K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                           Bà tôi Bữa ăn, bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi.Khi ăn,bao giờ bà cũng ăn sau mùa hè bà bảo là phải quạt một chút ch mát mùa rét thì bà bảo phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn.Bà ăn rất ít, thường chỉ ăn miếng...
Đọc tiếp

                                                                                           Bà tôi 

Bữa ăn, bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi.Khi ăn,bao giờ bà cũng ăn sau mùa hè bà bảo là phải quạt một chút ch mát mùa rét thì bà bảo phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn.Bà ăn rất ít, thường chỉ ăn miếng cháy.Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi,nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món đấy.Có khi bà chỉ cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa 

HÃY VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN SAU

bạn nào trả lời hay nhất và nhnh nhất thì tui sẽ tich bạn đó nha

1
16 tháng 5 2021

Lại còn chỗ nằm của bà thì rất đơn giản: một miếng ván hay một cái chõng nhỏ cũng đủ để bà ngủ ngon (mặc dù bà rất tỉnh ngủ).

Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy.

Bố mẹ tôi đi làm cả ngày, chỉ có bữa ăn, sáng sớm và chiều tối là đầy đủ cả gia đình. Trong bữa ăn, mẹ tôi thường trao đổi với bà về giá cả chợ búa, còn bố tôi thì thỉnh thoảng kể chuyện về cơ quan của bố tôi v.v… Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất. Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối. Có lúc bà lại kể chuyện về bố tôi, hồi bố tôi còn bé hay đau ốm như thế nào, bà đã phải nuôi bố tôi vất vả như thế nào v.v… Bà kể đi kể lại những chuyện như vậy làm tôi cũng thuộc làu đến nỗi nếu như bà kể câu trước là tôi có thể tiếp câu sau được.

Mấy lần bố tôi bắt gặp bà đang kể chuyện cho tôi nghe, bố tôi nhăn nhó gắt bà: “Bà chỉ lẩm cẩm”. Bà tôi mỉm cười và thôi không nói nữa.

Có hôm tôi nghe thấy bố tôi phàn nàn với mẹ tôi là: “Bà độ này lẩm cẩm quá, nói nhiều mà lại hay quên!”. Mẹ tôi công nhận: “Đúng đấy, ai lại hôm nọ bà vừa rửa bát mà quên không khoá máy nước! Ở nhà tập thể, chung đụng với nhau, người ta nói cho rát cả mặt!”

Gia đình tôi ngày càng thêm va chạm giữa bố mẹ tôi với bà tôi. Đầu tiên là những chuyện vặt rồi qua đi, rồi lặp lại. Mỗi lần lặp lại thì chuyện càng to và càng nặng nề hơn. Đấy là một lần bà đi chợ, bị mất cắp cái phiếu thực phẩm. Mẹ tôi nói bâng quơ:

- Thế là tháng này nhịn! Nước mắm chẳng có, thịt cá cũng chẳng có! Lấy tiền đâu ra mà mua thực phẩm chợ đen!

- Tôi đâu muốn thế, – bà tôi nói một cách ăn năn – chẳng may thôi. Thực ra tôi cũng đã đề phòng kẻ cắp rồi, tôi vẫn giữ khư khư lấy cái túi áo để tem phiếu, ai biết đâu lúc đưa tay ra trả tiền hàng rau thì nó rút mất. Phòng kẻ ngay chứ phòng thế nào được kẻ gian.

- Đề phòng gì! – Bố tôi day diết. – Bà thì cần giữ gìn gì cho gia đình. Bà có làm ra tiền đâu mà bà biết xót.

Nghe vậy, bà tôi tái mặt đi rồi bỗng nổi cáu lên đùng đùng:

- A, ra là bây giờ anh cậy làm ra tiền nên anh có quyền mắng tôi! Phải, bây giờ tôi già rồi, tôi không làm được ra tiền nữa nên anh khinh tôi. Anh có biết đâu ngày xưa tôi đã ở vậy nuôi dạy anh nên người. Biết bao nhiêu là khó nhọc.

- Ai đẻ con ra mà chả phải nuôi. – Bố tôi cãi.

