K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1 điểm) Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau. Bài đọc: Nghe lời khuyên nhủ thong dong, Đành lòng Sinh mới quyết lòng hồi trang. Rạng ra gửi đến xuân đường, Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia. Tiễn đưa một chén quan hà, Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình. Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan. Cầm tay dài ngắn...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau.

Bài đọc:

Nghe lời khuyên nhủ thong dong,

Đành lòng Sinh mới quyết lòng hồi trang.

Rạng ra gửi đến xuân đường,

Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia.

Tiễn đưa một chén quan hà,

Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.

Sông Tần một dải xanh xanh,

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan.

Cầm tay dài ngắn thở than,

Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời.

Nàng rằng: “Non nước xa khơi,

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Dễ lòa yếm thắm, trôn kim,

Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,

Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh.

Dù khi sóng gió bất bình,

Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi.

Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,

Lại mang những việc tày trời đến sau.

Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy!

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi bữa này năm sau!”

Ngựa lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi?

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, trang 120 - 122)

0
9 tháng 8 2021

Cre: google thì nhớ ghi tham khảo nha bn!

25 tháng 6 2019

1.Hãy cảm nhận vẻ đẹp của chị em thúy kiều trong bài " chị em thúy kiều "

A.MB
- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Nghệ thuật tả ng¬ười trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều x¬a nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. TB
1. Nhận xét chung
- Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiều- Gặp gỡ và đính ước
- Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện:
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
* Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn:
2 . Phân tích :
a. Bốn câu đầu.
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, h¬ương quý phái.
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch
Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật đ¬ược vẻ đẹp riêng của từng ng¬ười, ngòi bút của ND đã bộc lộ đ¬ược tất cả sự tài hoa của nghệ thuật tả ng¬ười mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.
b. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
* 4 câu tả Thúy Vân.
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu c¬ười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu tr¬ước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của ngư¬ời miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp t¬ương đối
Miêu tả Vân bằng những nét ¬ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,t¬ươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nh¬ường...” tạo hóa “ thua” và “ nh¬ường” ng¬ười đẹp này dễ sống lắm con ngư¬ời này sinh ra là để đ¬ược h¬ưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* 12 câu tả Kiều
- Số lư¬ợng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nh¬ưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tư¬ơi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”
- Bằng bút pháp ¬ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt nh¬ư làn nư-ớc mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tư¬ơi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tư¬ơi trẻ.
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu bi¬êủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu như¬ờng còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc”( một lần quay lại tư¬ớng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước)
tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ( nhớ đến nụ c¬ười của Ba T¬, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu Quân- những ng¬ười đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các v-ương triều phong kiến TQ)
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn t¬ượng mạnh – một trang tuyệt sắc.
- Tài năng chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới thiệu tài năng của nàng
- Giới thiệu tố¬ chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm
- “ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của N.Du
( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”)
=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.
- Nét tài hoa của ND bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả ngư¬ời ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ như¬ng ông đã v¬ợt lên đ¬ược cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần nh¬ư đầy đủ vẻ đẹp của ng¬ời phụ nữ theo quan niệm xư¬a: công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật
c, Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lư¬u” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với t/p, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như¬ chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
3. Tổng hợp, đánh giá:
- Về NT:
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất tinh tế( m.tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)
+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ư¬ớc lệ tư¬ợng trư¬ng( mai..khuôn trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa c¬ời.)
+Sử dụng điển cố ... như¬ng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau
+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung từng n/v
+Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.
( Ngọc thốt – không là ngọc nói tả ng¬ười con gái đoan trang ít nói
N¬ước tóc – không là màu mái tóc tả suối tóc óng mượt
Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn tả nét thanh tú xanh nh¬ư sắc mùa xuân)
- Về ND
Giới thiệu tài sắc hai chị em Thúy Kiều- là khúc tráng tuyệt trong truyện Kiều bất hủ của ND. Họ đều là tuyệt thế giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, mõi ng¬ời một vẻ hấp dẫn lạ lùng( Vân đẹp đoan trang, trang trọng, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà). Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp chinh phục thiên thiên còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen hờn. Hay nhất là từ việc miêu tả nhân vật – 2 thiếu nữ - 2 vẻ đẹp riêng để rồi dự báo đ¬ược 2 số phận riêng.
C.Kết bài
- Đoạn trích là nhg vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình đáng trọng hơn
- Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm th-ương yêu tôn quý con ng¬ười.Tinh thần nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.

Chúc bạn học tốtyeu

25 tháng 6 2019

3,Cảm nhận hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "

* Lập ý:

- Lựa chọn những dòng thơ thể hiện hình ảnh chiếc xe không kính trong toàn bài thơ.

- Xác định ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý.

* Lập dàn ý:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được một hình tượng nghệ thuật độc đáo : những chiếc xe không kính. Một hình ảnh trần truị của đời sống chiến tranh mà giàu ý nghĩa trong việc phản ánh chiến tranh và xây dựng hình tượng người chiến sĩ lái xe quả cảm.

- Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự khốc liệt của hiện thực chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe.

- Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi thêm nữa. Những bộ phận cần có để xe hoạt động ngày càng thiếu, dấu ấn khốc liệt của bom đạn ngày càng nhiều : không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước.

- Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh đã được Phạm Tiến Duật phát hiện và sáng sạo thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mỹ. Tác giả đã phất hiện chất thơ trên nền hiện thực khốc liệt vốn có của chiến tranh. Những chiếc xe không kính là phông nền làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe quả cảm, tinh nghịch, coi thường hiểm nguy.

Chúc bạn học tốtyeu

17 tháng 11 2021

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: "Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi!"
Tiếng gọi ấy bấy lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại nhưng đến nay đã bật lên thành tiếng thổn thức vừa mừng rõ sung sướng vừa vộ vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất. Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cảm thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé ngờ không dám tin vào mắt mình nữa....

tham khảo:

Ngồi trong lòng mẹ Hồng cảm thấy hạnh phúc tột cùng, sung sướng tận hưởng cái cảm giác đã mất đi từ lâu mà bây giờ mới tìm lại được.Cậu đã phải chịu biết bao tủi cực, cay đắng, mong chờ mỏi mòn biết bao ngày tháng để rồi bây giờ được ngồi trong lòng của người mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào trong hồi kí của mình một lời phê bình rất tự nhiên: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Cái lời bình nặng trĩu tình cảm ấy của tác giả như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn của người đọc để người đọc càng cảm thấy cái tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng.

29 tháng 8 2023

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ ngàn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

10 tháng 10 2021

Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần (1). Mọi người luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời (2). Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ ''trang trọng'' , ''đầy đặn'', ''nở nang'', ''mây thua'', ''đoan trang'', ''tuyết nhường'' thật sự đã rất đẹp rồi (3). Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng (4). Thúy Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả rất đẹp! (5). Không chỉ đẹp ở ''khuôn trăng'', ''nét ngài'', ở ''nước tóc'', ''màu da'' mà còn đẹp ở nụ cười, lời nói, dáng vẻ (6). Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho ''mây thua'' và ''tuyết nhường'' (7). Nghĩa là vẻ đẹp của Thúy Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận... (8). Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ (9). Qua bức chân dung này, Nguyễn Du như tả về một tương lai bình yên, êm đềm của Thúy Vân tựa như vẻ đẹp của cô ấy vậy.
      Văn mình không được hay cho lắm, thông cảm nhé!
                          Chúc bạn học tốt <3

 

Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơhình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.

"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”

Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao. 

Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.

2 tháng 5 2021

Không nên làm một việc mà không suy nghĩ tới kết quả trước, tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời