Thác Trắng cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi trên 30 km. Đến thị trấn Minh Long, du khách có thể đi xe máy, đi xe đạp hoặc đi bộ vượt qua đoạn đường núi dài dộ 7 km là đến chân Thác Trắng. Cảnh núi đồi trập trùng xanh ngắt một màu bao la, những ô ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài, trải rộng uốn quanh sườn núi, càng ngắm càng thích thú vô cùng.

Thác Trắng từ độ cao hơn 50m, nước chảy xuống theo ba dòng lớn trắng xoá như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Lúc hoàng hôn hay giữa cảnh khuya, nhất là sau những con mưa rừng, tiếng Thác Trắng dội ầm ầm vang động như tiếng sấm, như tiếng trống thúc quân của Thần Núi. Những đêm trăng, những buổi sớm bình minh, Thác Trắng như ba dải lụa màu lấp lánh hiện lên giữa màu xanh của bầu trời và ngàn cây vắt ngang sườn núi.

Dưới chân Thác Trắng có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, nước xanh biếc và mát lạnh. Có thể bơi dọc theo các dòng suối trong vắt mà đến hồ. Mùa hè đến thăm Thác Trắng, leo núi và tắm mát, thật không có niềm vui thú nào bằng.

Cá niềng là đặc sản của núi, hồ Thác Trắng. Câu được vài ba con cá niềng to bằng bàn tay, đem nướng trên than hoa, chấm với nước mắm làm từ loại cá cơm nổi tiếng của xứ Quảng, nhâm nhi với chén rượu quê sẽ nhớ đời!

Quảng Ngãi có bao danh lam thắng cảnh như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh, núi Thiên Ân, sông Trà Khúc, biển Sa Cần, núi Răng Cưa... Nếu du khách chưa một lần đến thăm thú Thác Trắng quê em có thể nói chưa biết hết về hồn thiêng sông núi Quảng Ngãi, một miền quê anh hùng, nơi chôn nhau cắt rốn của các chiến sĩ du kích Ba Tơ một thời oanh liệt.

10 tháng 2 2019

giúp mk vs, ko cần dài lắm đâu

10 tháng 2 2019

bn ra đây hỏi làm gì bn chép mạng có phải nhanh hơn ko

20 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.

 

Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao.

Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc như tôi điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.

Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng.

Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.

Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.

 

Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng…

Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi...”, và một câu hỏi nữa cũng cứ lởn vởn: “Sao có quá ít du khách về đây thế?

20 tháng 2 2022

TK :
 Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……

Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh biển Hồ (Hồ Tơ Nưng)

Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam.

Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động  hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.

Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh.

Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.

Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m.

Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha.

Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.

Con đường nhỏ hẹp nằm ở giưa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây.

Với làn nước xanh biết mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.

Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt.

Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.

Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe.

Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng,  đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.

Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,..

Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này.

Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ môt vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.

Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku.

Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.

Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy.

Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.

Biển hồ chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.

Qua bài thuyết minh về biển Hồ Gia Lai, có thể nói biển Hồ Gia Lai mang một vẻ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ, với hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương.

Thêm vào đó là một hệ sinh thái phong phú đa dạng. Đây được xem là một địa điểm tiềm năng để đầu tư cho du lịch của đất nước.

18 tháng 5 2018

noi ve danh lam thang canh cua nuoc ta thi nhieu vo ke . noi nao cung co ve dep rieng cua minh . nhung em thich nhat la ho Dai Lai.

         

Hồ Đại Lải nằm ở một vị thế hết sức hữu tình, nằm dưới chân núi của dãy Tam Đảo. Có rất ít người biết rằng, trước đây Hồ Đại Lải là một thung lũng khô cằn, hoang vu ít người qua lại. Sau này, nhờ bàn tay cải tạo của con người mà tạo nên một Đại Lải xanh tươi, trong lành. Nước trong hồ trong vắt đến tận đáy, có thể nhìn thấy được cả rong rêu và các sinh vật trong hồ bơi lội.Mùa hè, nước mát lành vô cùng, bạn có thể với tay uống từng ngụm nhỏ sẽ thấy vị thanh khiết lan tỏa khắp cơ thể. Ở chính giữa hò có một đảo nổi lên xanh tươi um tùm, người ta gọi là Đảo Ngọc hay là Đảo Cò. Tên gọi Đảo Cò bắt nguồn bởi vào  mùa đông có rất nhiều chim chóc di cư về hòn đảo hoang sơ nhưng thơ mộng này, đặc biệt là con cò. Quanh năm, đảo Ngọc xanh tươi, cây cối um tùm, xum xuê, từng đàn chim bay về đậu kín cả các cành cây là nên một bức tranh thiên nhiên sống động, trữ tình.