- Trời cao đất dày ơi, – bà tôi khóc, – tôi không ngờ anh lại bạc như thế. Có con như thế này còn khổ tâm hơn là không có con! Thôi, từ nay anh hãy coi như anh không có mẹ. Để tôi đi đằng nào tôi đi…

Tôi nhìn bà, nhìn bố mẹ, lòng thấy sợ hãi khổ sở mà không biết làm thế nào. Tôi khóc oà lên. Cả nhà im dần. Bà ôm tôi vào lòng, lau nước mắt cho tôi, nước mắt bà lại càng ròng ròng.

Tối hôm ấy bà trằn trọc không ngủ, tôi biết hết nhưng cứ nằm yên giả vờ ngủ. Rồi bà dậy xếp dọn đồ đạc của bà: vài bộ quần áo, một cái khăn len đã cũ mà thỉnh thoảng bà mới chít, một hộp đồ khâu (trong đó có ba cái kim, hai cuộn chỉ và nhiều vụn vá các màu), hai cái lược – một lược thưa, một lược bí. Bà xếp tất cả những thứ đó vào trong một cái túi du lịch đã cũ. Nhìn những đồ đạc ít ỏi và tầm thường của bà, tôi cứ tấm tức khóc thầm. Tôi nghẹn ngào bật dậy nói:

- Bà ơi, bà thu xếp đồ đạc để làm gì thế bà?

- À, bà về Vĩnh Tuy chơi vài hôm con ạ. Bà về nhà bà Hai Tuất, em gái bà ấy.

- Bà đừng đi đâu, đừng đi đâu, – tôi chạy lại nắm chặt cánh tay bà, – bà ở đây với cháu kia.

Bà ôm tôi an ủi:

- Con đi ngủ đi. Bà chỉ đi vài hôm cho nó khuây khoả rồi lại về. Con đừng lo.

Sáng hôm sau, bà vẫn dậy sớm nấu cơm như thường lệ. Cả nhà ngồi im lặng lẽ, chẳng ai nói với ai câu gì. Ăn xong, bố mẹ tôi đi làm, còn tôi thì đi học. Trong khi học tôi rất sốt ruột, chỉ mong chóng hết giờ để về nhà sớm, may ra còn gặp bà. Nhưng khi về tới nhà thì bà tôi đã đi rồi. Cửa phòng đã khoá. Tôi đứng trước cánh cửa im lìm mà muốn gào lên khóc. Vừa lúc đó có bác Toàn hàng xóm gọi tôi vào bảo:

- Bà cháu xuống Vĩnh Tuy chơi rồi, chìa khoá bà gửi bác đây này.

Tôi mở khoá vào nhà, thấy trên bàn học của tôi có một quả trứng gà và hai múi bưởi, bên cạnh là một tờ giấy có ghi dòng chữ rất to và nắn nót của bà: “Bưởi và trứng gà bà phần con. Cơm bà ủ ở trong chăn và canh ở ngoài chạn”. Tôi gục mặt xuống bàn khóc nức nở, tôi cảm thấy bà tôi chẳng muốn về đây nữa.

Chiều. Bố mẹ tôi về, tôi kể lại mọi chuyện rồi lại khóc. Mẹ tôi bực mình mắng tôi:

- Đồ dở hơi! Bà đi chơi thì việc gì mà phải khóc.

- Con sợ bà không muốn ở đây nữa.

- Bà muốn ở đâu mặc bà! – Bố tôi quát: – Câm ngay, không tao cho mấy roi vào đít bây giờ.

     *

Từ hôm ấy bố mẹ tôi phải dậy sớm, bố xách nước còn mẹ thì nấu cơm. Khi đi làm, mẹ mang theo tem phiếu để đi chợ. Những ngày ấy bố mẹ tôi hay gắt gỏng với nhau y như mỗi người ở một “phe” ấy. Mọi khi có bà tôi ở nhà thì mình bà một “phe”, còn bố mẹ tôi ở một “phe”.

Vài hôm sau khi đi, bà tôi có về thăm tôi, mang quà cho tôi rồi lại đi ngay. Bà bảo bà còn đang bận bóc lạc thuê cùng với bà Hai Tuất. Có việc làm cũng đỡ buồn, lại kiếm được tiền để sinh sống. Từ đó thỉnh thoảng bà lại lên thăm tôi và lần nào cũng mang quà cho tôi, khi thì nắm táo, khi thì mấy quả ổi hoặc chùm dâu gia v.v…

Có lần bà mang về bao nhiêu là bánh bỏng xếp trong túi ni-lông, mà không hiểu sao, bà chỉ lấy ra cho tôi hai cái. Bà hỏi về học hành, về ăn uống của tôi. Bà dặn dò tôi phải để ý đến thời tiết nóng lạnh mà mặc quần áo đề phòng bị cảm. Tôi vâng dạ cho qua rồi lại mải đi chơi.

