K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3

Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tác phẩm chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và thiêng liêng về tình mẫu tử. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi không khỏi cảm thấy xúc động và đầy ý nghĩa. Trong bức tranh của bài thơ, nhân vật người con được vẽ nên như một hình ảnh của tất cả chúng ta - người con xa quê trở về thăm mẹ trong một chiều đông lạnh giá. Khung cảnh quen thuộc của ngôi nhà xưa, với những chi tiết nhỏ như chum tương, áo tơi, đàn gà và trái na cuối vụ, tất cả đều là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức về mẹ. Những hình ảnh này không chỉ là miêu tả vật chất, mà còn chứa đựng sự hi sinh và tâm trí hy sinh không ngừng của người mẹ. Tác giả đã sử dụng những chi tiết tinh tế để gợi lên bức tranh hình ảnh chân thành và tươi vui của người mẹ. Đôi khi, không cần nhiều từ ngữ, chỉ một bức tranh hình ảnh đầy ý nghĩa có thể thấm sâu vào lòng người đọc. Điều này khiến cho bức tranh trong bài thơ trở nên sống động và gần gũi hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được những tình cảm sâu sắc giữa người mẹ và người con. Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong bài thơ không chỉ là một hình tượng cụ thể, mà còn là biểu hiện của hàng triệu người mẹ Việt Nam, những người phụ nữ yêu thương và hy sinh cho gia đình. Bài thơ này không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả, mà còn là câu chuyện của hàng nghìn gia đình Việt Nam, nơi tình cảm gia đình và lòng bi kích được thể hiện một cách chân thành và sâu lắng. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng, là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và tinh tế về tình mẫu tử. 

15 tháng 3 2022

tham khảo :

Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ, ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi ru hời êm dịu. như suối hát, những lời ca ngọt ngào như dòng sữa mẹ vẫn không có gì thay thế được một hồi ức đẹp về tình yêu mẹ dành cho con..Tâm hồn của những người con yêu đất Việt thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mướt, dòng sông xanh trong uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa cái nắng ban trưa nắng gắt, một mái đình cổ kính thấp thoáng bên những cây đa, cây đề ngay lối qua cổng làng.. Tất cả như đều có thể mường tượng và làm xúc động lòng người khi ta được nghe lại lời hát ru của người mẹ. Ấy không chỉ là nét đẹp tryền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho ta thuở đầu đời. Trong bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi lại cho ta cảm giác thân thương, trìu mến đó:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngoi sao thức ngoài kiachẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conđêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngon gió của con suốt đời.Những lời thơ giản dị đằm thắm đượm chất quê hương được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ dân tộc hết sức độc đáo không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà bài thơ còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con. Lời hát ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm cứ thế thẩm thấu vào tâm hồn non nớt và bé xinh kia..Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruTa nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên , nghệ thuật đảo vị ngữ : “lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả .Đến cả con ve cung “lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qúa oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi”. Ta thử tượng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “mệt” bởi nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè .Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người .điệp ngữ cuối đầu : “con ve “– “con ve” , điệp ngắt quãng : “mẹ” …”mẹ” , sự tương phản đối lập giữa một bên là “con ve cũng mệt” với bà mẹ vẫn bền bỉ ru con cho ta thấy tình yêu con vời vợi của mẹ khuất phục cả cái nắng oi bức của trưa hè .Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con .Phải chăng tiếng ru ngắt quãng ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt ,bao trùm lên không gian , khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng .ôi lòng mẹ - thật tuyệt vời .Tác giả tiếp tục sử dụng rất đắt các biện pháp nghệ thuật tu từ ở những câu thơ tiếp theo :Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ rulời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.

31 tháng 3 2022

khoang 200 chu ma ban ghi dai vậy

 

 

12 tháng 11 2021

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

12 tháng 11 2021

Ko chép mạng cơ mà :)?

2 tháng 10 2017

- Anh em như thể tay chân.

      Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

      Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

15 tháng 12 2021

tham khảo

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”,  hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.

   

15 tháng 12 2021

có thiếu "tham khảo" không ạ ?

3 tháng 12 2021

ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.

3 tháng 12 2021

có lý