Vào những buổi chiều, khi ánh nắng khuất dần sau những lùm cây xanh tốt, tựa mình dưới một gốc cây, xa xa là ánh hoàng hôn đang tắt dần phản chiếu trên mặt hồ như một chiếc gương khổng lồ đẹp lộng lẫy, thoang thoảng tiếng chim hót ríu rít trên cành. Không gian vừa thơ mộng vừa lãng mạn làm cho tâm hồn của bạn bỗng trở nên thư thái lạ lùng.

Sau khi tham quan đảo Ngọc, bạn có thể thả bộ xung quanh những thung lũng tự nhiên rợp bóng cây xanh, hay nằm dài trên những bãi cỏ ở triền đồi hình bát úp, ngắm bầu trời trong xanh, hít hà hương vị cỏ cây hòa lẫn trong làn gió ve vuốt đôi má, tạm quên đi những ưu phiền của cuộc sống xô bồ, ồn ã. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngưỡng dãy núi Thằn Lằn hùng vĩ, sừng sững giữa đất trời bảo vệ cho thung lũng khỏi sự tàn phá khốc liệt của tự nhiên. Còn nhìn sang phía Bắc là dãy núi Tam Đảo quanh năm mây mù phủ kín. Dãy Tam Đảo dường như chắc hết gió lạnh của mùa Đông làm cho hồ Đại Lải mùa đông cũng ấm áp hơn nhiều.

Khi đã tản bộ chán chê, ngắm cảnh đến mỏi con mắt thì bạn có thể thưởng thức những đặc sản núi rừng như chim rừng, gà đồi, cá nướng, cơm lam, ngọn su su xào tỏi…

Từ hồ Đại Lải, nếu du khách vẫn còn muốn tiếp tục cuộc hành trình để khám phá những vùng đất mới thì cũng rất tiện để đến những vùng đất khác. Nếu bạn ưa phiêu lưu mạo hiểm, hãy kết hợp với nhau thành từng nhóm và đi bộ lên phía Bắc, trèo đèo lội suối băng rừng vượt con đèo Nhe hiểm trở để đến với đía phận Thái Nguyên.

Dành cho những tay đam mê leo núi, bạn có thể chinh phục những vách đá cheo leo dựng đứng của núi Mỏ Quạ. Tuy nhiên, khi vượt qua được ngọn núi này, phong cảnh tuyệt sắc sẽ là món quà đền đáp xứng đáng cho bạn. Đứng trên đỉnh núi, cả đất trời như đang chao đảo dưới chân bạn, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp rung động lòng người với hồ Xạ Hương, hồ Làng Hàm, hồ Gia Khau e ấp dưới những tán cây rừng xanh mát. Còn nếu bạn đam mê khảo cổ, khám phá sự bí ẩn của những lâu đài thời Lê - Trịnh ở gần đó. em va  gia dinh vui choi o do ma giuong nhu quen di thoi gian. chac vi canh sac noi day da giup dai lai thu hut nhieu khach du lich o moi lua tuoi hon nua la trong va ngoai nuoc.

15 tháng 2 2022

TK

ĐỀ 1

Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy  cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.

ĐỀ 2

Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

- Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:

- Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

- Con lên mấy ?

- Con lên một

- Thuốc chẳng hay

- Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay

Cứ thế cho đến khi:

- Con lên mười.

- Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

+ Xin khúc đầu.

- Những xương cùng xẩu.

+ Xin khúc giữa.

- Những máu cùng me.

+ Xin khúc đuôi.

 

- Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.