Dần dần tôi cũng quen biết nếp sống trong gia đình không có bà. Thỉnh thoảng tôi cũng nhớ đến bà nhưng không còn cảm thấy khổ sở như ngày bà mới đi nữa.

Một đêm trời nóng, tôi lên sân thượng chơi (những đêm trời nóng, hầu hết ở nhà tập thể này đều lên sân thượng cho mát). Tôi nghe thấy bác Thái nói nhỏ với cô Nghĩa:

- Này, cô có biết không, hôm nọ tôi nhìn thấy bà thằng Minh đi bán bỏng ở tàu điện đấy.

- Đời nào có chuyện ấy, – cô Nghĩa nói, – hay chị trông nhầm. Bà cụ ấy là đàng hoàng lắm. Con giai, con dâu đều là cán bộ cả, gia đình hoà thuận. Cụ ấy thương con quý cháu. Vả lại ông con giai duy nhất, bố thằng Minh ấy, đời nào để cho bà cụ đi bán bỏng như vậy. Cụ gần tám mươi tuổi rồi còn gì.

- Thì chính mắt tôi trông thấy mà lại. – Bác Thái nói quả quyết. – Tôi nhìn rất gần và lại nghe rõ cả tiếng nói của cụ nữa. Khi tàu đỗ, cụ đi dọc theo thành tàu, cầm gói bỏng giơ lên và chào mời: “Các ông, các bà ơi, mua bỏng cho tôi. Ông ơi mua hộ tôi, bà ơi mua hộ tôi đi!” Mà trông cụ hồi này tiều tuỵ thật, lưng còng thêm nhiều, tóc bạc trắng xoá và nước da thì xấu xấu là! Nhìn người già quả thực không ai lại hình dung được người ấy ngày xưa lại có nhan sắc! Thế mà ngày còn trẻ cụ là người có nhan sắc và nết na lắm đấy. Tội nghiệp! Biết đâu bây giờ lại khổ! Cũng may là hôm đó cụ không nhìn thấy tôi, vả lại tôi cũng có ý lánh mặt, sợ cụ gặp người quen, cụ tủi.

Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!

Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.

- Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói với bố mẹ.

- Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?

- Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.

- Không , cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.

Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:

- Hay con có chuyện gì ở lớp?

- Không.

- Hay con đánh nhau với bạn nào?

- Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?

- Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?

- Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?

- Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.

- Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào: – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!

- Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.

- Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!

Bố mẹ tôi lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:

- Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!

Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:

- Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.

Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.                                                                                   ...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:

a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.

                                                                                                           (Lê Phương Liên)

b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa. 

                                                                                                         (Theo Vích-to Huy-gô)

1
NG
29 tháng 9 2023

a. Trạng ngữ: Mùa đông, Khi đi chợ, Mỗi khi ăn cơm.

b. Trạng ngữ: Một giờ sau cơn dông, Mùa hè, Quanh các luống kim hương.

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng...
Đọc tiếp

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy 

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

- Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

- Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

- Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

- Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: "Mời gì không mời đi mời cà". Tôi chông chế: "Tại bà thích cà". Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

- Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

- Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

- Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!

Bố hỏi bà:

- Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

- Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! - Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: - "Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy".

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.

Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

0
20 tháng 7 2016

vì 1509 là một năm ko chín (cơm) nên bà quay lại

18 tháng 3 2016

Bà quay về vì nồi cơm điện có đề một năm không chín

18 tháng 3 2016

Vì 1509 là bà đã 1 năm ko tắm nên bà quay về

17 tháng 5 2016

vì pà hiểu nồi cơm ấy nấu 1 năm sẽ không chín 

17 tháng 5 2016

vì bà ta biết nồi cơm điện đó nấu  một năm cũng ko bao h chín 

1509 là một năm ko chín thì mua làm j

bởi vì không ai mua cái nồi cơm nấu một năm không chín

10 tháng 11 2015

Một năm ko chín ,nấu cơm mà 1 năm ko chín chi cho tốn ,về ngồi ngắm à

10 tháng 11 2015

1509 là 1 năm không chín

7 tháng 8 2021

22 cảm ơn

31 tháng 3 2017

Bà cụ mất vệ sinh 

31 tháng 3 2017

mất vệ sinh đúng thì nhé